Chính phủ ngầm vẫn chưa buông tha cho Twitter

 Bình luậnJeffrey A. Tucker • 17/05/23

\"\"

Vị CEO mới của Twitter hứa hẹn mang tới các hợp đồng quảng cáo cho công ty này, nhưng lại khiến lý tưởng về tự do ngôn luận bị đe dọa. Ông Musk đã tạo ra những tác động tích cực, nhưng phe chính phủ ngầm vẫn chưa từ bỏ.

Trong số tất cả các nền tảng truyền thông xã hội lớn, chỉ có Twitter hầu như không bị ảnh hưởng bởi sự kiểm duyệt và giám sát chính trị gắt gao. Cho đến nay, những nền tảng khác vẫn đang làm những gì họ đã làm trong đại dịch: điều tiết, theo dõi và cấm các nội dung mâu thuẫn với các ưu tiên của chính phủ. Và những ưu tiên đó trùng lặp với các ưu tiên của nhà quảng cáo, đặc biệt là các công ty dược phẩm, những bên có ảnh hưởng rất lớn.

Một vị CEO mới

Khi ông Elon Musk cân nhắc từ chức CEO tại Twitter, ông đã đăng một cuộc thăm dò ý kiến. Phản hồi cho thấy ông ấy nên từ chức. “Vox Populi, Vox Dei” [tiếng nói của người dân là tiếng nói của Chúa], ông nói. Sau đó, ông ấy bắt đầu tìm một CEO mới. Lúc này, ông đã không đăng cuộc thăm dò ý kiến nào. Và rồi, ông ấy thuê bà Linda Yaccarino, trước đây là trưởng bộ phận quảng cáo của NBCUniversal. Bà ấy đã vận động hết mình để trở thành CEO và Twitter chính là điểm đến như mong ước.

Không mất nhiều thời gian để mọi người tìm ra một vài thông tin về bà Yaccarino. Bà là một thành viên cao cấp trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Bà cũng là một người tin tưởng mạnh mẽ vào DEI [đa dạng, công bằng, hòa nhập], ESG [môi trường, xã hội, quản trị] và tất cả những điều ngớ ngẩn khác, những thứ hiện đang ngăn cản doanh nghiệp Mỹ phục hồi khả năng phục vụ người tiêu dùng và cổ đông. Bà ấy tin tưởng vào một hình thức kiểm duyệt nội dung phục vụ “các bên liên quan” trong lĩnh vực quảng cáo hơn là một thứ lý tưởng nào đó như quyền tự do ngôn luận. [Chủ nghĩa tư bản các bên liên quan là thứ được WEF thúc đẩy]

Khi bà Yaccarino đăng thông báo nhận chức trên dòng thời gian của mình, gần như toàn bộ cộng đồng người dùng đã chế nhạo bà một cách kịch liệt. Liệu bà ấy có bị sốc không? Có thể. Bà là hiện thân hoàn hảo của một nhân vật thức tỉnh tách biệt, kẻ coi thường cộng đồng đông đảo những người dùng “đáng trách” ngoài kia. Bà ấy rất có thể không chuẩn bị cho những gì phải làm hay những chống đối mà bà sắp phải trải qua hàng ngày. [Phong trào \”thức tỉnh\” được khởi xướng bởi những người cánh tả nhằm thúc đẩy đấu tranh về các vấn đề như bất bình đẳng xã hội, môi trường, phá thai…].Bà Linda Yaccarino trong Tuần lễ Quảng cáo New York 2016 tại Thành phố New York, Mỹ, vào ngày 28/09/2016. (Ảnh: D Dipasupil/Getty Images cho Tuần lễ Quảng cáo New York)

Lý do thuê bà Yaccarino

Ông Elon biết tất cả những điều này khi thuê bà ấy. Có chuyện gì vậy? Chà, Twitter hiện đang phải đối mặt với một khoản nợ khổng lồ. Hành động đầu tiên của ông Elon là cắt giảm chi phí lao động với tỷ lệ tuyệt vời là 4 trên 5 nhân viên bị sa thải trong khoảng thời gian vài tuần. Thật ấn tượng, nền tảng này hiện hoạt động tốt hơn bao giờ hết. Đây là một dấu hiệu thực sự giúp các công ty Mỹ khác rằng thấy rằng họ có thể hoạt động tốt mà không cần nhiều lớp quản lý cấp cao.

