Vua Charles III đăng quang: Thách thức nào đang chờ đợi Tân vương?

\"Vua

  • Tác giả,Fernando Duarte
  • Vai trò,BBC World Service
  • 7 tháng 5 2023

Về mặt thủ tục, dường như ít có quá trình chuyển giao ngai vàng nào suôn sẻ như đối với Hoàng gia Anh. Chưa đến 48 giờ sau khi Nữ hoàng Elizabeth II tạ thế, người thừa kế, Charles, được chính thức công bố sẽ là Tân vương của Anh Quốc. Và giờ đây sau tám tháng, ông đã chính thức đăng quang.

Mặc dù vậy, mọi chuyện không đơn giản như nhìn vào bề ngoài: Vua Charles III đã kế vị ngôi vương vào thời điểm mang tính thách thức của nước Anh và Hoàng gia. Trả lời phỏng vấn của BBC, các nhà sử học cho rằng Tân vương sẽ đối mặt với \”những thách thức chưa từng có\”, dù diễn ra theo chiều hướng nào đi chăng nữa, thì sẽ mang tính định hình kỷ nguyên trị vì của ông và thế hệ tiếp theo.

Từ việc phải giải quyết tác động từ cuộc khủng hoảng năng lượng trong nước, cho đến đối mặt với nhận thức công chúng đang thay đổi đối với Hoàng gia sau 70 năm trị vì của mẹ ông, Vua Charles III sẽ có những quãng thời gian mang tính phép thử chờ đợi ông phía trước.

Đây là một số vấn đề chính Tân vương cần phải lưu tâm.

Nền quân chủ \’gần dân\’?

Hàng triệu gia đình tại Anh Quốc đối mặt với việc thiếu thốn nhiên liệu trong mùa đông này khi giá cả năng lượng tăng chóng mặt, bị ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh Ukraine. Các dự đoán lạc quan nhất cho thấy lên đến 45 triệu người sẽ phải chật vật chi trả hóa đơn, chiếm đến 2/3 dân số Anh.

\"Nữ
Chụp lại hình ảnh,Nữ hoàng Elizabeth II trong lễ đăng quang vào năm 1953

Kịch bản như vậy có thể khiến tài chính của Hoàng gia Anh bị soi xét hơn thường lệ. Thật sự thì thậm chí trước khi cuộc chiến Ukraine xảy ra, đã có những lời đồn đoán trên các mặt báo của Anh Quốc rằng Thân vương xứ Wales vào thời điểm đó muốn giảm quy mô các buổi lễ và sự kiện hoàng gia, chính xác là đại lễ đăng quang của mình.

Khác với lễ đăng quang của Nữ hoàng Elizabeth II vào năm 1953, lần đầu tiên được truyền hình trực tiếp, lễ đăng quang của Vua Charles II ngắn gọn hơn, và quan trọng hơn, mang tính đa văn hóa để phản ánh sự đa dạng trong xã hội Anh Quốc.

Vua Charles trước đó đã nói về mong muốn của mình về có một chế độ quân chủ – có thể gồm các nhóm thành viên làm việc chính của Hoàng gia với quy mô nhỏ hơn, với Nhà vua và Hoàng hậu Camilla, Hoàng tử William và Nữ công tước Catherine ở vị trí trung tâm.

\”Rất có thể chúng ta sẽ thấy việc giảm quy mô, đặc biệt lễ đăng quang,\” nhà sử học hoàng gia Kelly Swab nói với BBC.

\”Hoàng gia Anh sẽ phải được nhìn nhận có ý thức được tình hình đang diễn ra ở quốc gia vào những thời khắc khó khăn như thế này,\” bà cho biết thêm.

Tài chính của Hoàng gia Anh là một vấn đề phức tạp, và thường là trọng tâm của các cuộc tranh luận chống chế độ quân chủ: nguồn quỹ chủ yếu từ tiền thuế người dân mỗi năm, được gọi là Sovereign Grant.

Trong khoảng năm 2021-2022, nguồn tiền từ Sovereign Grant này là 99,8 triệu USD – tương đương 1,49 USD trên mỗi người dân Anh, nhưng không bao gồm chi phí an ninh đáng kể dành cho các thành viên Hoàng gia.

Danh tiếng sụt giảm

\"Sự
Chụp lại hình ảnh,Sự ủng hộ cho Hoàng gia Anh đã bị sụt giảm theo cuộc điều tra của British Social Attitudes Survey

Sự ủng hộ chế độ quân chủ đang ở mức thấp nhất trong hơn 30 năm qua, theo cuộc khảo sát British Social Attitudes Survey, vốn thường xuyên đo lường cảm nhận của một nhóm dân số Anh đối với Hoàng gia.

