Điện gió VN: Nguy cơ thiệt hại hàng tỷ USD đầu tư nước ngoài – Bài 1

  • Mỹ Hằng
  • BBC News Tiếng Việt

23 tháng 2 2023

\"(Ảnh
Chụp lại hình ảnh,(Ảnh chỉ có tính chất minh họa)

Được đánh giá là một nước có tiềm năng điện gió ngoài khơi dồi dào nhất khu vực châu Á nhưng Việt Nam đang có nguy cơ để tuột khỏi tay nhiều cơ hội quý để phát triển ngành này, đồng thời làm nản lòng nhiều nhà đầu tư, theo các đánh giá mà BBC tìm hiểu.

Cuối tháng 7/2022, công ty năng lượng AES Corp có trụ sở tại Hoa Kỳ (AES.N) có kế hoạch phát triển một trang trại gió ngoài khơi Việt Nam trị giá 13 tỷ USD.

Trang trại gió này dự kiến có tổng công suất 4.000 MW, có khả năng tăng gấp đôi công suất điện gió của Việt Nam.

Bên cạnh đó còn có Sumitomo Corp của Nhật Bản với dự án điện gió công suất 500 MG đến 1G vào 2030.

Ngoài ra, tập đoàn Renova của Nhật đã ký biên bản ghi nhớ với PetroVietnam Group, với kế hoạch phát triển dự án điện gió ngoài khơi công suất 2 GW.

Ở châu Âu có công ty Orsted của Đan Mạch đã ký biên bản ghi nhớ với tập đoàn T&T của Việt Nam, dự định phát triển các dự án điện tái tạo công suất 2 GW vào năm 2030.

Đáng kể nhất phải kể đến khoản đầu tư 15,5 tỷ USD từ các nước phát triển, ký kết vào năm ngoái, để Việt Nam thực hiện chuyển đổi sang năng lượng sạch nhằm đạt cam kết Net Zero vào 2050.

Nhưng hàng tỷ USD này đến này vẫn chỉ nằm trên giấy vì một đề án quy hoạch đã chỉnh sửa nhiều năm nhưng đến nay vẫn chưa được Việt Nam thông qua.

Nguồn tài nguyên gió dồi dào

Theo số liệu của Global Energy Monitoring cung cấp cho BBC News Tiếng Việt, cho tới tháng 1/2023, Việt Nam được xếp vào danh sách 20 nước có tiềm năng điện gió và mặt trời lớn nhất. Điện gió Việt Nam có khả năng đóng góp 1,2% vào tổng công suất điện gió toàn cầu.

Hiện Việt Nam có 79 trang trại điện gió đang vận hành với công suất 4.646 MW, và 39 trang trại điện gió đang được xây dựng.

Nhưng được đánh giá tiềm năng hơn cả là điện gió ngoài khơi. Uớc tính lĩnh vực này có thể bổ sung ít nhất 50 tỷ USD cho nền kinh tế của Việt Nam, theo Ngân hàng Thế giới.

Đáng mừng hơn, là hai cản trở mang tính lịch sử đối với năng lượng tái tạo là giá thành và tính không ổn định, nay đã không còn là mối lo ngại.

Bà Courtney Weatherby từ Phó Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson nói với BBC News Tiếng Việt hồi tháng 1/2023:

\”Giá điện mặt trời đã giảm xấp xỉ 85% từ năm 2009 và tiếp tục giảm bởi quy trình sản xuất được mở rộng và cải thiện. Điện gió cũng giảm ở mức tương tự trong cùng khung thời gian.

\”Thậm chí ngay giữa đại dịch, Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế đã chỉ ra rằng chi phí cho cả hai nguồn năng lượng tái tạo trên tiếp tục giảm và đang ngày càng trở nên cạnh tranh.\”

Hiện năng lượng gió mới chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng công suất phát điện của Việt Nam, và chỉ là điện gió trang trại.

Chính phủ Việt Nam có kế hoạch nâng tỷ lệ này lên khoảng 30% vào năm 2050, chủ yếu dựa vào điện gió ngoài khơi.

Nhiều lần trì hoãn và giá điện khiến nhà đầu tư lo ngại

Tiềm năng điện gió dồi dào này đang bị lãng phí khi mà việc cho phép đầu tư nước ngoài vào các dự án ngoài khơi phụ thuộc vào một quy hoạch chưa biết bao giờ mới được thông qua.

VN vẫn \’nghiện\’ điện than dù đã cam kết \’phát thải bằng 0\’ vào 2050 – Bài 1

Tăng điện than tới 2030 – \’Cú giáng\’ của VN vào mục tiêu năng lượng sạch? – Bài 2

Việt Nam sẽ làm gì với gói tài trợ khí hậu 15 tỷ USD từ G7?