Sau đó, ông Elon vội vàng cố gắng biến “dấu tích màu xanh” nổi tiếng thành một dịch vụ trả phí, hứa hẹn các tweet của bạn có thể tiếp cận đến nhiều người hơn nếu bạn trả phí hàng tháng. Tất cả điều này khá tùy tiện và nó không thực sự hiệu quả. Mô hình người dùng miễn phí đã ăn sâu vào nền tảng này và rất nhiều nền tảng khác. Một sự thay đổi đột ngột không thể tạo nên sự khác biệt. Sau đó, ông ấy bắt đầu tăng cường cung cấp thêm các dịch vụ, chỉ để có thêm tiền và làm gì đó với khoản lỗ 4 triệu USD được báo cáo mỗi ngày.

Vấn đề lớn mà ông Musk gặp phải là sự tẩy chay của các nhà quảng cáo. Được biết, 37 trong số 100 nhà quảng cáo hàng đầu trên nền tảng này đã rút lui sau khi Twitter bỏ chặn vô số tài khoản. Kết quả thực sự tuyệt vời cho trải nghiệm người dùng. Lượng người theo dõi của tôi đã tăng vọt và phạm vi tiếp cận của bài đăng của tôi cũng vậy. Nhiều người dùng cũng báo cáo như vậy. Nó giống như một trải nghiệm hoàn toàn mới, không có sự kiểm soát nặng nề của chính phủ.

Các nhà quảng cáo doanh nghiệp không thích nó lắm. Điều này là do đối với các tập đoàn lớn, đây không còn là những năm 1980 nữa. Họ đã hoàn toàn đi theo một chương trình thức tỉnh được thúc đẩy bởi các công ty tài chính và ngân hàng lớn nhất, những bên hiện đang xếp hạng các công ty dựa trên điểm số không còn gắn với khả năng sinh lời. Ông Elon được ghi nhận là ghét tất cả những điều vô nghĩa này nhưng tính kinh tế của tình hình lại là một trở ngại lớn. Ông ấy thực sự bế tắc trên mặt trận này, phải lựa chọn giữa lý tưởng tự do ngôn luận và sự tồn vong của công ty. Theo quan điểm của ông ấy, ông ấy đã thử mô hình trả phí và nó không thành công. Bây giờ ông ấy phải mang các nhà quảng cáo trở lại.

Tương lai của Twitter

Đối với tôi, tất cả những điều này là cố ý. Tại sao Twitter trong sáu tháng qua là nền tảng có mạng lưới kết nối rộng khắp duy nhất cho phép các bài đăng có thể thảo luận về những vấn đề như an toàn vaccine hoặc cho phép chỉ trích CDC, FDA, FBI, v.v. Đó là bởi vì hoạt động kiểm duyệt phương tiện truyền thông xã hội là một ưu tiên lớn của chính quyền. Tất cả những nhà quảng cáo này thông đồng với WEF, BlackRock, v.v. Họ quyết định cho ông Elon thấy ai là ông chủ. Họ đã làm với Twitter những gì họ muốn làm với tất cả chúng ta: bỏ đói cho đến khi chúng ta tuân thủ.

Vì vậy, sự hiện diện của vị CEO mới này là một dấu hiệu rất xấu cho tương lai của Twitter với tư cách là một nền tảng tự do ngôn luận. Ông Tucker Carlson đã quyết định đưa chương trình của mình lên Twitter sau khi bị Fox sa thải nhưng đó là trước khi CEO mới xuất hiện. Liệu ông ấy có đang suy nghĩ lại về quyết định đó? Tôi không có thông tin nội tình nhưng tôi đoán là như vậy. Thay vào đó, ông ấy có thể sẽ sử dụng Rumble hoặc có thể sẽ tạo ra mạng lưới mới của riêng mình với mọi tính năng tích hợp sẵn để bảo vệ chống lại các kiểm soát tới từ bên ngoài.

Cuối cùng Twitter sẽ trở thành thế nào? Có một lời nói \’sáo rỗng\’ nhưng đúng: nếu bạn không trả tiền cho dịch vụ, bạn chính là dịch vụ. Khách hàng thực sự của các phương tiện truyền thông xã hội miễn phí là các nhà quảng cáo. Họ là những người làm chủ tình hình. Bản thân nhiều người trong số họ cũng phụ thuộc vào chính phủ, và điều đó cũng đặt chính phủ vào vị trí làm chủ. Bạn đang sử dụng các nền tảng mà bạn không thể kiểm soát. Họ có thể cho phép bạn làm nhà cung cấp nội dung miễn là bạn tuân theo những gì họ muốn.

