Belarus nói không còn lựa chọn nào ngoài triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật

29 tháng 5 2023

\"Tổng
Chụp lại hình ảnh,Tổng thống Alexander Lukashenko nắm quyền tại Belarus từ năm 1994, và là một trong những đồng minh thân thiết nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin

Các nước Phương Tây không cho Belarus lựa chọn nào khác ngoài triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga và và tốt nhất là đừng \’vượt qua lằn ranh đỏ\’ liên quan đến các vấn đề chiến lược quan trọng, một quan chức cấp cao của Belarus phát biểu hôm thứ Chủ nhật 28/5, theo Reuters.

Alexander Volfovich, thư ký hội đồng an ninh Belarus, nói rằng việc rút các vũ khí theo sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết năm 1991 là điều hợp lý khi Mỹ đã đảm bảo về mặt an ninh và không áp lệnh trừng phạt nào.

\”Ngày nay, mọi thứ đều bị phá vỡ. Mọi lời hứa đều bị quên lãng,\” hãng tin Belta dẫn lời ông Volfovich sau khi ông trả lời phỏng vấn trên truyền hình quốc gia.

Belarus, do Tổng thống Alexander Lukashenko lãnh đạo từ năm 1994, là đồng minh trung thành nhất của Nga trong số các nước từng thuộc Liên bang Xô Viết và cho Nga sử dụng lãnh thổ của mình để khởi động cuộc tấn công vào Ukraine tháng 2/2022.

Nga đã tiến tới trong quyết định triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ Belarus vào tuần trước với mục tiêu giành các thắng lợi nhất định trên chiến trường.

Nga nói \’chiếc dịch quân sự đặc biệt\’ ở Ukraine nhằm chống lại điều mà nước này gọi là \’âm mưu tập thể\’ của Phương Tây nhằm tiến hành một cuộc chiến tranh và gây thất bại cho Moscow.

\”Việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ Belarus, vì vậy, là một bước trong chiến lược phòng vệ. Nếu vẫn còn bất cứ lý do nào trong đầu các lãnh đạo Phương Tây, thì tất nhiên là họ sẽ không vượt qua lằn ranh đỏ này,\” ông Volfovich nói.

Ông Volfovich nói bất cứ nỗ lực nào trong việc sử dụng \’ngay cả các vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ dẫn đến các hậu quả không thể đảo ngược\’.

Tuần trước, ông Lukashenko nói rằng các vũ khí này đã được chuyển đi, nhưng không nói rõ khì nào thì chúng sẽ được đưa vào vị trí sẵn sàng.

Mỹ lên án việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Belarus trong tương lai nhưng nói rằng lập trường của Washington về việc sử dụng những loại vũ khí như vậy là không thay đổi.

Phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt lên Belarus từ rất lâu trước khi cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine liên quan đến đàn áp nhân quyền của ông Lukashenko, đặc biệt là đàn áp các cuộc biểu tình trên diện rộng nhằm phản đối điều các đối thủ gọi là \’cuộc bầu cử gian lận\’ của ông vào năm 2020.

Sau khi tách ra ra từ Liên bang Xô Viết và trở thành quốc gia độc lập, Ukraine và Kazakhstan đồng ý rút vũ khí và trả lại chúng cho Nga, một phần trong nỗ lực của quốc tế nhằm ngăn chặn việc phổ biến vũ khí hạt nhân.

Bài Liên Quan

Leave a Comment