23 tháng 5 2023
Tạp chí Pháp L\’Officiel Việt Nam hôm 22/5 đăng bài quan điểm về các nghệ sĩ Việt khi ra quốc tế.
Đáng chú ý, bài viết nhắc đến Hanni Phạm, ca sĩ gốc Việt có gia đình gốc VNCH. L\’Offieciel đang hứng chịu sự tẩy chay của dư luận trong nước.
Bài viết trên L\’Officiel Việt Nam có tựa đề: \”Sự độc hại của văn hóa “bash” thần tượng: Từ Chi Pu đến Sơn Tùng M-TP\”. Trong bài viết này, tác giả có nhắc đến Hanni Phạm, nữ ca sỹ thuộc nhóm nhạc Hàn Quốc New Jeans và nêu ý kiến:
\”Đôi khi những lời chê bai chỉ xuất phát từ những định kiến cũ kỹ, sự kiện không đáng nhớ trong quá khứ hoặc một số người chỉ muốn thỏa mãn cái tôi.\”
Việc tạp chí L\’Officiel cho rằng Hanni \”không làm sai\” nhưng \”vẫn chịu chỉ trích\” cùng với cách diễn đạt \”sự kiện không đáng nhớ trong quá khứ\” đã gây nên làn sóng phẫn nộ trên mạng xã hội Việt Nam.
Nhiều người bình luận dưới trang Fanpage của L\’Officiel rằng tạp chí đang \”bắn vào quá khứ bằng súng lục\” khi phủ nhận tầm quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam giải phóng dân tộc.
\”Việc coi thường, chối bỏ hay hạ bệ lịch sử là hành động khó có thể chấp nhận đối với người dân Việt Nam, vì thế tạp chí sẽ phải nhận lãnh \”đại bác\” bằng việc bị người đọc tẩy chay,\” một bình luận viết,
Theo quan sát của BBC, tạp chí L’Officiel đồng loạt bị đánh gia 1 sao trên Google cùng những bình luận chỉ trích như \”phản bội Tổ quốc\” và \”bọn ba que\”…
Tới ngày 23/5, L\’Officiel đã đăng bài xin lỗi bạn đọc \”vì nội dung bài viết được đăng tải trên Fanpage L\’Officiel Vietnam Official ngày 21.5.2023 đã làm phiền lòng đến quý vị.\”
Theo đó, tạp chí giải quyết bằng cách \”tháo gỡ tin bài có nội dung gây hiểu lầm và phiền lòng dư luận\” cũng như \”Xoá bài viết trên các nền tảng có liên quan\”.
Tuy nhiên, trong bài xin lỗi dài hơn 300 chữ của L\’Officiel không đề cập đến tên của ca sĩ Hanni Phạm, về gốc Việt Nam Cộng hòa của cô hay cuộc chiến trong quá khứ.
Những phát \’đại bác\’ từ phe tẩy chay
Nhắc đến ca sỹ Hanni Phạm (Phạm Ngọc Hân) phải kể đến hồi tháng 2/2023, nữ ca sỹ sinh năm 2004 này đã hứng chịu làn sóng tẩy chay từ cộng đồng Việt Nam trong nước vì bị cho là \”không minh bạch về xuất thân liên quan đến VNCH của mình và dối gạt người hâm mộ Việt Nam\”.
Những người kêu gọi \”phong sát\” Hanni nói, nếu nhóm nhạc NewJeans nhắm đến thị trường Việt Nam thì thành viên gốc Việt như Hanni phải có “lý lịch sạch”. Vì vậy, khi người hâm mộ tìm được hình ảnh của gia đình Hanni để cờ vàng thì cảm thấy bị phản bội.
Tới đầu tháng 5, dân mạng còn lôi lại tấm hình ca sĩ Hanni Phạm mặc quân phục VNCH và đeo cà vạt cờ vàng ba sọc. Tấm ảnh sau đó bị gach chéo và lan truyền khắp nơi cùng lời kêu gọi tiếp tục tẩy chay Hanni.
Tới ngày 21/5, câu chuyện Hanni và gốc VNCH một lần nữa lại bùng lên tranh cãi trên trang Facebook của L\’Officiel.
Trang Tifosi với khoảng 250.000 lượt theo dõi cũng lên án mạnh mẽ việc làm của L\’Officiel và cá nhân ca sĩ Hanni:
\”L\’OFFICIEL Việt Nam viết rằng những sự kiện Việt Nam trong quá khứ là “không đáng nhớ” vào đúng ngày sinh nhật của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập mặt trận Việt Minh. Những dòng viết này mang hàm ý gì? Chiến công hay sự kiện lịch sử nào là không đáng nhớ? Việc đánh bại Pháp làm động lực cho hàng chục quốc gia khác hay việc thống nhất đất nước là “không đáng nhớ”?
