Việt Nam đứng trên nhiều \’chân kiềng\’ quan hệ với Mỹ, Trung Quốc, Nga và EU

  • Bùi Thư
  • BBC News Tiếng Việt

8 tháng 6 2023

\"BBC\"/

Chuyên gia từ Hà Nội nhận định với BBC Việt Nam đang tích cực hợp tác với các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Nga, EU và khối ASEAN để đạt được trạng thái cân bằng an ninh.

\”Việt Nam đã chủ động xây dựng và duy trì một mạng lưới quan hệ đa chiều với nhiều đối tác trên thế giới, nhằm đảm bảo sự cân bằng an ninh và phát triển kinh tế cho chính mình. Quốc gia Đông Nam Á này đang đối mặt với một số thách thức bao gồm sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc, tuy nhiên Việt Nam vẫn tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông và thúc đẩy ổn định trong khu vực,\” nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp nói với BBC.

Trong Đối thoại Shangri-la 2023 diễn ra từ ngày 2-4/6, Việt Nam là cái nhắc tên được nhắc nhiều trong các bài phát biểu trọng điểm của quan chức cấp cao như Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Canada và Anh Quốc trên các lĩnh vực về an ninh khu vực, tranh chấp hàng hải trên Biển Đông và thương mại.

Nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington DC, bà Bích Trần nhận định với BBC hôm 7/6, điều này thể hiện vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trong hợp tác quốc tế, không chỉ về quốc phòng mà còn về kinh tế.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam – Đại tướng Phan Văn Giang không tham dự Đối thoại Shangri-la năm nay. Thay vào đó, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu đoàn đến Singapore.

\”Đoàn Bộ Quốc phòng năm nay chỉ có 5 người dự (tính cả phiên dịch), số lượng thấp nhất từ trước đến nay. Lần đầu tiên cả đoàn quốc phòng Việt Nam mặc áo dân sự. Thượng tướng Chiến có các cuộc gặp với các thứ trưởng Nhật, Hàn Quốc với Bộ trưởng Úc. Mục đích của Việt Nam là đối thoại, tìm các cơ hội hợp tác với các nước, đặc biệt với Mỹ, EU, Nhật Bản, Ấn Độ. Nga, Trung Quốc… để duy trì và củng cố hòa bình, ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đông Nam Á, trong đó có biển Đông,\” Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nói với BBC.

\"Thượng
Chụp lại hình ảnh,Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến (thứ hai từ trái sang) tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 20 tại Singapore

Việt Nam tham gia nhiều \’chân kiềng\’ quan hệ

Theo quan sát của Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp, Việt Nam đang đứng trên nhiều \”chân kiềng\” quan hệ với các nước phương Tây, Trung Quốc và các nước ASEAN.

Mối quan hệ của Việt Nam với Mỹ được đánh giá là cải thiện mạnh mẽ kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1995. Một số nhà quan sát dự đoán rằng hai nước cựu thù sẽ có khả năng nâng cấp lên đối tác chiến lược trong năm nay. Cuộc điện đàm của Tổng thống Mỹ Joe Biden với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cuối tháng 3 vừa qua cũng được coi là dấu hiệu tích cực mở đường cho quan hệ \”ngày càng sâu sắc\” của hai nước.

Hiện Trung Quốc là quan hệ đối tác chiến lược toàn diện – mức cao nhất trong ngoại giao của Việt Nam. Bắc Kinh cũng là đối tác thương mại quan trọng nhất kiêm một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, nước láng giềng lớn mạnh này cũng được coi là nguy cơ an ninh lớn nhất đối, đặc biệt là trên Biển Đông.

\”Mặc dù nỗ lực tăng cường quân sự của Việt Nam có thể giúp nước này chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền lợi và chủ quyền ở Biển Đông, khoảng cách giữa sức mạnh quân sự của Việt Nam và Trung Quốc ngày càng tăng. Do vậy, trong những năm gần đây Việt Nam đã cởi mở hơn trong hợp tác quốc phòng với và tiếp nhận viện trợ an ninh từ các nước phương Tây,\” Tiến sỹ Bích Trần nhận định.

