Hôm 27/03/2023, Quốc hội Hungary đã bỏ phiếu với đa số áp đảo thông qua lá phiếu xin nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương (Nato) của Phần Lan.
Chỉ có sáu phiếu chống và tới 182 phiếu thuận cho thấy Thủ tướng Victor Orban, lãnh đạo đảng Fidesz chiếm đa số trong Hạ viện đã \”xoay chiều\” không làm khó với Phần Lan.
Động thái này được các báo châu Âu đánh giá là hành động \”quay xe\” (pivot away) của ông Orban đối với Nga.
Hungary phụ thuộc vào nguồn khí đốt từ Nga và chính phủ cánh hữu của ông Orban nói họ sẽ \”không bắt ông Putin theo lệnh Tòa Hình sự Quốc tế -ICC\”.
Trước đó, ông Orban chờ xem quốc gia thành viên Nato khác là Thổ Nhĩ Kỳ có ủng hộ Phần Lan gia nhập liên minh quân sự này hay không.
Hai nước Bắc Âu chờ vào Nato
Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ là hai nước Nato chọn vị thế riêng, khác các quốc gia thành viên còn lại trong việc chần chừ ủng hộ hai quốc gia Bắc Âu giáp Nga, Phần Lan và Thụy Điển vào Nato.
Hiện Thổ Nhĩ Kỳ vẫn không đồng ý để Thụy Điển gia nhập Nato và yêu cầu Stockholm phải đặt một số tổ chức người gốc Kurd ở Thụy Điển vào danh sách Theo điều 10 Hiến chương Nato thì mọi thành viên đều phải chuẩn thuận thì tổ chức này mới có thể nhận thêm thành viên mới.
Vì tất cả các nước thuộc Nato bị ràng buộc bởi các điều khoản phải hỗ trợ nhau bằng quân sự một khi có nước thành viên bị tấn công.
Về thủ tục, cả Phần Lan và Thụy Điển đều đã được chấp nhận vào Nato tại hội nghị thượng đỉnh tháng 9/2022 ở Madrid.
Nhưng quốc hội các nước thành viên còn phải thông qua đơn của hai nước trên.
Cho đến cuối tuần qua, 28 nước đã thông qua, trừ Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary.
Lãnh đạo Hungary cho hay họ ủng hộ Thụy Điển vào Nato nhưng đảng Fidesz trong Hạ viện Hungary vẫn chưa làm gì với thủ tục này, bất chấp yêu cầu từ cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, Jake Sullivan.
Nhìn chung, lá đơn của Stockholm có vẻ sẽ chỉ còn phụ thuộc vào Ankara, quốc gia Nato duy nhất ở vùng Cận Đông, chia sẻ Biển Đen với cả Nga và Ukraine.
Sự kiện hai nước Phần Lan và Thụy Điển bỏ quy chế trung lập có từ hàng chục năm để chọn trở thành nước thuộc khối quân sự Nato được cho là chỉ xảy ra sau khi Nga xâm lăng Ukraine tháng 2/2022, biến đổi cục diện an ninh châu Âu.