- Tác giả,Grace Tsoi
- Vai trò,BBC News, Hong Kong
- 11 tháng 6 2023
“Thế hệ của chúng tôi không còn sự kỳ vọng,” cô Ân, 24 tuổi nói.
Nữ sinh viên y khoa này, không muốn nêu tên đầy đủ mà chỉ họ của mình, đã có giấy phép hành nghề, và đang học sau đại học với hy vọng tìm được việc làm ở một bệnh viện lớn.
Nhưng cô ấy không chắc điều này sẽ giúp ích cho mình. Bằng cấp, từng được đánh giá cao trong thị trường việc làm đầy cạnh tranh của Trung Quốc, giờ đây đã đánh mất ánh hào quang khi số sinh viên tốt nghiệp vượt số việc làm.
“Giờ đây, một bằng cấp thạc sĩ chỉ sánh bằng với bằng cấp đại học cách đây một thời gian. Trong tương lai, bằng tiến sĩ sẽ có giá trị như bằng thạc sĩ của bây giờ,” cô Ân nói.
Sự vỡ mộng này đang xảy đến với giới trẻ tuổi ở Trung Quốc, với 20% số người từ 16 đến 24 tuổi bị thất nghiệp, theo số liệu chính thức được công bố hồi tháng Năm.
Và họ đang tìm cách biểu đạt qua những hình meme (ảnh chế) được lan truyền mạnh mẽ qua một truyện ngắn nổi tiếng từ cách đây hơn một thế kỷ.
Đó là câu chuyện về Khổng Ất Kỷ, một học giả không đỗ đạt trên con đường khoa cử, từ đó phải sống trong cảnh nghèo nàn.
Câu chuyện về Khổng Ất Kỷ hiện đã trở thành một từ khóa thể hiện sự bất mãn trong hàng triệu sinh viên tốt nghiệp, khi phải đối mặt với một tương lai ảm đạm.
Có đến hàng trăm ảnh chế (meme) về nhân vật Khổng Ất Kỷ trên khắp các nền tảng mạng xã hội ở quốc gia này.
Chúng xuất hiện từ các bình luận về các ẩn dụ trong thơ văn, cho đến viết lại toàn bộ truyện ngắn này.
Dạng ảnh chế thứ hai có hình dạng video và thậm chí bài rap, và điều này là một bước đi quá xa đối với Bắc Kinh, do đó đã bị xóa trên internet.
Người đàn ông và ảnh chế (meme)
Cô Ân nhận thấy phản ứng của nhà nước đối với các ảnh chế (meme) mang tính đạo đức giả.
Trong một bình luận, đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV nói sinh viên “nên cởi bỏ chiếc áo choàng dài”, ám chỉ đến nội dung quan trọng của truyện ngắn \’Khổng Ất Kỷ\’, có lẽ đây là chi tiết dài nhất. Chiếc “áo choàng dài” do ông Khổng mặc đã chia rẽ giới nhà giàu và giới học thức từ những người nghèo không được đến trường, phải mặc “áo khoác ngắn”. Vì vậy lời khuyên của CCTV, dường như là các sinh viên nên bỏ qua sự kiêu hãnh, vứt bỏ chiếc áo choàng dài, và tìm bất kỳ việc làm nào mà họ có thể làm được.
“Họ nói tương lai của chúng tôi sẽ tươi sáng và đẹp đẽ, nhưng hiện nay chúng tôi phát hiện rằng những giấc mơ của mình đã tan vỡ,” cô Ân nói, và cho biết thêm, cho đến nay, những người trẻ ở Trung Quốc luôn được bảo rằng những năm tháng học hành và theo đuổi bằng cấp sẽ mang lại thành quả.
