CẢI CÁCH GIÁO DỤC Ở HÀN QUỐC…!

\"\"

Người Hàn Quốc tham khảo và học tập mô hình giáo dục của Nhật Bản để cố gắng tạo ra 1 xã hội Đức trị. Môn Đức Dục cũng được dạy kỹ ở mọi cấp, làm môn thảo luận chính trong giờ lên lớp. Trong đó có bài Lòng Biết Ơn và Sự Hiếu Thảo

Học sinh Hàn Quốc, khi chuẩn bị tốt nghiệp lớp 12 (vào ngày 8/5 hàng năm), thực hiện nghi thức lễ tạ ơn người đã sinh ra mình, nuôi nấng mình đủ lông đủ cánh. Họ mời mẹ (nếu còn đủ cả cha lẫn mẹ) hay mời cha (nếu cha đơn thân) đến trường, ngồi trên ghế cao.

Những đứa con quỳ xuống, nâng niu bàn chân gầy guộc của cha mẹ mình, từng tí từng tí một, kỳ cọ, rửa thật sạch. Sau đó quỳ lạy và nói

-“Con cám ơn cha mẹ đã sinh con ra trên cõi đời này, đã cho con hình hài này, trí tuệ này. Con nguyện không bao giờ quên ơn cha mẹ. Con thề sẽ trở thành một người công dân có ích cho xã hội như mong ước của cha mẹ khi sinh con ra đời. Con cám ơn cha mẹ”

Khi đôi chân lam lũ và vất vả vì kiếm ăn để nuôi con ăn học của những ông cha bà mẹ đã sạch. Có nụ cười. Có nước mắt. Họ nhìn xuống đứa con của mình, giờ đây đã là những người trưởng thành.

Các cô cậu ấy phải quỳ xuống vì đã cao to hơn cha mẹ. Với ý nghĩa là, dù sau này có làm nên những thành tích to lớn nào đi nữa, khi ở bên cha mẹ cũng chỉ là một đứa trẻ bé bỏng, vì vậy, cần luôn biết kính trọng và lắng nghe những lời dậy bảo, khuyên nhủ của cha mẹ.

Các bạn có thể xem hình ảnh các bạn Hàn Quốc rửa sạch đôi chân lam lũ của mẹ, của cha trước khi “biển rộng trời cao con vẫy vùng”.

Người xưa dạy “Trăm cái nết, chữ hiếu đứng đầu.” Người có hiếu với cha mẹ thì sẽ không làm những việc hại người, hại mình. Vì hại người sẽ mang tiếng xấu cho cha mẹ là không biết dậy con. Hại mình thì sẽ làm cha mẹ đau lòng.

Vậy nên trong xã hội xưa, muốn đề cử ai, muốn trọng dụng ai thì trước tiên là xét xem người đó có hiếu với cha mẹ không? Sau mới xét đến những tiêu chuẩn khác.

Helen sưu tầm

Bài Liên Quan

Leave a Comment