- Zoe Kleinman
- Biên tập viên Công nghệ BBC
Google đang tung ra một chatbot dùng Trí tuệ nhân tạo (AI) có tên là Bard để cạnh tranh với ChatGPT.
Công ty cho biết Bard sẽ được sử dụng bởi một nhóm người thử nghiệm trước khi tung ra công chúng trong vài tuần tới.
Bard được xây dựng dựa trên mô hình ngôn ngữ lớn Lamda hiện có của Google, mà một kỹ sư đã mô tả là giống con người trong các phản hồi của Bard đến mức anh ta tin rằng nó có tri giác.
Google cũng đã công bố các công cụ AI mới cho công cụ tìm kiếm hiện tại của mình.
Chatbot AI được thiết kế để trả lời các câu hỏi và tìm kiếm thông tin. ChatGPT là ví dụ nổi tiếng nhất. Họ sử dụng những gì trên internet như một cơ sở dữ liệu kiến thức khổng lồ mặc dù có những lo ngại rằng điều này cũng có thể bao gồm tài liệu xúc phạm và thông tin sai lệch.
\”Bard tìm cách kết hợp bề rộng kiến thức của thế giới với sức mạnh, trí thông minh và sự sáng tạo của các mô hình ngôn ngữ qui mô của chúng tôi,\” CEO Google Sundar Pichai viết trong một blog.
Ông Pichai nhấn mạnh rằng ông muốn các dịch vụ AI của Google phải \”táo bạo và có trách nhiệm\” nhưng không nói chi tiết về cách Bard sẽ được ngăn chia sẻ nội dung có hại hoặc lạm dụng ra sao.
Ông cho biết nền tảng này ban đầu sẽ hoạt động trên một phiên bản \”nhẹ\” của Lamda, yêu cầu ít năng lượng hơn để nhiều người có thể sử dụng nó ngay.
Thông báo của Google được đưa ra sau nhiều đồn đoán rằng Microsoft sắp đưa chatbot AI ChatGPT lên công cụ tìm kiếm Bing, sau khoản đầu tư trị giá hàng tỷ đô la vào công ty đứng sau nó là OpenAI.
ChatGPT có thể trả lời các câu hỏi và thực hiện các yêu cầu ở dạng văn bản, dựa trên thông tin từ internet tính tới năm 2021.
ChatGPT có thể tạo các bài phát biểu, bài hát, nội dung tiếp thị, tin bài và bài luận của sinh viên.
ChatGPT hiện miễn phí cho mọi người sử dụng, mặc dù công ty phải trả một vài xu mỗi khi ai đó dùng. OpenAI gần đây đã công bố một sự lựa chọn để bổ sung quyền truy cập miễn phí.
Nhưng các chuyên gia tin rằng mục đích cuối cùng của chatbot là để tìm kiếm trên internet – thay thế các trang liên kết web bằng một câu trả lời dứt khoát.
Sundar Pichai nói rằng mọi người đang sử dụng tìm kiếm của Google để hỏi nhiều câu hỏi sâu và đa dạng hơn trước đây.
Ví dụ, trước đây, một câu hỏi thường gặp về piano có thể là nó có bao nhiêu phím, thì bây giờ có nhiều khả năng là liệu nó có khó học hơn guitar hay không – vốn không có câu trả lời thực tế ngay lập tức.
\”AI có thể hữu ích trong những thời điểm này, tổng hợp những hiểu biết sâu cho những câu hỏi không có một câu trả lời đúng,\” ông viết.
\”Sắp tới, bạn sẽ thấy các tính năng do AI cung cấp trong Tìm kiếm giúp chắt lọc thông tin phức tạp và nhiều quan điểm thành các định dạng dễ tiếp thu, vì vậy, bạn có thể nhanh chóng hiểu được bức tranh toàn cảnh và tìm hiểu thêm từ web.\”