Ông Musk có những ý tưởng khác khi tiếp quản Twitter nhưng ông không hiểu rõ về nền tảng để nhận thức được sự khác biệt lớn giữa dịch vụ trả phí và dịch vụ miễn phí. Ông ấy cũng không hiểu cơ chế và cách tiếp thị đối với việc chuyển đổi từ phương thức này sang phương thức khác. Ông cũng không đủ kiên nhẫn để tìm hiểu.

Bản thân The Epoch Times đã có một câu chuyện đáng chú ý để kể liên quan tới việc này. The Epoch Times từng tồn tại như một dịch vụ miễn phí và sau đó bị buộc phải thay đổi lại hoàn toàn do các biện pháp cấm và kiểm duyệt trên các nền tảng truyền thông xã hội mà tờ báo này sử dụng để kiếm doanh thu. Sau nhiều phiên họp thâu đêm, họ đã mạo hiểm với cơ sở độc giả trung thành và chuyển đổi hoàn toàn. Đó là một trong những câu chuyện thành công lớn nhất nhưng ít được biết đến nhất của một công ty trong thời đại chúng ta.

Việc chuyển đối đó có thể thành công nếu bạn có những nội dung giá trị. Twitter là một mạng xã hội được tài trợ bởi các nhà quảng cáo. Chỉ là vấn đề thời gian trước khi các nhà quảng cáo bắt đầu thể hiện quyền lực. Khi ông Elon nhận ra điều đó, ông ấy đã thỏa hiệp. Giờ đây, người dùng đột nhiên lại phải hy vọng vào sự thương hại của BlockRock [chơi chữ với BlackRock – Block: chặn tự do ngôn luận] và WEF. Giám đốc điều hành mới chỉ cần viện dẫn nhu cầu tài chính để gạt đi mọi lý tưởng.

Twitter sẽ sống tốt? Có thể. Nhưng nó sẽ trở thành những gì chúng ta và tất cả người dùng thực hy vọng? Tôi nghi ngờ điều đó. Nhưng, dù sao thì chúng ta cũng đã có một quãng thời gian tốt đẹp.Ông Elon Musk gặp Tổng thống Pháp tại dinh tổng thống Elysee ở Paris, Pháp, vào ngày 15/05/2023. (Ảnh: MICHEL EULER/POOL/AFP qua Getty Images )

Chính phủ ngầm vẫn chưa từ bỏ

Biến động này xảy ra trong thời điểm cực kỳ khó khăn đối với các doanh nghiệp cổ cồn trắng. Tín dụng bây giờ rất đắt đỏ. Vốn đang theo đuổi lợi nhuận từ các công ty có lợi nhuận ngay lập tức hơn trong thế giới thực thay vì thế giới của những nhà phân phối thông tin cồng kềnh. Đúng là Twitter có lợi thế khi hủy đi 4/5 lực lượng lao động của mình. Nhưng nó rõ ràng là không đủ để giúp Twitter tồn tại.

Ngoài ra, Twitter phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng là nó không có cách nào để nhắm mục tiêu khách hàng cho các quảng cáo của mình. Nó không có công nghệ để nắm bắt hoặc theo dõi nhu cầu riêng biệt của người dùng, một nhiệm vụ mà Facebook đã trở thành chuyên gia. Thay vào đó, quảng cáo chỉ xuất hiện ở mọi nơi, điều này có thể khiến chúng kém sinh lợi hơn nhiều. Có rất ít hy vọng thay đổi điều đó.

Cuối cùng, tự do ngôn luận về cơ bản phụ thuộc vào các nguồn tin tức thay thế và các nền tảng xã hội khác. Các dịch vụ chính thống, trong đó có thể bao gồm Twitter, bị xâm phạm trong vô vọng, nhiều hơn những gì chúng ta biết, nhiều hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Hầu hết mọi người đều đánh giá thấp mức độ thâm nhập của chính phủ ngầm trong tất cả các nguồn dòng chính. Diễn biến tại Twitter ngày hôm nay nhấn mạnh quan điểm này, rằng họ sẽ không từ bỏ cuộc chiến này.

“Deep State” (nhà nước ngầm / chính phủ ngầm / thế lực ngầm) là thuật ngữ chỉ một tổ chức siêu quyền lực hoạt động ngầm và thao túng chính phủ Hoa Kỳ từ nhiều năm nay.

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Theo The Epoch Times

Bảo Nguyên biên dịch

Bài Liên Quan

Leave a Comment