\’Vị thế Việt Nam\’ qua lần tham dự Thượng đỉnh G7 mở rộng tại Nhật Bản

\"Phạm
Chụp lại hình ảnh,Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Anh Rishi Sunak trong cuộc gặp bên lề Thượng đỉnh G7 mở rộng vào ngày 21/5

21 tháng 5 2023

Việt Nam là một trong hai quốc gia duy nhất trong khối ASEAN – bên cạnh Indonesia – được mời tham dự Thượng đỉnh G7 mở rộng, diễn ra từ 19-21/5 tại thành phố Hiroshima (Nhật Bản).

Năm nay, Thượng đỉnh G7 có đến 16 ghế. Bên cạnh bảy cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới và Liên minh châu Âu (EU) là sự hiện diện của lãnh đạo từ tám quốc gia là Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Việt Nam, Úc, Hàn Quốc, Comoros và Quần đảo Cook.

Trước Thượng đỉnh G7, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết ông đã mời Tổng thống Zelensky đến Hiroshima trong chuyến đi đến Kyiv hồi tháng Ba.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói hội nghị thượng đỉnh là cơ hội để thuyết phục các nền kinh tế đang nổi trên thế giới như Ấn Độ và Brazil đưa ra quyết định và ủng hộ cho Ukraine

\"Ông

Vì sao Việt Nam được mời?

Lần gần nhất Việt Nam được mời tham dự Thượng đỉnh G7 mở rộng là năm 2018 ở Canada. Trước đó là Thượng đỉnh G7 được tổ chức vào năm 2016 tại Nhật Bản và năm 2017 tại Ý.

Theo các chuyên gia về chính trị quốc tế nhận định với BBC, Nhật Bản muốn nhân hội nghị G7 để thuyết phục các nước đang phát triển hợp tác sâu rộng hơn với khối G7 khi những quốc gia này hiện đều tỏ ra thận trọng không chỉ trích Nga, như Việt Nam.

Tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế từ Taiwan NextGen Foundation và Pacific Forum cho rằng \”cam kết và tầm nhìn của Việt Nam song trùng với tầm nhìn của các cường quốc kinh tế G7\”, và \”rất thiết thực, phù hợp\” với chủ đề \’Cùng hợp tác xử lý đa khủng hoảng\’ của Thượng đỉnh G7 lần này.

Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang từ Đại học Victoria Wellington (New Zealand) đánh giá đây là \”cơ hội\” cho Việt Nam và Indonesia \”bày tỏ những quan ngại với các lãnh đạo G7 về một loạt các vấn đề\”, từ cuộc chiến Ukraine đến tình hình kinh tế toàn cầu đang chững lại, từ tranh chấp Biển Đông cho đến chủ đề Đài Loan.

\"Ông
Chụp lại hình ảnh,Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và người đồng cấp Nhật Bản Fumio Kishida trong cuộc gặp vào hôm 21/5

Ngoài ra, Tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng đánh giá việc Thủ tướng Kishida mời Thủ tướng Phạm Minh Chính tới dự hội nghị thượng đỉnh G7 có tính biểu tượng và giúp thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai quốc gia, trong bối cảnh năm 2023 là dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt-Nhật.

Một nhà nghiên cứu khác, bà Hạnh Nguyễn từ Viện Pacific Forum, đánh giá vị thế của Hà Nội và Jakarta trong khu vực khiến Nhật mời dự họp.

\”Việt Nam và Indonesia đều là các nước có vị thế quan trọng trong khu vực Đông Nam Á và cũng là đối tác chiến lược quan trọng của Nhật Bản,\” bà Hạnh Nguyễn, người cũng đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ tại trường Đại học Quốc gia Úc nói với BBC News Tiếng Việt. \”Đó cũng là lý do hai quốc gia này được mời.\”

\”Vị thế Việt Nam\” cũng là quan điểm chính thức được truyền thông Việt Nam nhấn mạnh. Việc Nhật Bản mời Thủ tướng Chính \”cho thấy sự coi trọng của Nhật Bản, Chủ tịch G7 năm 2023 nói riêng và Nhóm G7 nói chung với vị thế, vai trò của Việt Nam trong khu vực\”, trang Thông tin Chính phủ nói.