Đối với cô ấy và nhiều người khác, sự tương đồng với Khổng Ất Kỷ thật quá ấn tượng, mặc dù câu chuyện của ông ấy diễn ra, được nhiều người nhận định, là cuối thế kỷ 18, thời nhà Minh trị vì Trung Quốc. Chúng tôi được kể rằng, Khổng, người đã thi rớt kỳ thi khoa cử (keju) cực kỳ khắc nghiệt để được bước chân vào chốn quan trường danh vọng. Không có con đường duy nhất vào thời điểm đó để thăng cấp trong xã hội, Khổng bị vĩnh viễn dạt ra bên rìa xã hội. Câu chuyện của ông ấy đã được xem là một sự chỉ trích kịch liệt về hệ thống, hiện nay lại được một thế hệ người trẻ mới ở Trung Quốc hưởng ứng, những người bị thất nghiệp và chán chường với nền văn hóa thi cử.
Những ảnh chế lấy cảm hứng từ Khổng Ất Kỷ đầu tiên xuất hiện trên Weibo, phiên bản Twitter của Trung Quốc hồi đầu năm nay. “Tôi nghĩ giáo dục là một nấc thang quan trọng. Nhưng tôi cũng dần nhận ra rằng đây là một chiếc bệ mà tôi không thể đi xuống, và chiếc áo choàng dài mà Khổng Ất Kỷ không thể rũ bỏ,” một tài khoản trên Weibo viết. Hồi giữa tháng Ba, những ảnh meme này đã bùng lên mạnh mẽ khi CCTV đăng một đoạn phim, cho rằng cuộc đời bi kịch của Khổng Ất Kỷ là do sự thất bại trong khả năng thích nghi, và tìm bất kỳ việc làm có sẵn. Và vì thế đài này nhấn mạnh “kỷ nguyên của Khổng Ất Kỷ đã chấm dứt, và những người trẻ tham vọng sẽ không bao giờ bị mắc kẹt trong chiếc áo choàng dài nữa”.
Những người trẻ đã phản ứng với một loạt những bài đăng và bình luận, chỉ ra điều mà họ cho rằng sai lầm và không công bằng: sự không tương thích giữa giáo dục và việc làm, thiếu mạng lưới an toàn cho những người thất nghiệp, số lượng cơ hội cho tính di động xã hội bị thu hẹp. Một số người so sánh phản ứng của CCTV như “gaslighting” (thao túng tâm lý).
Trung Quốc đã thay đổi
“Nếu một sinh viên đại học không thể tìm được việc làm, thì có lẽ người đó bị lên án. Thế nhưng khi tỷ lệ thất nghiệp trong các sinh viên quá cao. Làm sao chúng ta có thể đổ lỗi cho họ đã không cởi bỏ chiếc áo choàng dài của Khổng Ất Kỷ được?” một người dùng có tên Zhihu đặt câu hỏi trên nền tảng như Quora.
Cô ấy chỉ nằm trong số vài người nói về nhiều năm sinh viên Trung Quốc học tập, và giờ đây họ cảm thấy bản thân đã bị đánh lừa, và nếu họ từ bỏ giấc mơ thì tất cả công sức còn ý nghĩa gì nữa?
“Những người sống khổ hạnh trong 10 năm hoặc hơn để học tập tốt,” một người dùng tên Zhihu khác viết. “Họ không ăn chơi và hiếm khi giao du với người khác giới. Gia đình của họ tiêu nhiều tiền, mua nhà ở các quận có trường tốt và cho con cái đi du học.”
“Lương thấp không phải là điều đáng sợ nhất. Mà đúng hơn chính là thiếu sự bảo vệ phúc lợi xã hội và cơ hội học được kỹ năng mới,” người dùng này nói.
Các bình luận của họ liên tục cho thấy các lỗ hổng rất lớn trong mạng lưới an toàn của Trung Quốc, nhân viên thành thị có trợ cấp thất nghiệp. Họ cũng phản ánh sự tăm tối không chỉ về tương lai mà còn về đất nước.
Trong một bài viết của một người dùng ghi: “Làm thế nào mà một người có nền tảng khiêm tốn lại có thể đạt được thành công to tát? Tôi lo sợ điều này tương đối khó khăn vào lúc này… Những người giàu thậm chí không cùng đi chung làn với chúng tôi.”
Trong hàng thế kỷ qua, những khế ước xã hội ngầm đã đảm bảo quyền lực cho đảng nhằm đổi lấy sự thịnh vượng. Thế nhưng nền kinh tế Trung Quốc đang suy giảm theo nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ẩn chứa đầy rủi ro.