Một cuộc thăm dò ý kiến mới đây do BBC thực hiện hai tuần trước lễ đăng quang cho thấy trong 58% người trả lời nhìn chung tin rằng nước Anh nên tiếp tục duy trì chế độ quân chủ, thì chưa đến 1/3 người trưởng thành ở độ tuổi trẻ hơn muốn nền quân chủ tiếp tục.

Vào tháng Năm, Vua Charles III xuất hiện vị trí thứ ba trong danh sách các nhân vật trong Hoàng gia Anh được người dân yêu mến, theo sau Nữ hoàng và con trai cả của ông, Hoàng tử William. Trong khi đó các cuộc thăm dò được tiến hành sau khi Nữ hoàng Elizabeth II tạ thế cho thấy sự ủng hộ ngày càng tăng cho Tân vương, thì cũng có những tín hiệu Vua Charles III phải giải quyết xét về mặt danh tiếng của Hoàng gia.

\”Một trong những thách thức cho Vua Charles III là làm cho nền quân chủ hấp dẫn trong mắt thế hệ trẻ,\” nhà sử học hoàng gia Richard Fitzwilliams nói.

Nhà sử học Kelly Swab chỉ ra rằng \”tình hình đã thay đổi nhiều kể từ năm 1953 (năm Nữ hoàng Elizabeth II đăng quang). Bà Kelly Swab cũng cụ thể đề cập đến các cuộc biểu tình chống chế độ quân chủ diễn ra trong những ngày qua.

\”Sự kính trọng đối với nền quân chủ Anh đã sụt giảm trong những ngày qua và càng có thêm nhiều sự soi xét nhằm vào Hoàng gia Anh,\” bà Kelly Swab nói.

\”Đây là điều mà Vua Charles III phải để tâm đến.\”

\’Không bao giờ phàn nàn, không bao giờ giải thích\’

\"Vua
Chụp lại hình ảnh,Vua Charles III có quyền lực mang tính lễ nghi và biểu tượng

Vua Charles III là người đứng đầu nhà nước của Anh Quốc. Nhưng theo mô hình quân chủ theo Hiến pháp Anh, thì quyền lực của ông hầu như chỉ mang tính biểu tượng và lễ nghi. Vì vậy, các thành viên trong Hoàng gia sẽ giữ lập trường trung lập về chính trị.

Sự kiềm chế của Nữ hoàng Anh được nhiều người nhìn nhận là niềm tin của bà đối với phương ngôn \’không bao giờ phàn nàn, không bao giờ giải thích\’.

Mặc dù vậy, Vua Charles từng trong quá khứ nói về các vấn đề khác nhau có tầm quan trọng đối với ông. Vào năm 2015, có thông tin tiết lộ rằng ông đã viết hàng chục lá thư gửi đến các bộ trưởng chính phủ Anh, thể hiện sự quan ngại trong các vấn đề từ tài chính đến lực lượng vũ trang và thuốc từ thảo mộc.

Lập trường của nhà vua đã thay đổi? Giáo sư Vernon Bogdanor, chuyên gia hàng đầu về hiến pháp tin là như vậy.

\”Ông ấy được biết đến từ những ngày đầu rằng phong cách của mình sẽ phải thay đổi. Công chúng sẽ không chấp nhận một vị vua vận động chiến dịch,\” Giáo sư Bogdanor nói.

Khi phát biểu trước các thành viên Quốc hội Anh, Nhà vua vừa được công bố sau khi Nữ hoàng tạ thế, đã phát đi tín hiệu về cách tiếp cận có điều chỉnh. Cũng như đề cập về những mối quan tâm ông có thể không còn theo đuổi, Vua Charles III cũng cho biết Quốc hội Anh là \”một công cụ sống và thở\” của nền dân chủ Anh Quốc.

Khối Thịnh vượng chung và di sản thực dân

\"Trong
Chụp lại hình ảnh,Trong những năm qua, một số quốc gia trong Khối Thịnh vượng chung (Commonweeath) đã bắt đầu tranh luận về mối quan hệ của mình với Hoàng gia Anh

Sau khi Nữ hoàng Elizabeth II tạ thế, nhà vua Charles III đã trở thành người đứng đầu Khối Thịnh vượng chung (Commonwealth), một liên hiệp chính trị gồm 56 quốc gia, hầu hết là các thuộc địa cũ của Anh Quốc. Ông cũng là người đứng đầu nhà nước của 14 quốc gia bên cạnh Anh Quốc – danh sách bao gồm Úc, Canada, Jamaica và New Zealand.

