\”Người Thượng vì Công lý\” luôn đấu tranh nhân quyền theo đường lối ôn hoà

RFA
2023.06.15

\""Người

Những người Thượng đi ra từ một cánh rừng ở tỉnh Ratanakiri, Campuchia năm 2004 (minh hoạ). Những người Thượng này đã trốn từ Việt Nam sang Campuchia do tình trạng đàn áp tôn giáo trong nước

 Reuters

Người Thượng vì Công lý luôn đấu tranh nhân quyền theo đường lối ôn hoà

Phỏng vấn Y Phic Hdok, đồng sáng lập tổ chức Người Thượng vì Công lý (Montagnard Stand for Justice- MSFJ), người hiện nay đang sống ở California (Hoa Kỳ)

RFA: Đề nghị ông cho biết ông và tổ chức MSFJ lấy thông tin về vụ dùng súng tấn công hai đồn công an xã ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk ngày 11/6 vừa qua

Y Phic Hdok: Thực ra, chuyện này xảy ra rất bất ngờ. Vào sáng ngày 12, tức là tối ở Việt Nam, tôi đã thấy tin trên mạng xã hội. Được đăng lên trang Facebook cá nhân của \”Ông Trần Minh Lợi\”, sau khi ông đăng bài về vụ việc xảy ra, ông đã xóa bài viết về sự cố và đăng lên rằng \”Tôi tạm thời đóng thông tin vụ việc xảy ra ở Cư Kuin.\”

Lúc đó, tôi cũng không biết vụ việc như thế nào. Sau một khoảng thời gian, tôi thấy nhiều tin tức và video đăng lên về những người mặc quân phục rằn ri cầm súng, và tôi biết đó là người đồng bào thiểu số tại Đắk Lắk. Tôi vô cùng ngạc nhiên vì chưa bao giờ thấy những sự việc như thế này, một phần tin và một phần nghi.

Tôi cũng đặt ra nhiều câu hỏi, liệu chuyện này có thật hay chỉ là đùa, sau đó trên mạng xã hội càng đưa ra nhiều thông tin về các đồng chí công an bị bắn và có những người ngoài bị thiệt mạng. Tôi vô cùng hoảng hốt.

Cho đến hiện nay, nhiều bài báo và video vẫn còn rất mập mờ. Nhiều thường dân cũng bị bắt và đánh đập dù họ chỉ mặc đồ rằn ri khi đi nương rẫy, hoặc những người chỉ mặc đồ xuệch xoạc đi đường. Còn những người Kinh mặc đồ răn ri thì không sao cả, điều này cho thấy rằng chính sách kỳ thị khác biệt giữa người Ê đê và người Kinh một cách rõ rệt.

Theo thông tin từ nhóm Người Thượng vì Công lý (Montagnard Stands for Justice- MSFJ) cho biết, những người dân rất bức xúc về vụ việc tranh chấp đất đai, cướp đất ở vùng huyện Krông Búk. Có người làm việc cho chính quyền trong xã Cư Né cũng tham gia vào vụ cướp đất này.

\"Y

Ông Y Phic Hdok (Fb Y Phic Hdok)

Tại huyện Cư Mgar, có vụ việc đòi Công ty Êa Pôk trả lại đất cho dân từ năm 2022. Họ đã biểu tình nhưng không được giải quyết. Đến tháng 5 năm 2023, họ tiếp tục đòi đất từ công ty nhưng không được tạo điều kiện. Đáp lại, chính quyền đã sử dụng lực lượng cơ động và công an để bắt và đánh đập người cầm đầu và khởi tố 15 người cầm đầu đòi đất.

