Tổng thư ký Nato tái khẳng định Ukraine sẽ gia nhập liên minh

\"Tổng
Chụp lại hình ảnh,Tổng thư ký Nato Jens Stoltenberg

22 tháng 4 2023

“Tất cả các nước thành viên Nato đã đồng ý để Ukraine gia nhập liên minh sau khi chiến sự kết thúc”, Tổng thư ký Nato phát biểu tại cuộc họp các bộ trưởng quốc phòng về viện trợ quân sự cho Ukraine diễn ra tại căn cứ không quân Ramstein, Đức hôm 21/4.

Ông Stoltenberg nói thêm với các phóng viên: \”Hiện không ai có thể xác định thời điểm và phương thức chấm dứt chiến tranh, song khi nó kết thúc, chúng tôi cần đảm bảo lịch sử không lặp lại\”.

Theo ông, một khi chiến tranh ở Ukraine kết thúc, Kyiv phải có \”sự răn đe để ngăn chặn các cuộc tấn công mới\”.

Bất chấp khẳng định của mình, ông Stoltenberg thừa nhận tại một cuộc họp bên lề ở căn cứ không quân Ramstein của Mỹ ở Đức rằng nỗ lực gia nhập liên minh của Kyiv không phải là ưu tiên trước mắt

\”Trọng tâm chính hiện nay tất nhiên là làm thế nào để đảm bảo rằng Ukraine chiến thắng [trong cuộc chiến với Nga],\” ông nói. \”Nếu không có một Ukraine độc lập, có chủ quyền, thì không có ý nghĩa gì khi thảo luận về tư cách thành viên.\”

Phản ứng của Thủ tướng Hungary

Phản ứng sau tuyên bố của Tổng thư ký Nato, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã nhanh chóng bày tỏ sự ngạc nhiên trong một bài đăng trên Twitter chỉ vỏn vẹn một từ chiều 21/4.

\”Cái gì cơ?!\” Thủ tướng Hungary viết, phản ứng trước một bài báo về những phát biểu của ông Stoltenberg.

NATO là một liên minh quân sự gồm 31 quốc gia, chủ yếu ở châu Âu, ngoài ra còn có Mỹ và Canada. Hungary, giống như tất cả các thành viên, có thể phủ quyết các thành viên mới muốn gia nhập khối.

Các thành viên Nato – bao gồm cả Hungary – đã đồng ý vào năm 2008 rằng Ukraine cuối cùng sẽ gia nhập liên minh, trong khi từ chối tư cách thành viên ngay lập tức.

Gia nhập liên minh sẽ mang lại cho Ukraine sự bảo vệ của Điều 5 Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (Nato), trong đó nói rằng tấn công vào một thành viên là một cuộc tấn công vào tất cả khối.

Trên thực tế, điều đó có nghĩa là nếu Ukraine bị xâm lược hoặc tấn công, tất cả các thành viên Nato – bao gồm cả Mỹ – sẽ đến viện trợ.

Nhưng Hungary, quốc gia gia nhập Nato năm 1999, đã thể hiện thái độ phản đối việc mở rộng liên minh. Sau nhiều tháng trì hoãn, quốc gia này đã ký phê duyệt đơn gia nhập của Phần Lan vào tháng Ba.

Hungary cùng với Thổ Nhĩ Kỳ cùng trì hoãn việc phê chuẩn đơn gia nhập Nato của Thụy Điển. Vào tháng 3, người phát ngôn của chính phủ Zoltán Kovács đã cáo buộc các quan chức ở Thụy Điển ngồi trên \”ngai vàng đổ nát của sự ưu việt về đạo đức\”.

\"Thủ
Chụp lại hình ảnh,Thủ tướng Hungary Viktor Orban

Quan hệ giữa Kyiv và Budapest từ lâu đã trở nên căng thẳng.

Ông Orban ít chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin hơn các nhà lãnh đạo phương Tây khác. Và trong khi chính phủ của ông lên án cuộc xâm lược bất hợp pháp vào Ukraine, nhà lãnh đạo Hungary đã không gửi vũ khí tới Kyiv.

Hungary cũng đã dành nhiều năm để ngăn chặn các hội nghị thượng đỉnh cấp cao giữa các quan chức Nato và các nhà lãnh đạo quân sự Ukraine, tuyên bố có quan ngại về quyền của những người nói tiếng Hungary ở miền tây Ukraine.

Lập trường của Budapest hứa hẹn sẽ châm ngòi cho một cuộc tranh cãi mới trong Nato.

Các thành viên phía đông của khối đã dành nhiều tháng để thúc đẩy các quan chức đưa ra lịch trình gia nhập cho Kyiv và đưa ra các tín hiệu cho thấy họ đang đạt được tiến bộ trong việc gia nhập liên minh.

\"Sự
Chụp lại hình ảnh,Sự mở rộng của Nato tại châu Âu từ năm 1949

Ông Stoltenberg cũng cho biết ông tin tưởng Ukraine có thể giành lại vị thế trong một cuộc phản công đã được dự đoán từ trước.

“Tôi tin tưởng rằng giờ đây họ sẽ ở một vị trí có thể giải phóng thêm nhiều vùng đất đai hơn nữa”, Tổng thư ký Nato cho biết.

Đã có những cuộc thảo luận vài tuần qua về việc Ukraine phát động một cuộc phản công mùa xuân chống lại quân đội Nga, khi cuộc tấn công của Nga ở khu vực phía đông Donbas phần lớn đã bị đình trệ.

Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar hôm 19/4 cho biết một số phần của kế hoạch phản công đã được tiến hành.

Bài Liên Quan

Leave a Comment