Những điểm đáng chú ý trong vụ JPMorgan Chase mua lại Ngân hàng First Republic

 Bình luậnAndrew Moran • 02/05/23

\"\"

Chúng ta vẫn chưa biết liệu cuộc khủng hoảng ngân hàng đã kết thúc hay chưa. Nhưng có một số điều có thể được rút ra từ những diễn biến gần đây. Với thương vụ mua lại Ngân hàng First Republic, JPMorgan hẳn thu được nhiều lợi ích, nhưng toàn ngành ngân hàng Mỹ lại không như vậy.

JPMorgan Chase sẽ mua lại phần lớn tài sản của Ngân hàng First Republic với giá 10,6 tỷ USD, sau khi các cơ quan quản lý của Mỹ chiếm quyền kiểm soát Ngân hàng First Republic vốn đang gặp khó khăn và dàn xếp việc bán ngân hàng này vào cuối tuần qua.

Tổng thống Joe Biden và Giám đốc điều hành JPMorgan Chase Jamie Dimon nhắc lại rằng giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng đã qua.

“Những biện pháp này sẽ đảm bảo rằng hệ thống ngân hàng là an toàn và lành mạnh, và nó bao gồm việc bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ trên toàn quốc, những người cần chi trả cho người lao động và doanh nghiệp nhỏ của họ”, Tổng thống Biden nói tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 01/05 trong một sự kiện kỷ niệm Tuần lễ doanh nghiệp nhỏ quốc gia.

Trong khi ông Dimon nghĩ rằng một vụ phá sản ngân hàng nhỏ khác có thể sẽ xảy ra, ông đã nói với các nhà phân tích rằng, việc mua First Republic “gần như giải quyết được tất cả. Phần này của cuộc khủng hoảng đã kết thúc”.

Vẫn chưa biết chắc liệu khủng hoảng ngân hàng đã kết thúc. Nhưng một số điều có thể được rút ra từ những diễn biến gần đây.

Mô hình kinh doanh của First Republic

Trường hợp của tổ chức tài chính có trụ sở tại California đã trở thành vụ sụp đổ ngân hàng lớn thứ hai trong lịch sử Mỹ. Ngân hàng First Republic có mô hình kinh doanh tương tự như Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) và Ngân hàng Signature. Họ đưa ra mức lãi suất ưu đãi để thu hút khách hàng có thu nhập cao.

Thông tin được tiết lộ vào tháng 1 cho thấy, trung bình người vay tiền mua nhà của một gia đình có khả năng tiếp cận với số tiền mặt là 685.000 USD. Điều này góp phần khiến ngân hàng này dễ bị tổn thương vì khoảng 2/3 số tiền gửi của họ không được bảo hiểm.

Hơn nữa, giống như SVB, danh mục đầu tư và sổ cho vay của nó đã mất giá trị khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ triển khai chiến dịch thắt chặt định lượng chống lạm phát và bắt đầu tăng lãi suất. First Republic bắt đầu tích lũy các khoản lỗ trên giấy tờ, với tổng lỗ chưa thực hiện đối với trái phiếu dài hạn tăng vọt lên 4,8 tỷ USD vào tháng 12/2022, tăng từ mức 53 triệu USD trong năm trước.

Ngoài ra, khoảng một nửa sổ cho vay của nó bao gồm các khoản vay thế chấp nhà ở của một gia đình.

Cơ sở tiền gửi của JPMorgan Chase phình to

JPMorgan Chase sẽ kiểm soát cơ sở tiền gửi của First Republic, cho phép tất cả khách hàng được bảo hiểm và không được bảo hiểm tiếp cận tiền của họ. Điều này có nghĩa là ngân hàng lớn nhất của Mỹ sẽ có thêm 104 tỷ USD tiền gửi trên sổ sách. Do đó, tiền gửi của tổ chức này sẽ rơi vào khoảng 2,5 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 14% tổng tiền gửi của quốc gia.

Nhưng làm thế nào JPMorgan né tránh được cái gọi là giới hạn tiền gửi khi mua lại First Republic? Ngân hàng này đã né tránh được quy tắc với một chi tiết nhỏ. Đó là họ đã mua lại First Republic khi ngân hàng này đang trong giai đoạn được tiếp nhận và JPMorgan đã đưa ra các điều khoản có lợi cho Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC).

Ông Dimon nói: “Chính phủ của chúng ta đã mời chúng tôi và những người khác bước lên, và chúng tôi đã làm\”. “Sức mạnh tài chính, khả năng và mô hình kinh doanh của chúng tôi cho phép chúng tôi đưa ra giá thầu để thực hiện giao dịch theo cách giảm thiểu chi phí cho Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi”.