\”Phải chăng do làm việc tại L\’OFFICIEL là một tạp chí có nguồn gốc Pháp – một quốc gia bị Việt Minh đánh bại và bị hất cẳng khỏi Đông Dương, nên mới có những dòng viết như vậy? Trong khi tại chính nước Pháp, tượng đài của Bác xuất hiện tại Paris và trên những con đường. Các cựu binh Pháp còn chấp nhận rằng họ đã thua cuộc và không nên xuất hiện ở Việt Nam. Vậy mà giờ lại đi chạy tội cho sự xâm lược?\”
CLB Marketing MGC – NEU có khoảng 35.000 người theo dõi bình luận vụ việc của L\’Officiel:
\”Tuy đã lên tiếng xin lỗi, thừa nhận đội ngũ của mình thực hiện bài viết một cách thiếu cẩn trọng, đồng thời đưa ra giải pháp tháo gỡ bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội và hứa rút kinh nghiệm sâu sắc nhưng nhiều độc giả cho rằng đây chỉ là xin lỗi “suông”, trống rỗng và chỉ là một sự đối phó tạm thời, không được chấp nhận vì chưa chỉ rõ được vấn đề. Bài đăng xin lỗi của tạp chí vẫn nhận lại nhiều sự phẫn nộ và chỉ trích do chưa đủ thuyết phục.
\”Sự việc lần này cũng chính là bài học ‘xương máu’ cho L’Officiel nói riêng và các đơn vị truyền thông nói chung về việc truyền tải thông tin sai lệch, nhất là khi động chạm đến những vấn đề lịch sử, văn hóa hay chính trị. Cũng như lời nhắc nhở về sự chỉn chu, kỹ lưỡng trong kiểm duyệt thông tin trước khi đưa thông tin tới công chúng.\” dẫn trang Facebook của CLB Marketing MGC – NEU.
Trang Đạo sĩ với khoảng 57.000 theo dõi cũng lên tiếng chỉ trích cá nhân Hanni và tạp chí L’Officiel:
\”Nếu như khi Hanni Phạm còn nhỏ, cô không ý thức được hành động của mình. Thế nhưng khi lớn lên có tư duy độc lập, khi bị chỉ trích tẩy chay, cách tốt nhất là đăng đàn công khai lên tiếng ủng hộ CHXHCN Việt Nam, phản đối ngụy quyền VNCH – mà Hanni không làm, điều đó chứng tỏ Hanni mặc nhiên đồng ý với tư tưởng chống phá trong quá khứ.
\”Không ai chấp tư tưởng quan điểm của một cô nhóc cả. Nhưng nên nhớ, một người từng có quá khứ thù hằn ghét bỏ, lớn lên vẫn không dám mở miệng công khai ủng hộ Việt Nam, người như thế này, không đáng để người dân nước CHXHCN Việt Nam ủng hộ và tôn trọng!\” trang này viết.
Dạo quanh các trang Facebook hay tìm đọc những bình luận liên quan tới vụ việc, BBC nhận thấy hầu hết \”phe tẩy chay\” đều dùng luận điểm rằng Hanni Phạm không xứng đáng được xếp ngang cùng Sơn Tùng MTP hay Chi Pu như trong bài viết vì nữ ca sỹ Úc gốc Việt đã lừa dối \”trắng trợn\” khán giả về gốc gác của mình.
Thêm nữa, Hanni là người Việt nhưng lại không bao giờ lên tiếng ca ngợi chính quyền Việt Nam hiện tại mà lại có hình ảnh liên quan đến VNCH – chế độ đã chấm dứt sự tồn tại từ 48 năm trước.
Cuối cùng, việc tạp chí L’Officiel ám chỉ chiến tranh Việt Nam như một sự kiện \”không đáng nhớ trong quá khứ\” để bảo vệ Hanni là một sự bội phản với đất nước.
Tiếp tục chia rẽ sau 48 năm
Những câu chuyện liên quan chế độ Việt Nam Cộng Hòa vẫn gây tranh luận trong người Việt. Nhưng những tưởng chỉ có thế hệ 7x, 8x mới bị ám ảnh sự chia rẽ này nhưng ngay cả thế hệ Gen Z, lớn lên với sự tiếp cận internet cũng bị chi phối mạnh mẽ.
Khi Gen Z có những cách phản ứng được cho là gay gắt nhắm vào Hanni – ca sĩ người Úc gốc Việt, khiến nhiều người đặt câu hỏi về cái gọi là hòa giải giữa người Việt Nam với nhau sau gần nửa thế kỷ.
Trong cuốn sách phi hư cấu Nothing ever dies của tác giả Nguyễn Thanh Việt viết: \”Tất cả các cuộc chiến đều diễn ra hai lần, lần đầu tiên trên chiến trận, lần thứ hai trong ký ức.\”
Và sự kiểm duyệt, những cấm đoán nêu trên có thể xem là một trong những rào cản khiến cho việc hòa hợp hòa giải giữa người Việt Nam với nhau có vẻ khó khăn hơn giữa Việt Nam với Mỹ, nhất là khi \”bên thắng cuộc\” vẫn tiếp tục viết câu chuyện, ký ức về chiến tranh theo cách của mình.
