Thủ tướng Sunak đảo ngược quyết định cấm Viện Khổng Tử tại Anh

  • Sam Francis
  • Phóng viên chính trị, BBC News
\"Students
Chụp lại hình ảnh,Concerns are growing about Chinese influence on academic campuses around the world

Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã rút lại cam kết đóng cửa 30 Viện Khổng Tử do nhà nước Trung Quốc tài trợ trên khắp Vương quốc Anh.

Ông đã cam kết sẽ đóng cửa các trường văn hóa, nơi bị cáo buộc tuyên truyền và theo dõi học sinh, trong thời gian ông tranh cử giành vị trí lãnh đạo Đảng Bảo thủ hồi năm ngoái.

Vào hôm thứ Tư, chính phủ tuyên bố việc cấm các viện nghiên cứu sẽ là \”không tương xứng\”.

Dân biểu cấp cao của đảng Bảo thủ, Sir Iain Duncan Smith gọi quyết định này là \”lố bịch\”.

Các Viện Khổng Tử, nơi dạy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, đã bị chỉ trích sau khi các nhà phê bình và tổ chức từ thiện cáo buộc những trung tâm này bị chính phủ Trung Quốc dùng để phục vụ công tác tuyên huấn và can thiệp vào quyền tới tự do ngôn luận trong khuôn viên trường.

Sir Iain, cựu lãnh đạo đảng Bảo thủ, cho biết các trường này \”không liên quan gì đến ngôn ngữ\”.

\”Họ ở đó để ngầm theo dõi, đặc biệt là sinh viên Trung Quốc, mà đặc biệt là sinh viên Hong Kong,\” ông nói.

Việc đổi ý này, đầu tiên do TalkTV đưa tin, đã bị một số dân biểu cấp dưới của phe Bảo thủ chỉ trích mạnh mẽ, à cựu thủ tướng Liz Truss thúc giục ông hãy dùng lời lẽ mà ông đã sử dụng trong cuộc tranh cử vị trí lãnh đạo đảng hồi mùa hè năm ngoái.

Trong chiến dịch tranh cử không thành công của mình, ông Sunak đã hứa hẹn sẽ đóng cửa tất cả 30 viện nghiên cứu đặt ở Anh, tuyên bố Trung Quốc là \”mối đe dọa lâu dài lớn nhất đối với Anh\”.

Nhưng kể từ khi trở thành thủ tướng, ông đã dùng những ngôn từ ít cứng rắn hơn. Vào tháng Ba, bản đánh giá cập nhật của Vương quốc Anh về chính sách đối ngoại và quốc phòng đã miêu tả Trung Quốc là đại diện cho một \”thách thức mang tính hệ thống và mang tính thời đại\” thay vì là một \”mối đe dọa\”.

Bà Truss trong chuyến thăm mới đây tới Đài Loan đã kêu gọi người kế nhiệm hãy lại coi Trung Quốc là \”mối đe dọa\” đối với an ninh Anh.

Bà Truss đã có bài phát biểu tại thành phố Đài Bắc hôm thứ Tư. Bà là cựu thủ tướng Anh đầu tiên đến thăm Đài Loan kể từ thời bà Margaret Thatcher.

Twitter. Chúng tôi cần sự đồng ý của quý vị trước khi bất kỳ nội dung nào được tải xuống, bởi việc này có thể đi kèm việc sử dụng cookies và các công nghệ khác. Quý vị có thể đọc chính sách cookie của Twitter trước khi đồng ý. Để xem nội dung này, hãy chọn \’chấp nhận và tiếp tục\’.Đồng ý và tiếp tục

Trong bài phát biểu, bà nói cách tiếp cận của ông Sunak đối với Trung Quốc là \”đúng đắn\” trong thời kỳ ông lãnh đạo, và Vương quốc Anh \”cần thấy những chính sách đó được ban hành khẩn cấp\”.

Bà kêu gọi chính phủ Anh ủng hộ Đài Loan tham gia Hiệp định Thương mại Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) – và để nước này ngăn cản Trung Quốc tham gia.

Một phát ngôn viên của Phố Downing cho biết: \”Chúng tôi nhận thấy có những lo ngại về sự can thiệp của nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục đại học của chúng tôi, trong đó bao gồm cả việc thông qua các Viện Khổng Tử, và thường xuyên đánh giá các rủi ro mà giới học thuật phải đối mặt.

\”Chúng tôi đang hành động để loại bỏ bất kỳ khoản tài trợ nào của chính phủ đối với các Viện Khổng Tử ở Anh, nhưng hiện tại đánh giá rằng việc cấm các viện này là không tương xứng.

\”Giống như bất kỳ tổ chức quốc tế nào hoạt động tại Vương quốc Anh, các Viện Khổng Tử cần hoạt động minh bạch và tuân thủ luật pháp, đồng thời cam kết tuân thủ đầy đủ các giá trị cởi mở và tự do ngôn luận của chúng ta.\”

Ông Sunak cho biết ông chưa \”xem chi tiết\” bài phát biểu của bà Truss, nhưng nói cách tiếp cận của Anh đối với Đài Loan là \”lâu đời và không thay đổi\”.

Anh quốc, giống như hầu hết các quốc gia khác, không công nhận Đài Loan, cũng như không duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với hòn đảo này. Anh ủng hộ Đài Loan tham gia các tổ chức quốc tế với tư cách quan sát viên.

Quan điểm chính thức của chính phủ là tranh chấp giữa Đài Loan và Trung Quốc nên được giải quyết \”thông qua đối thoại, phù hợp với quan điểm của người dân ở cả hai bên Eo biển Đài Loan\”.

Bài Liên Quan

Leave a Comment