Hàn Quốc có thể mở rộng viện trợ kinh tế và nhân đạo cho Ukraine nếu xảy ra vụ tấn công nhằm vào dân thường với quy mô lớn, Tổng thống Hàn Quốc, Yoon Suk Yeol trả lời trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Reuters ngày 18/04.
Điều này cho thấy bước chuyển biến đầu tiên về lập trường của Hàn Quốc trong vấn đề viện trợ vũ khí cho Ukraine.
Trong cuộc phỏng vấn với Reuters trước chuyến thăm cấp nhà nước đến Mỹ vào tuần sau, ông Yoon nói chính phủ của ông đã xem xét về cách thức bảo vệ và tái thiết Ukraine, sau khi Hàn Quốc đã nhận được sự hỗ trợ quốc tế trong suốt cuộc chiến tranh Triều Tiên từ năm 1950-1953.
\”Nếu xảy ra tình huống mà cộng đồng quốc tế không thể chấp nhận, như bất kỳ một cuộc tấn công quy mô lớn nào nhằm vào dân thường, thảm sát hoặc vi phạm nghiêm trọng luật pháp chiến tranh, có thể khó khăn cho chúng tôi khi chỉ tiến hành viện trợ nhân đạo và tài chính,\” ông Yoon nói.
Đây là lần đầu tiên Seoul cho thấy ý muốn cung cấp vũ khí cho Ukraine, sau hơn một năm loại trừ khả năng viện trợ vũ khí sát thương.
Là một đồng minh quan trọng của Mỹ và là một quốc gia lớn sản xuất đạo pháo, Hàn Quốc cho đến nay đã cố gắng tránh đối đầu với Nga vì các công ty đang còn hoạt động tại đây và sức ảnh hưởng của Moscow đối với Bắc Hàn, mặc dù có áp lực gia tăng từ các quốc gia Phương Tây trong việc cung cấp vũ khí.
\”Tôi tin rằng sẽ không có sự hạn chế nào về mức độ hỗ trợ để bảo vệ và tái thiết một quốc gia vốn đã bị xâm lược trái phép xét về luật pháp quốc tế và trong nước,\” ông Yoon nói với Reuters. \”Tuy nhiên, xét về mối quan hệ với các bên trong cuộc chiến tranh và những diễn biến trên chiến trường, chúng tôi sẽ tiến hành những biện pháp thích hợp nhất.\”
Ông Yoon có kế hoạch sẽ đến Washington vào tuần tới để tham dự cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Joe Biden, nhân sự kiện kỷ niệm 70 năm thiết lập liên minh giữa hai quốc gia.
Trong cuộc gặp thượng đỉnh, ông Yoon nói sẽ cố gắng đạt được \”những kết quả hữu hình\” trong nỗ lực của các quốc gia đồng minh, nhằm cải thiện phản ứng trước mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Bắc Hàn, quốc gia vốn đã tăng cường các vụ thử nghiệm vũ khí, và hồi tuần rồi đã phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sử dụng nhiên liệu rắn đầu tiên.
Về phần mình, Seoul sẽ tăng tốc việc giám sát, năng lực tình báo và do thám và phát triển \”các vũ khí với sức mạnh cao, khả năng công phá cực cao\” để chống lại những mối đe dọa từ Bắc Hàn, ông Yoon tuyên bố.
\”Nếu một cuộc chiến tranh hạt nhân nổ ra giữa Hàn Quốc và Bắc Hàn, điều này có lẽ không chỉ là vấn đề giữa đôi bên, mà còn là toàn bộ vùng Đông Bắc Á sẽ có thể biến thành đống tro tàn. Chuyện này phải bị ngăn chặn,\” ông tuyên bố.
Khi được hỏi liệu các quốc gia đồng minh sẽ định hình một phiên bản Nato của châu Á về một liên minh về năng lượng hạt nhân bao gồm Nhật Bản, ông Yoon cho biết họ chỉ tập trung vào các biện pháp song phương nhằm tăng cường chia sẻ thông tin, lên kế hoạch dự phòng và thực thi các kế hoạch chung.