Một bạn trẻ từ Sài Gòn bình luận với BBC rằng, vụ việc của tạp chí L’Officiel là minh chứng cho việc những người trẻ tự kiểm duyệt mình bằng việc nhân danh tinh thần dân tộc:
\”Thay vì phản biện thì những người dùng mạng xã hội hùa nhau tẩy chay, dập tắt tiếng nói đối ngược với ý chí của mình. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan này được dùng như thứ vũ khí để điều hướng dư luận, tạo ra những đội ngũ troll một cách hữu cơ mà không cần đào tạo.
\”Gieo rắc và kích thích lòng thù hận, căm ghét dưới bầu trời chung của tinh thần ái quốc luôn dễ dàng hơn là lý trí tìm hiểu sự thật lịch sử. Chưa kể là người trẻ vẫn đang học về lịch sử thật mơ hồ, chưa hiểu rõ các mặt của một cuộc chiến, ngoài những gì trong sách vở tuyên truyền hay báo chí dưới gông cùm kiểm duyệt,\” người này nói.
Trước đó, hồi tháng 2, Giáo sư Alex-Thái Đình Võ hiện công tác tại Trung Tâm Việt Nam và Lưu Trữ, Đại học Texas Tech, Hoa Kỳ bình luận với BBC News Tiếng Việt về vụ Hanni rằng:
“Lời kêu gọi tẩy chay cho ta thấy sự độc hại của những sự phân biệt vẫn tồn tại gần 50 năm sau cuộc chiến, dù ở Việt Nam hay ở cộng đồng tỵ nạn hải ngoại. Phần nhiều cũng do giáo dục, giáo dục ở đây là sự bưng bít thông tin về lịch sử, chính trị và xã hội.
“Bóng ma chiến tranh,” một loại ám ảnh (hauntology), thực chất xuất phát ở những người của lớp lớn hơn cũng như giới cầm quyền, rồi qua thời gian họ cứ truyền tải câu chuyện về bóng ma ấy cho các thế hệ sau.
\”Vì vậy, thế hệ sau dễ ‘sinh’ ra thù hằn hơn, không đơn giản vì là sự thù hằn xuất phát từ trong họ mà nó được nuôi nấng qua bao thế hệ (2-3 thế hệ)… thành thử họ đưa ra một loạt những phản ứng phân biệt, chụp mũ dựa trên lý lịch – nhưng chính họ cũng không hiểu hậu quả và kể cả những định nghĩa như yêu nước, cộng sản hay quốc gia là gì,” ông Alex-Thái Đình Võ nhận định.
Trong cuốn hồi ký về Việt Nam của cựu Đại sứ mỹ Ted Osius có tựa đề Nothing is Impossible: America\’s Reconciliation with Vietnam (Không gì là không thể: Hòa giải của Mỹ với Việt Nam), ông có nhắc câu chuyện về lá cờ vàng.
\”Tôi đã hỏi các quan chức Hà Nội liệu có thể thể hiện sự tôn trọng lá cờ vàng như là một biểu tượng mang tính di sản hay không. Nhiều người coi ý tưởng đó là chọc tức, nếu không muốn nói là đe dọa. Họ muốn lá cờ vàng tốt nhất nên ngừng bay vĩnh viễn. Chỉ có thời gian qua đi mới làm giảm tầm quan trọng mang tính biểu tượng của lá cờ này đối với người chiến thắng cũng như kẻ chiến bại,\” cựu Đại sứ Mỹ viết.
Tại Dinh Thống Nhất, trước đây là Dinh Độc Lập, dưới những tán cổ thụ, người ta bắt gặp hình ảnh cờ ba sọc trên đuôi và phù hiệu Không lực VNCH trên cánh một chiến đấu cơ F-5 bị gạch chéo.
Và mới đây nhất vào 4/5, Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu phía Úc dừng lưu hành đồng tiền lưu niệm hai đô la Úc có in hình cờ vàng ba sọc do Công ty Royal Australia Mint và Bưu chính Úc phát hành.
Dù chỉ còn là di sản nhưng lá cà vàng ba sọc vẫn luôn được xem là điều cấm kỵ trong tâm khảm của những người sinh ra và lớn lên trong nước Việt Nam.
\”Ở Úc, nhiều vùng lãnh thổ và chính phủ liên bang Úc đã công nhận lá cờ vàng của người tị nạn Việt Nam tại Úc như một di sản, chứ không phải là cờ của một quốc gia vì VNCH đã bại trận rồi. Nhưng khi mới sang Úc du học, tôi vẫn tránh việc chụp hình có dính vờ vàng hay đến những nơi cộng đồng người Việt tị nạn diễu hành vào ngày 30/4 vì nỗi ám ảnh sợ bị coi là phản động.
\”Thế nhưng khi tìm hiểu sâu hơn về lịch sử, nghe câu chuyện của các cô chú thuyền nhân, tôi mới hiểu những phiên bản khác của cuộc chiến. Tôi nghĩ hòa hợp hòa giải chỉ có khi mỗi người có sự biến chuyển nhận thức bên trong mình về một vấn đề gây chia rẽ bằng kiến thức và lòng từ ái, chứ không phải câu từ chửi rủa và chụp mũ bằng nỗi sợ,\” Lan Anh, du học sinh ở Melbourne nói với BBC hôm 23/5.