Tuy nhiên, trong những năm qua, một số quốc gia trong Khối Thịnh vượng chung đã bắt đầu tranh cãi về mối quan hệ của họ với Hoàng gia Anh. Trong quá trình này, Barbados đã quyết định trở thành nước cộng hòa vào cuối năm 2021, và kết quả dẫn đến Nữ hoàng Anh không còn là người đứng đầu nhà nước và kết thúc hàng thế kỷ ảnh hưởng của nước Anh lên hòn đảo này, vốn là đầu mối buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương trong hơn 200 năm.

Chuyến đi của Hoàng tử William đến hòn đảo ở vùng biển Caribbe hồi đầu năm 2022 đã làm bùng phát các cuộc biểu tình chống thực dân, và kêu gọi bồi thường cho nạn buôn bán nô lệ, Thủ tướng Jamaica Andrew Holness công khai tuyên bố với Hoàng gia Anh là quốc gia này sẽ \”đi tiếp\”.

Sean Coughlan, phóng viên hoàng gia của BBC cho rằng việc định hình một mối quan hệ hiện đại hơn với Khối Thịnh vượng chung sẽ là \”một thách thức quan trọng\” cho Vua Charles.

\”Với vai trò người đứng đầu nhà nước mới, làm cách nào để các chuyến công du của nhà vua đến các quốc gia trong Khối Thịnh vượng chung có thể đi qua những di sản khó khăn của chủ nghĩa thực dân và những vấn đề như chế độ nô lệ?\”

Vị vua \’cao tuổi\’

\"Hoàng
Chụp lại hình ảnh,Có nhiều phán đoán là con trai của ông và cũng là người kế vị ngôi vương, Hoàng tử William, sẽ tham gia để chia sẻ gánh nặng của nhiệm vụ hoàng gia, đặc biệt các chuyến công du nước ngoài

Ở tuổi 74, Vua Charles III là người lớn tuổi nhất được phong vương tại Anh Quốc. Một trong câu hỏi được đặt ra là trong chế độ trị vì của mình, thì Tân vương sẽ tự đảm đương bao nhiêu nhiệm vụ hoàng gia.

Có nhiều phán đoán là con trai của ông và cũng là người kế vị ngôi vương, Hoàng tử William, sẽ tham gia để chia sẻ gánh nặng của nhiệm vụ hoàng gia, đặc biệt các chuyến công du nước ngoài. Nữ hoàng Elizabeth II đã ngừng công du khi bà ở độ tuổi 80.

\”Charles là vị vua cao tuổi. Ông ấy không thể làm mọi việc,\” nhà sử học Kelly Swab nhận định.

\”Tôi cho rằng kết quả là, chúng ta sẽ chứng kiến Hoàng tử William làm nhiều việc hơn.\”

Chiếc bóng quá lớn

\"Vua
Chụp lại hình ảnh,Vua Edward VII thừa kế ngôi vương vào năm 1901 khi Nữ hoàng Victoria qua đời

Minh chứng qua sự đau buồn của người dân trên khắp quốc gia khi tạ thế, Nữ hoàng Elizabeth II là một nhân vật hoàng gia rất được yêu mến.

Chính điều này là một thách thức cho Tân vương, nhưng không thể không vượt qua được, theo nhà sử học hoàng gia Evaline Brueton.

Bà Evaline Brueton đã nhắc lại trường hợp Vua Edward VII thừa kế ngôi vương vào năm 1901 khi Nữ hoàng Victoria qua đời, cũng là một nhân vật hoàng gia được yêu mến.

\”Có những tương đồng thú vị giữa thời khắc chúng ta đang sống lúc này và khi Kỷ nguyên Victoria kết thúc,\” bà Bureton nói.

\”Cả Vua Edward VII và Vua Charles III đều lên ngôi vào thời kỳ có sự đổi thay đổi trong xã hội ở Anh Quốc. Cả hai đều không nổi tiếng như mẹ mình.\”

Vua Edward VII nắm quyền chỉ trong chín năm (1901-1910) nhưng lại được yêu mến khi là một vị vua tham gia vào các nỗ lực ngoại giao để thiết đặt nền tảng cho Entente Cordiale, một loạt thỏa thuận nổi tiếng mang tính bước ngoặt giữa Anh và Pháp, được ký kết vào năm 1904.

\”Vua Edward VII làm việc cực kỳ tốt và không có gì cho thấy Vua Charles III sẽ không được nhớ đến như một vị vua có vai trò quan trọng,\” nhà sử học Brueton nhận định.

\”Ông ấy có Nữ hoàng Elizabeth II như một hình mẫu tuyệt vời và đã có thời gian chuẩn bị cho trọng trách này.\”

Bài Liên Quan

Leave a Comment