Tại huyện Cư Kuin, có vụ xả thải tại hồ Ea Mtá vào ngày 20/4/2023 và cưỡng chế đất của 64 hộ dân vào ngày 27/5/2022. Còn vụ việc của Công ty TNHH MTV Êa Sim, thuộc huyện Cư Kuin, đã ra lệnh cưỡng chế thu lô để giao cho đội trưởng đội 5 và lấy hết sản phẩm cà phê của dân Ede, trong đó có người Kinh. Trong khi dân đã đầu tư và làm việc trên đất của mình, công ty thì đòi thu thuế sản phẩm. Dù đã có nhiều lần biểu tình và gửi đơn phản đối, nhưng không được giải quyết.

Tuy nhiên, có thể ở những nơi khác, người dân cũng bất mãn với chế độ, tôn giáo, văn hóa và cũng có các trường hợp người Kinh hoặc chế độ kỳ thị sắc tộc coi thường người bản địa. Các bài viết trên các trang báo nhà nước hoặc trang khác thường xuyên đề cập đến người Thượng là người thiểu số, mặc dù họ không muốn được gọi là người thiểu số, họ chỉ mong nhà nước hoặc quốc tế gọi họ là người bản địa.

Đôi khi, việc sử dụng từ ngữ cũng gây ra tranh cãi và con em của họ sau khi học xong không có việc làm.

Phụ nữ và trẻ em phải đi làm xa và rơi vào tình trạng bị lừa đi làm nô lệ cho các hoạt động tệ nạn (Human trafficking). Người dân đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình ôn hòa để đòi quyền lợi đất đai và quyền lợi của mình, nhưng chính quyền không giải quyết và thậm chí lại bắt họ bị đánh đập và tra tấn. Họ bị cáo buộc là phản động và phải chịu kiểm điểm trước mặt dân. Vì vậy, họ đã phải hy sinh, vì không ai dại mà đi giết người.

Tôi nghĩ rằng họ đã tự nguyện hy sinh, họ đã biết rằng họ sẽ bị bắt và họ đã gửi tất cả hình ảnh của họ cho người tị nạn ở Thái Lan và nước ngoài mà họ quen biết để công khai việc họ làm.

Tuy nhiên, tôi không biết chính xác liệu có ai đó đã kích động hay không. Nhưng kết quả sẽ ảnh hưởng đến các nhóm đấu tranh ôn hòa và xã hội dân sự, và chính quyền sẽ lợi dụng điều này để vu khống. Theo như tôi thấy, hiện nay có rất nhiều bài viết kỳ thị và phân biệt đối xử với người Kinh và người đồng bào Ê-đê.

RFA: Đề nghị ông cho biết những công tác mà MSFJ đã và đang làm cho người Thượng

Y Phic Hdok: Nhóm MSFJ được thành lập vào năm 2019, bởi tôi Y Phic Hdok, Y Quynh Bdap, Y Pher Hdrue và 15 thành viên khác, với mục đích đấu tranh cho Nhân Quyền và Tôn giáo một cách ôn hòa bất bạo động. Chúng tôi có mục tiêu rõ ràng và là những người bị bách hại, là nạn nhân của sự đàn áp. Cha tôi đã bị giết vì hoạt động tôn giáo của tôi cũng như việc tham gia các diễn đàn quốc tế về nhân quyền do tổ chức quốc tế về nhân quyền tổ chức vào năm 2016 tại Bangkok, Thái Lan.

MSFJ luôn tuân thủ đúng pháp luật, và chúng tôi không thực hiện bất kỳ hành động kích động hoặc ủng hộ bạo lực, vì chúng tôi đã được giáo dục. Chúng tôi hiểu về luật pháp Việt Nam, mặc dù nó không hoàn hảo, nhưng chúng tôi được tư vấn bởi các luật sư và làm việc trực tiếp với các tổ chức quốc tế về nhân quyền, cũng như có liên kết với chính phủ Hoa Kỳ.

