Ấn Độ tặng tàu hộ tống loại nhỏ mang tên lửa cho Việt Nam

RFA
19-06-2023

\"Ấn

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ (trái) tại Hà Nội hồi ngày 8/6/2022.

AFP

Ấn Độ tuyên bố tặng Việt Nam tàu INS Kirpan. Đây là một tàu hộ tống loại nhỏ mang tên lửa do chính Ấn Độ đóng trong nước.

Tuyên bố vừa nêu do Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Raksha Mantri Rajnath Singh đưa ra ngày 19/6 nhân chuyến công du của người đồng cấp Việt Nam Phan Văn Giang đến New Delhi ngày 19/6.

Động thái vừa nêu được nhận định là mốc quan trọng trong việc giúp tăng cường năng lực cho Hải quân Việt Nam.

Chuyến thăm của người đứng đầu ngành quốc phòng Việt Nam đến New Delhi được cho biết là bằng chứng của việc tăng cường mối quan hệ quốc phòng song phương giữa hai phía Việt Nam và Ấn Độ. Hiện Hà Nội đang phải ứng phó với hành động bành trướng quyết liệt của Bắc Kinh tại Biển Đông, mặc dù hai nước đều tuyên bố là đồng chí cộng sản với nhau.

Trong chuyến thăm này, tin của mạng báo Zee Business Ấn Độ hôm ngày 9/6 cho biết Việt Nam dự kiến sẽ đặt mua từ ba đến năm khẩu đội tên lửa bờ biển BrahMos BRKs do New Delhi và Matx cơ va hợp tác sản xuất. Trị giá một khẩu đội tên lửa BrahMos BRKs là khoảng 125 triệu USD; nếu Hà Nội mua tổng cộng năm khẩu đội số tiền sẽ là 625 triệu USD.

Tin cho biết việc Việt Nam lên kế hoạch đàm phán mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ diễn ra từ năm 2017; tuy nhiên kế hoạch này bị kéo dài do vấn đề khung giá cả.

Trước đó, vào năm 2016, Ấn Độ đề nghị cung cấp cho Việt Nam khoản tín dụng quốc phòng 500 triệu USD để mua vũ khí, trong đó có các tàu tuần tra và thiết bị chống ngầm hiện đại tân trang cho hai tàu tuần tra cũ Project 159 SKR-1.

Một năm trước, từ ngày 7-10/6/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh có chuyến thăm Việt Nam nhân dịp hai phía kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Nhân dịp này Hà Nội và New Delhi ký Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng song phương đến năm 2030.

Ngoài ra, hai nước còn ký kết bản Thỏa thuận Ghi nhớ (MoU) về hỗ trợ hậu cần quân sự (thỏa thuận đầu tiên kiểu này của Việt Nam), cho phép quân đội hai nước sử dụng các căn cứ của nhau để sửa chữa và tiếp tế. Kể từ năm 2016, Ấn Độ đã ký sáu hiệp ước hậu cần khác như vậy với các quốc gia như Nhật Bản, Australia, Pháp, Singapore, Hàn Quốc và Mỹ. Đây là một thỏa thuận mang tính bước ngoặt, vì nó cho phép các tàu chiến -bao gồm cả máy bay quân sự của quốc gia ký kết tiếp nhiên liệu và cập cảng các căn cứ của nhau.

Bài Liên Quan

Leave a Comment