Vẫn theo bà Bích Trần, Việt Nam cũng như nhiều nước khác muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với cả Trung Quốc và Mỹ do họ đã quen hợp tác và hưởng lợi từ cả hai: \”Cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung tăng cao khiến cho các nước ngày càng khó xử hơn. Nếu phải chọn bên thì họ sẽ bị mất lợi ích từ việc hợp tác với bên còn lại, tổn thất là rất lớn.\”

Với Nga, Việt Nam đã có một quan hệ truyền thống chặt chẽ, dựa trên quan hệ đồng minh từ thời Chiến tranh Lạnh.

Hai nước đã hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là an ninh, vũ khí với khoảng 80% kho vũ khí của Việt Nam là nhập khẩu từ Nga. Tuy là quốc gia cung cấp vũ khí chính cho Việt Nam, Moscow \”cũng đang chịu áp lực\” khi Hà Nội đang tìm cách đa dạng hóa kho vũ khí quân sự.

Trong khoảng thời gian 5 năm cho đến 2021, số lượng vũ khí của Hà Nội mua từ Nga đã giảm 2/3, theo báo cáo của IISS – Viện Quốc tế Nghiên cứu chiến lược. Từ khi nổ ra cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine, IISS đánh giá Việt Nam cùng với một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc đã lựa chọn \”đi dây\” quan điểm của mình và \”thận trọng khi chỉ trích Moscow\”.

Mặt khác, Việt Nam được cho là đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Liên minh Châu Âu (EU) và đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU vào tháng 6 năm 2019. Quan hệ này tập trung vào hợp tác kinh tế, thương mại, phát triển bền vững và quản lý môi trường. Nhờ đó, Việt Nam thành đối tác thương mại lớn nhất của EU trong khối ASEAN và EU trở thành nhà đầu tư lớn thứ 5 tại Việt Nam.

\"BBC\"/
Chụp lại hình ảnh,Việt Nam được cho là tích cực hợp tác với các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Nga, EU và khối ASEAN để đạt được trạng thái cân bằng an ninh.

Trong quan hệ với các quốc gia ASEAN, Việt Nam là một thành viên tích cực khi tham gia vào các cơ chế của khối này:

\”Việt Nam đã tham gia xây dựng và thúc đẩy các hiệp định và cơ chế hợp tác kinh tế trong ASEAN, như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên biên giới (RCEP) và Quyền sở hữu trí tuệ chung của ASEAN (ACIP). Qua đó, Việt Nam đóng góp vào việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, xây dựng mạng lưới an ninh và tăng cường quan hệ với các quốc gia thành viên khác trong khu vực. Việt Nam cũng đã tham gia vào các cơ chế hợp tác an ninh trong khu vực, chẳng hạn như Hội nghị cấp cao ASEAN về An ninh và Diễn đàn ASEAN+3 (gồm ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực an ninh và ổn định khu vực.

\”Bằng cách tham gia vào nhiều chân kiềng quan hệ như vậy, Việt Nam hy vọng đạt được sự cân bằng an ninh và tận dụng các cơ hội hợp tác kinh tế, chính trị và an ninh từ các đối tác quốc tế. Điều này giúp đảm bảo an ninh quốc gia và thúc đẩy sự phát triển bền vững của Việt Nam,\” Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nhận định.

Ông Hà Hoàng Hợp cũng cho rằng, những nỗ lực của Việt Nam nhằm đạt được trạng thái cân bằng an ninh trong khu vực đã thành công ở một số khía cạnh như phát triển quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với các nước láng giềng và thúc đẩy hợp tác khu vực về các vấn đề an ninh.

Vị thế của Việt Nam tại Đối thoại Shangri-la

Tại Đối thoại Shangri-la năm 2013, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng có bài phát biểu khai mạc Đối thoại với chủ đề \”Xây dựng lòng tin chiến lược vì hòa bình, hợp tác, thịnh vượng của châu Á\”, nhấn mạnh các khả năng hợp tác quốc tế và khu vực về an ninh.