FDIC đề xuất tăng hạn mức tiền gửi được bảo hiểm

FDIC đã công bố một báo cáo dài 76 trang khuyến nghị tăng hạn mức tiền gửi được bảo hiểm cho các doanh nghiệp trên “cơ sở có mục tiêu”. Sự hỗ trợ này sẽ gia tăng khả năng bảo vệ các tài khoản doanh nghiệp, tính linh hoạt cho đại lý và sự chắc chắn trong hệ thống tài chính vốn đang đối mặt với nhiều rủi ro.

“Những vụ sụp đổ gần đây của Ngân hàng Thung lũng Silicon và Ngân hàng Signature, và quyết định phê duyệt Ngoại lệ Rủi ro Hệ thống để bảo vệ những người gửi tiền không được bảo hiểm tại các tổ chức đó, đã đặt ra những câu hỏi cơ bản về vai trò của bảo hiểm tiền gửi trong hệ thống ngân hàng Mỹ”, Chủ tịch FDIC Martin J .Gruenberg cho biết trong một tuyên bố ngày 01/05.

Kể từ vụ sụp đổ của SVB và Ngân hàng Signature, đã xuất hiện các cuộc thảo luận để đánh giá lại các giới hạn đối với mức tiền gửi ngân hàng được bảo hiểm toàn liên bang. Chủ tịch Fed Jerome Powell đã kêu gọi các nhà lập pháp vào tháng 3 xem xét lại chương trình bảo hiểm tiền gửi.Một tấm biển phía trước văn phòng Ngân hàng First Republic ở Oakland, California, Mỹ, vào ngày 16/03/2023. (Ảnh: Justin Sullivan/Getty Images)

Trong khi đó, với việc đưa First Republic vào diện tiếp nhận vào cuối tuần qua, FDIC ước tính động thái sẽ gây thiệt hại cho Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi (DIF) khoảng 13 tỷ USD. Nhưng mức chi phí cuối cùng sẽ được tính toán khi FDIC kết thúc việc tiếp nhận. Khoản tiền này sẽ là sự bổ sung cho khoản thiệt hại khoảng 23 tỷ USD mà DIF đã phải gánh chịu khi giải cứu Ngân hàng Thung lũng Silicon và Ngân hàng Signature.

Số lượng ngân hàng Mỹ suy giảm

Tòa Bạch Ốc đã được hỏi trong cuộc họp báo ngày 01/05 rằng, liệu ông Biden có lo ngại về việc JPMorgan trở nên lớn hơn sau khi mua lại First Republic hay không.

Thư ký báo chí Karine Jean-Pierre nói với các phóng viên: “Nhưng nhìn rộng hơn, không có chính quyền gần đây nào khác làm được nhiều hơn để thúc đẩy cạnh tranh, giải quyết quá trình tập trung hóa trong các ngành”. “Chúng tôi đánh giá cao mô hình ngân hàng cộng đồng, mô hình này mang lại sự cạnh tranh mạnh mẽ với các ngân hàng lớn hơn và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho những cộng đồng có thể không nhận được dịch vụ nếu không có họ”.

Tòa Bạch Ốc đã từ chối làm rõ về các ngân hàng khác, những tổ chức đã nộp hồ sơ dự thầu trong quá trình đấu giá của FDIC. Các bài báo khẳng định rằng, hàng tá tổ chức đã gửi hồ sơ dự thầu, bao gồm cả Tập đoàn Dịch vụ Tài chính PNC.

Với sự hợp nhất hơn nữa trong lĩnh vực tài chính, việc số lượng ngân hàng Mỹ đang suy giảm một lần nữa được chú ý.

Theo dữ liệu của FDIC, hiện có hơn 4.200 ngân hàng đang hoạt động tại Mỹ, giảm 71% so với mức cao nhất năm 1983 là 14.469.

Ông Dick Bove, giám đốc chiến lược tài chính tại Odeon Capital, nói với Bloomberg rằng, thỏa thuận này sẽ rất tốt cho JPMorgan nhưng không quá tốt cho các ngân hàng nhỏ hơn.

Ông nói: “Nó gia tăng khả năng của JPMorgan trong việc tiêu diệt các ngân hàng đó\”. “Điều đó rất tốt cho JPMorgan, nhưng có thể kém tích cực hơn rất nhiều đối với ngành ngân hàng Mỹ”.

Theo The Epoch Times

Bảo Nguyên biên dịch

Bài Liên Quan

Leave a Comment