Ngoại giao \’cây tre\’?

\"Ông
Chụp lại hình ảnh,Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh mở rộng G7 tại công viên tưởng niệm hòa bình Hiroshima, Nhật Bản

Tuy nhiên, \”việc Việt Nam có tận dụng được lợi thế này hay không còn tuỳ thuộc vào quyết định và hành động của giới lãnh đạo Việt Nam\”, bà Hạnh Nguyễn bình luận.

Cuộc chiến Ukraine là một trong những trọng tâm trong chương trình nghị sự G7 năm nay.

Hôm thứ Bảy 20/5, Thủ tướng Anh Rishi Sunak tuyên bố ông muốn đảm bảo \”nước Nga phải trả giá\” cho cuộc chiến tranh tại Ukraine, và công bố các lệnh trừng phạt nhằm vào mặt hàng nhập khẩu từ Nga.

Ngoài Anh, các quốc gia đồng minh Phương Tây của Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào sáng 21/5, bên lề kỳ họp G7

Nội dung trao đổi giữa hai nhà lãnh đạo đã không được báo chí Việt Nam đề cập cụ thể.

Tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng cho rằng cuộc gặp này cho thấy Việt Nam vẫn tự tin vào phương châm cân bằng chiến lược trong xử lý quan hệ với các cường quốc.

\”Tháng 5/2022, tại CSIS, ông Phạm Minh Chính khẳng định \’Việt Nam không chọn bên mà chọn chính nghĩa\’,\” ông Sáng nói.

\”Dù nhiều lần bỏ phiếu trắng tại Liên Hiệp Quốc trong các nghị quyết lên án chiến tranh của Nga tại Ukraine nhưng Việt Nam vẫn đề cao tính chính nghĩa và công bằng trong quan hệ quốc tế. Việt Nam cũng hỗ trợ nhân đạo cho nhân dân Ukraine chịu ảnh hưởng bởi chiến tranh.\”

\”Cuộc gặp lần này có thể nhằm truyền thông điệp rằng Việt Nam vẫn thực hiện đúng với cam kết đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối tác trong quan hệ quốc tế, và phát triển quan hệ với các quốc gia đối tác trên tinh thần hữu nghị.\”

Ngày 26/4, Việt Nam, Trung Quốc bất ngờ bỏ phiếu ủng hộ một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc trong đó có đoạn về \’hành động xâm lược quân sự\’ của Nga đối với Ukraine.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Huỳnh Tâm Sáng nhấn mạnh \”Việt Nam vẫn xem trọng mối quan hệ \’đối tác chiến lược toàn diện\’ với Nga, và cuộc gặp giữa ông Phạm Minh Chính và ông Zelensky chỉ là cuộc gặp \’bên lề\’, thay vì được lên kế hoạch và có sự chủ động từ phía Việt Nam.

Do đó, ông Sáng nói, sẽ là vội vàng nếu xem cuộc gặp là minh chứng cho \’sự đảo chiều\’ hay \’quay xe\’ của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của mình.

Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang nhận xét, Hà Nội vẫn cần lựa thế trong việc nêu quan điểm về cuộc chiến Ukraine, bởi nếu công khai ủng hộ có thêm các lệnh trừng phạt quốc tế nhằm vào Nga, thì kết quả thu được của Việt Nam sẽ \”hại nhiều hơn lợi\”.

\”Việt Nam có mối quan hệ lịch sử gần gũi với Nga, vốn là quốc gia cung cấp ít nhất 60% nguồn vũ khí và 11% sản lượng phân bón,\’ ông nói với BBC. \”Vì những lý do này, tôi không nghĩ Hà Nội sẽ công khai bày tỏ sự phản đối, hoặc ủng hộ, các lệnh trừng phạt quốc tế thêm nhằm vào Nga. Điều này sẽ tạo các rủi ro chính trị và kinh tế, và cũng không mang lại ích lợi gì.\”

Bài Liên Quan

Leave a Comment