Đến năm 2014, ngoài đoàn của Bộ quốc phòng Việt Nam, còn có đoàn bộ công an, bộ ngoại giao, nhóm các nhà nghiên cứu phi chính phủ và độc lập Việt Nam tham dự Shangri-la, theo nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp.

Trong bài phát biểu năm nay của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Lloyd Austin đã nói Việt Nam và Indonesia \”có những bước đi táo bạo hướng tới giải quyết tranh chấp biên giới biển và đây là sau 12 năm đàm phán khó khăn\”.

Ông Austin nêu rõ mục tiêu chung là \”ngăn chặn sự xâm lược và đào sâu các quy tắc lẫn chuẩn mực thúc đẩy sự thịnh vượng và ngăn ngừa xung đột\”.

\”Vì vậy chúng tôi đang đẩy mạnh lập kế hoạch, phối hợp và huấn luyện với bạn bè của chúng tôi từ Biển Hoa Đông đến Biển Đông đến Ấn Độ Dương,\” ông Austin nói, gọi Việt Nam là các \”đối tác có giá trị\” trong kế hoạch này.

Bộ trưởng Quốc phòng Canada cũng nhắc đến chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là thúc đẩy sự tham gia của Canada vào các cuộc tập trận đa phương trong khu vực.

\”Chiến lược này cũng có nghĩa là chúng ta sẽ làm việc cùng nhau, đào tạo và học hỏi từ các đối tác của chúng ta trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam,\” dẫn lời bà Anita Anand.

Việt Nam cũng được nhắc tên trong bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Ben Wallace, về hiệp định tự do thương mại.

Tại Shangri-la 2023, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến có cuộc gặp bên lề với Đại tướng Robert Brieger, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Liên minh châu Âu (EU), gặp song phương Ngài Oka Masami – Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và chào hỏi xã giao Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc.

Ông Chiến cũng tiếp bà Christine Cipolla – Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế và ông James Crabtree – Giám đốc điều hành IISS.

\”Mục đích của Việt Nam là đối thoại, tìm các cơ hội hợp tác với các nước, đặc biệt với Mỹ, EU, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, Trung Quốc… để duy trì và củng cố hòa bình, ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đông Nam Á, trong đó có biển Đông. Việt Nam cũng tìm kiếm các hợp tác nhằm giúp Việt Nam phát triển và củng cố quốc phòng và an ninh,\” Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nêu ý kiến.

\"Sơ
Chụp lại hình ảnh,Sơ đồ của Tàu hải cảnh Trung Quốc 5205 đi qua Chim Sáo ở lô 12W, mỏ Lan Đỏ – Lan Tây ở lô 06-1, mỏ Mộc Tinh ở lô 05-3 và Hải Thạch lô 05-2 hồi 25/3

Tiến sỹ Bích Trần của CSIS cho rằng, Đối thoại Shangri-la là nơi Việt Nam có thể bày tỏ nhận định của mình về tình hình khu vực và truyền đạt thông điệp về chính sách quốc phòng của mình tới các nước.

\”Rất tiếc là năm nay Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam không tham dự và đoàn đại biểu của Việt Nam cũng không phát biểu tại bất cứ phiên công khai nào. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có những cuộc gặp song phương bên lề hội nghị. Những cuộc gặp trực tiếp này tạo điều kiện cho các bên thẳng thắn trao đổi và có thể dẫn tới những kết quả đáng kể.\”

Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp nêu quan sát, hơn 20 năm qua đi, dường như Đối thoại Shangri-la đã thành mòn mỏi:

\”Một phần do chính IISS diễn đi diễn lại vở kịch có kịch bản ít thay đổi. Phần mòn mỏi kia là từ số người Việt Nam đi dự Shangri-la, đối thoại và nghe ngóng không được nhiều, ít đổi mới.\”

Bài Liên Quan

Leave a Comment