Vào tháng Hai, Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành các cuộc tập trận trong đó giả định tình huống Bắc Hàn tấn công hạt nhân, đây là một trong những nỗ lực của Seoul để đóng vai trò quan trọng hơn trong chính sách hạt nhân của Washington liên quan đến Bắc Hàn.
\”Xét về hình thức đáp trả một cuộc tấn công hạt nhân uy lực, tôi nghĩ nên chuẩn bị cho các biện pháp mạnh mẽ hơn mà Nato đang có, ông Yoon nói.
\”Tôi nghĩ không có vấn đề gì lớn nếu Nhật Bản tham gia, nhưng vì có nhiều bước tiến đạt được giữa Mỹ và Hàn Quốc, sẽ hiệu quả hơn nếu chúng tôi tự tạo nên hệ thống này trước.\”
\’Thượng đỉnh thực chất\’
Căng thẳng đã gia tăng trong những tuần gần đây, khi Bắc Hàn đe dọa có hành động \”thực tế và mang tính tấn công hơn\” liên quan đến các cuộc tập trận Mỹ-Hàn và từ chối trả lời đường dây nóng liên Triều.
Ông Yoon nói ông để mở khả năng về các cuộc hòa đàm nhưng phản đối bất kỳ cuộc gặp thượng đỉnh \”bất ngờ\” nào với lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un nhắm \”phô diễn\” trước các cử tri vì những lợi ích chính trị.
Ông Yoon đã chỉ trích các cuộc hội đàm liên Triều đột ngột và không được thông báo của các chính phủ tiền nhiệm, ông cho rằng chúng có tác dụng rất ít trong việc tạo dựng niềm tin.
Người tiền nhiệm của ông Yoon, ông Moon Jae-in đã liều lĩnh với di sản của mình nhằm cải thiện mối quan hệ liên Triều và giúp sắp xếp một cuộc gặp lịch sử giữa lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump vào năm 2018.
Ba cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Kim và ông Moon được tổ chức vào năm 2018 đã mang lại những lời hứa hẹn về nền hòa bình và hòa giải nhưng mối quan hệ đã trở nên nguội lạnh và Bắc Hàn đã tiến hành các vụ thử vũ khí chưa từng có theo sau cuộc họp thượng đỉnh lần hai thất bại giữa Kim và Trump.
\”Họ đã sử dụng những cuộc hội đàm trước bầu cử, nhưng cuối cùng thì mối quan hệ liên Triều luôn trở lại vạch xuất phát,\” ông Yoon nói.
Viện trợ nhân đạo có thể mở cánh cửa cho đối thoại, nhưng đôi bên có thể dựa trên những cuộc thảo luận để tiến đến những chủ đề nhạy cảm hơn bao gồm kinh tế và quân sự, ông cho biết.
Chính quyền của ông Yoon đã đề xuất gói giảm nhẹ tác động của Covid và đưa ra các kế hoạch viện trợ kinh tế để đổi lấy việc giải trừ hạt nhân, nhưng Bình Nhưỡng đã thẳng thừng bác bỏ.
\”Nếu các cuộc đàm phán trước đó tiến theo từng bước một… trước khi các lãnh đạo gặp nhau, mối quan hệ liên Triều đã phát triển ổn định, mặc dù với tốc độ ốc sên,\” ông Yoon nói.
Về căng thẳng Mỹ-Trung, ông Yoon cũng có những bước đi thận trọng, trong bối cảnh Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, nhưng ông cũng có tiếng nói nhiều hơn liên quan đến tình hình eo biển Đài Loan.
Các cẳng thẳng liên quan đến một Đài Loan dân chủ mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ của mình, đã dâng cao khi Bắc Kinh tăng cường áp lực ngoại giao và quân sự để khiến Đài Bắc phải chấp nhận chủ quyền của quốc gia này.
\”Sau tất cả, những căng thẳng này xảy ra vì nỗ lực muốn thay đổi hiện trạng bằng vũ lực, và chúng tôi cùng cộng đồng quốc tế kiên quyết phản đối những thay đổi như vậy,\” ông Yoon nói.
\”Vấn đề Đài Loan không chỉ là vấn đề giữa Trung Quốc và Đài Loan, cũng giống như Bắc Hàn, đây là vấn đề toàn cầu.\”