Và những người trẻ Trung Quốc đã lớn lên, chứng kiến cha mẹ mình thành công, rồi lại bị tác động khi nhiều điều dường như đã thay đổi.
“Khi tôi là một đứa trẻ, cha tôi tìm được việc làm và làm việc chăm chỉ. Ông ấy tự tin vào tương lai và kỳ vọng vào nó,” Vương Vũ Hề, một người 25 tuổi nói. Sự háo hức của cô ấy khi bước vào trường sau đại học giờ đây đã chuyển sang thất vọng. Làm sao cô ấy mô tả được viễn cảnh của mình? “Rồi sao cũng được thôi”.
“Cha mẹ tôi tin tưởng mạnh mẽ vào một công việc tốt đồng nghĩa với thành công,” cô Ân nói. “Hiện nay, chúng tôi phát hiện họ đã trải qua một thời kỳ với cơ hội. Chúng tôi giờ đây không còn cơ hội này nữa.”
Trung Quốc sẽ có 11,5 triệu sinh viên tốt nghiệp sau đại học trong năm nay, con số cao kỷ lục. Đã có khoảng 60% trong số 100 công ty hàng đầu nói sẽ thuê ít sinh viên tốt nghiệp sau đại học hơn. Chính phủ Trung Quốc biết được thách thức này: sự gia tăng “lo lắng, thất vọng và bất an trong các sinh viên đại học” có thể đã tác động đến mức tự tin kinh tế của xã hội, theo một báo cáo chính thức hồi tháng 11/2022.
Trong khi sự chán chường và thất vọng rõ ràng xuất hiện rõ trên mạng xã hội hồi năm ngoái, Khổng Ất Kỷ đã mang đến một sự chua chát mới.
\’Thánh nhân số một\’
Truyện ngắn \’Khổng Ất Kỷ\’ được Lỗ Tấn viết năm 1919, ông là đại văn hào Trung Quốc được so sánh ngang tầm với Charles Dickens và George Orwell.
Sự chỉ trích cay đắng của Lỗ Tấn về chủ nghĩa phong kiến và sự áp bức có đầy đủ quen thuộc để giúp chúng lan truyền mạnh mẽ, thậm chí là các ảnh chế ẩn và vì thế, có thể an toàn trước sự kiểm duyệt của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Làm sao có thể ngăn chặn tác phẩm của một nhà văn mà đảng đã tôn thành thánh?
Nhà lãnh đạo Mao Trạch Đông từng gọi Lỗ Tấn là “thánh nhân số một”.
Các sinh viên có thể khó cảm được phong cách hà khắc của ông ấy, nhưng Lỗ Tấn vẫn \”nằm trong phần cảm xúc giấu kín\”, rõ ràng có sức đánh động khi thời cuộc đã đến, Eileen Cheng, giáo sư ngành văn chương Trung Quốc tại Đại học Pomona ở Mỹ cho biết.
“Lỗ Tấn có một tinh thần cực kỳ độc lập… một người chỉ trích thẳng thắn sự bạo tàn của chính phủ và [ông ấy] cũng phản đối việc trấn áp những tiếng nói cá nhân.”
Theo các học giả, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã quản lý di sản của Lỗ Tấn bằng cách lập luận rằng những lời chỉ trích của ông ấy là nhắm đến một Trung Quốc đã qua, bởi vì ông ấy đã chết trước khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời vào năm 1949.
Nhưng hiện nay, sau những năm đọc tác phẩm của Lỗ Tấn, một phần câu chuyện về cộng sản, các sinh viên đang cuối cùng \”chất vất về tình trạng thánh nhân của Lỗ Tấn” và sử dụng câu chữ của ông ấy một cách ngoan ngoãn, Giáo sư Sebastian Veg từ trường School for Advanced Studies in Social Sciences ở Paris nói.
Khi không gian cho tiếng nói đối lập ở Trung Quốc đang dần bị bóp nghẹt, nhà văn huyền thoại Lỗ Tấn, dường như cuối cùng đang cho thấy sức xoay chuyển tình thế của mình.
Phần minh họa do Davies Surya thực hiện.