\’Chuyến bay giải cứu\’: Công an nói về \’chiêu trò\’ của cựu lãnh đạo Cục lãnh sự

\"Bị
Chụp lại hình ảnh,Bị can Tô Anh Dũng, Nguyễn Thị Hương Lan và Vũ Hồng Nam (từ trái qua phải)

Tại Việt Nam, cựu Cục trưởng Cục lãnh sự, Bộ Ngoại giao, bị cáo buộc nhận hối lộ hơn 1 triệu USD để thu xếp cho những doanh nghiệp \’thân cận\’ thực hiện các \’chuyến bay giải cứu\’.

Bộ Công an Việt Nam vừa hoàn tất kết luận điều tra và chuyển hồ sơ sang Viện KSND tối cao đề nghị truy tố 54 bị can, gồm nhiều quan chức cấp cao trong vụ \’chuyến bay giải cứu\’ để trục lợi giai đoạn có dịch Covid-19, truyền thông Việt Nam đưa tin ngày 4/4.

Các bị can bị cáo buộc đã nhận hối lộ của các doanh nghiệp lữ hành số tiền hàng trăm ngàn đô la và hàng chục tỷ đồng và bị đề nghị truy tố theo các tội \”nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ và chiếm đoạt tài sản\”.

Báo Đầu tư vào ngày 4/4 có bài \’Cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự chỉ quan hệ và \’ăn tiền\’ của doanh nghiệp lớn\’ mô tả Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an xác định bà Nguyễn Thị Hương Lan \”chỉ quan hệ với những doanh nghiệp lớn, hoặc những doanh nghiệp có mối quan hệ với lãnh đạo các cấp\” bao gồm cả việc \”không công bố công khai danh sách những doanh nghiệp được thực hiện chuyến bay combo để công dân lựa chọn\”.

\”Đối với các doanh nghiệp không có quan hệ, bị can chỉ đạo sát ngày bay mới thông báo, thay đổi kế hoạch bay, số chuyến bay mà doanh nghiệp đã đề xuất dẫn đến phải tách chuyến, \”chạy\” xin thêm công dân để đủ số ghế chuyến bay…\”

Bà Lan được mô tả là \”hướng dẫn doanh nghiệp \”thân cận\” mượn nhiều pháp nhân khác nhau để xin chuyến bay; chỉ đạo cấp dưới lựa chọn doanh nghiệp \”thân cận\” đưa vào kế hoạch bay và thực hiện chuyến bay sau khi được \”Tổ công tác\” gồm 5 Bộ đồng ý.

Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao là đơn vị chủ trì phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an xét duyệt, cấp phép thực hiện chuyến bay cho doanh nghiệp

\"Bộ
Chụp lại hình ảnh,Vào tháng 12 năm 2022, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Bài báo dẫn kết luận điều tra của Bộ Công an cho hay bà Lan, với vai trò là Cục trưởng Cục Lãnh sự, đã \”lợi dụng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chức năng, nhiệm vụ của Cục Lãnh sự\” không những không tham mưu cho Chính phủ ban hành quy chế, tiêu chí, điều kiện doanh nghiệp tham gia chuyến bay, quản lý giá mà còn để tự người dân liên hệ với đại lý của doanh nghiệp dẫn đến chi phí tăng cao.

\”Bằng các phương thức, thủ đoạn nêu trên, bị can Hương Lan đã được 8 doanh nghiệp liên hệ hối lộ số tiền 20,2 tỉ đồng và 210.000 USD, tương đương hơn 25 tỉ đồng.

\”Quá trình điều tra, Nguyễn Thị Hương Lan không nhận thức được hành vi phạm tội, không ăn năn, hối cải; không hợp tác với cơ quan điều tra nên bị đề nghị xử lý nghiêm,\” bài báo viết.

Một bị can khác tại Bộ Ngoại giao có nhiệm vụ duyệt kế hoạch tổ chức chuyến bay trên cơ sở đề xuất của Cục Lãnh sự để gửi các thành viên trong Tổ công tác 5 Bộ xin ý kiến là cựu Thứ trưởng Tô Anh Dũng.

Ông Dũng cũng bị cáo buộc đã chỉ đạo cấp dưới đưa doanh nghiệp thân quen, liên hệ nhờ vào danh sách kế hoạch thực hiện chuyến bay combo và nhận hối lộ 21,5 tỉ đồng ( bao gồm 14,1 tỉ đồng tiền mặt và 320.000 USD) của đại diện các doanh nghiệp liên quan tới vụ án.

Cùng mang hàm thứ trưởng Bộ Ngoại giao bị đề nghị truy tố là ông Vũ Hồng Nam, cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản.

Ông Nam bị cáo buộc đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để nhận hối lộ 60.000 USD và 450 triệu\”để giúp một công ty lữ hành cho 6 chuyến bay combo đưa công nhân Việt Nam từ Nhật Bản về nước.

Trong khi đó nguyên Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Trần Việt Thái bị đề nghị truy tố tội \”lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ\”.

Vào tháng 12 năm 2022, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn do chịu trách nhiệm trong hàng loạt các vi phạm liên quan chuyến bay giải cứu người Việt ở nước ngoài trong dịch COVID-19.

Hôm 27/12/2022, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản nói đã quyết định phê bình nghiêm khắc đối với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, yêu cầu nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc, kịp thời khắc phục triệt để các vi phạm đã được chỉ ra.

Thông cáo khi đó nói Bộ Chính trị cho rằng, ông Bùi Thanh Sơn cùng chịu trách nhiệm về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Bài Liên Quan

Leave a Comment