Trong bản Dự thảo Quy hoạch Phát triển Điện lực Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch Điện VIII) lần sửa đổi gần đây nhất của Bộ Công thương, Việt Nam dự định đạt mục tiêu 7GW điện gió ngoài khơi vào 2030 từ mức 0 GW hiện nay.

Nhưng việc thông qua dự thảo này đã nhiều lần bị trì hoãn. Ông Minh Nguyễn, phó chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam, phát biểu tại một hội nghị hôm thứ Năm rằng có thể tới cuối năm sau hoặc hơn thế nữa, theo Reuters.

Lý do mà ông Minh Nguyễn nêu ra là việc phê duyệt văn bản này phụ thuộc vào luật mới về sử dụng không gian biển cho mục đích quân sự, hàng hải hoặc các mục đích khác – dự kiến sẽ không được thông qua trước tháng 10.

Một số nhà ngoại giao và chuyên gia cho biết Việt Nam cũng muốn xem xét kỹ lưỡng đầu tư của Trung Quốc vào lĩnh vực điện gió ngoài khơi vì lý do an ninh quốc gia, lo ngại các trang trại gió có thể được sử dụng để giám sát, theo Reuters.

Chính vì sự chậm trễ này, Việt Nam được cho là đang làm nản lòng các nhà đầu tư lớn và có nguy cơ thiệt hại hàng tỷ đôla dự kiến đầu tư vào ngành này.

Trong một bài viết trên trang BBC News Tiếng Việt \’Việt Nam và con đường đến đích \’Phát thải Zero\’ mới đây, doanh nhân Singapore gốc Việt, ông Michael Nguyễn cho rằng câu chuyện ngành điện nằm trong bức tranh chung về chiến lược năng lượng sạch và các cam kết của chính phủ Việt Nam.

Ông cho rằng \”chặng đường đến với Giảm phát thải Zero còn khá nhiều gập ghềnh không chỉ đối với các nhà đầu tư phát triển năng lượng trong nước và nước ngoài, mà còn là bài toán cần giải quyết giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại Việt Nam\”.

Theo ông, giá bán điện mới, vừa được Bộ Công thương ban hành đầu tháng 1/2023 vừa qua, là một trong số các vấn đề nghiêm trọng:

\”Trong một thời gian dài từ đầu tháng 11/2021 đến đầu tháng 1/2023, nhiều nhà máy điện đã xây dựng xong nhưng chưa có giá bán điện mới để hòa mạng, chưa được đấu nối, gây bức xúc cho nhà đầu tư và lãng phí cho nền kinh tế. Đây là các dự án không vận hành trước 11/1/2021 (là thời điểm chốt chính sách ưu đãi giá điện cũ) gồm 62 nhà máy điện gió với tổng công suất gần 3500MW và 16 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất 252MW.

Do lo ngại về tính an toàn, ổn định của cả hệ thống, nên EVN không chấp nhận cho các nhà máy năng lượng tái tạo mới hoàn thành được hoà mạng. Tỷ lệ năng lượng tái tạo cao, chủ yếu là điện gió và điện mặt trời đã tạo ra những thách thức cho sự ổn định của lưới điện (quán tính hệ thống thấp, nghẽn đường truyền tải, dư thừa công suất, lỗi dự báo sai lệch lớn, nguy cơ lỗi đi qua và tỷ xuất dòng ngắn mạch giảm thấp gây mất ổn định.\”

Ông Michael Nguyễn kể câu chuyện:

\”Trong cuộc họp Hội đồng quản trị đầu năm mới 2023 của một tập đoàn năng lượng tái tạo lớn tại Singapore mà tôi được mời dự với tư cách cố vấn, vị Chủ tịch tập đoàn tỏ ý quan ngại về các dự án điện đang và chuẩn bị thực hiện tại Việt Nam, với động thái mới nhất trên thị trường điện là Bộ công thương thông báo giá bán điện (FIT) áp dụng cho các dự án điện gió, mặt trời chuyển tiếp, cách đây một tuần. Họ lo ngại giá FIT mới không như kỳ vọng và không đem lại lợi ích cho nhà đầu tư.\”

Năng lượng tái tạo VN: Chỉ còn \’chờ quyết tâm của chính phủ\’ – Bài 2

Năng lượng tái tạo: \’VN cần nâng cấp lưới điện quốc gia\’ – Bài 3

Bài Liên Quan

Leave a Comment