Chúng tôi kết nối và cung cấp huấn luyện, đào tạo cho người dân về xã hội dân sự, trợ giúp họ trong việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo và hướng dẫn cách viết báo cáo về vi phạm nhân quyền cho tổ chức Human Rights Watch. Tổng cộng, chúng tôi đã gửi hơn 600 báo cáo về vi phạm nhân quyền cho Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi cũng kết nối và làm việc chặt chẽ với nhiều tổ chức nhân quyền như BPSOS, CAMSA (Tổ Chức Chống Buôn Người) và một số tổ chức quốc tế khác.

Lý do chính quyền ghét MSFJ là vì đã viết nhiều bản báo cáo vi phạm cho quốc tế, nên họ ghét, họ muốn triệt tiêu thành viên nhóm nên đã gán ghép và muốn thực hiện những hành vi vi phạm nhân quyền của họ.

RFA: Người dân bản địa ở Tây Nguyên hiện nay sinh sống như thế nào?

Y Phic Hdok: Cuộc sống của người dân bản địa theo đạo Tin Lành bao lâu nay sống nhờ làm nương rẫy, tuy rằng cuộc sống đơn sơ nhưng họ không bao giờ cảm thấy đói kém, vì đó là thói quen và cách sống của họ truyền lại từ cha ông ngày xưa. Có những thế hệ trẻ hơn họ được được đi học và sau khi tốt nghiệp họ cũng về làm nông vì không kiếm được việc làm, chỉ có những con ông cháu cha có công với cách mạng mới được nhận làm, hoặc bỏ số tiền rất lớn để thế chân, nhưng cũng không bảo đảm được có công việc ổn định.

RFA: Đề nghị ông cho biết việc thực hành tự do tôn giáo của người Thượng ở Tây Nguyên

Y Phic Hdok: Đa số người Ê-đê theo đạo Tin Lành, cho dù nhiều các nhà thờ tư gia luôn bị sách nhiễu, bị bỏ tù, bị đánh đập, nhưng niềm tin của họ nơi Thiên Chúa không hề lung lay, họ luôn hướng đến cái đẹp “Sống đời đẹp đạo.” Họ đã xin phép chính quyền cấp phép để sinh hoạt, nhưng không có sự phản hồi từ chính quyền, mới gần đây Thầy Y Krec đã bị bắt một cách vô cớ và bị cáo buộc “Phá hoại chính sách đoàn kết” với án phạt 15-20 năm tù. Và mới gần đây trong đầu tháng 6 năm 2023, một người theo đạo Tin Lành Đấng Christ không rõ tên đang bị công an giam giữ không có lý do.

Sau sự việc này chính quyền càng lấy cớ đàn áp những người vô tội không liên quan đến nhóm xả súng, họ bị đánh đập, nhiều các trang mạng xã hội không chính thống do nhà nước đứng đằng sau kích động gây chia rẽ hận thù giữa người Kinh và người bản địa. Điều này đã chứng minh rõ rệt trên mạng xã hội, tôi cảm thấy lo ngại cho những người dân vô tội, cũng như những người hoạt động nhân quyền, cũng như những người hiện tại đang sống tại Thái Lan. Họ có thể bị bắt cóc như những gì họ đã làm đối với Trương Duy Nhất và Đường Văn Thái. Trên mạng xã hội có những lời đe dọa sẽ bắt cóc họ về Việt Nam, có những thông tin bên Việt Nam cho biết rằng (xin giấu tên), họ sẽ chi trả một số tiền lớn để thực hiện việc này, tuy rằng không chắc chắn, nhưng đây là một mối đe dọa rất nguy hiểm đến tính mạng của họ.

RFA: Xin cảm ơn ông về cuộc phỏng vấn này.

Người Thượng vì Công lý (MSFJ) là một tổ chức được lập ra bởi một số người đồng bào ở Tây Nguyên bị bách hại tôn giáo với mục tiêu đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo hay niềm tin của đồng bào và thúc đẩy việc vệ bảo vệ thực hiện nhân quyền ở Tây Nguyên, Việt Nam.

Bài Liên Quan

Leave a Comment