Lukashenko ‘chơi dao hai lưỡi’ khi tiếp nhận Wagner

July 2, 2023

\"\"
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko

“Đánh cược với những lực lượng quân sự tư nhân mà nhà nước không thể kiểm soát hoàn toàn chứa đựng rất nhiều nguy cơ, bởi họ có thể bất ngờ hành động khi thời cơ đến mà không ai lường trước được”, một nhà quan sát nói.

Tổng thống Lukashenko cho rằng Belarus có thể hưởng lợi từ kinh nghiệm chiến đấu của Wagner, đồng thời hào hứng với ý tưởng từng bước tích hợp lực lượng này vào quân đội Belarus.

“Bộ trưởng Quốc phòng Victor Khrenin đã nói: ‘Tôi không ngại viễn cảnh sở hữu một đơn vị như Wagner trong hàng ngũ”. Tôi cũng đồng tình với ông ấy. Chúng ta chưa xây bất kỳ doanh trại nào cho tập đoàn Wagner, song nếu họ muốn thì chúng ta sẽ bố trí chỗ ăn nghỉ cho họ”, Tổng thống Lukashneko phát biểu tại Minsk trước các tướng lĩnh và quan chức an ninh quốc gia.

Tổng thống Litva Gitanas Nauseda ngày 27/6 bày tỏ lo ngại về “rủi ro bất ổn gia tăng” sau khi Wagner được phép hiện diện ở Belarus. Trong khi đó, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda kêu gọi NATO cần tính toán hướng phản ứng mạnh mẽ. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phải trấn an lãnh đạo các nước rằng liên minh đủ khả năng bảo vệ thành viên ở sườn Đông.

\"\"
Binh sĩ Wagner

“Chúng ta đã tăng hiện diện quân sự ở khu vực này. Trong hội nghị thượng đỉnh sắp tới, chúng ta sẽ tiếp tục củng cố năng lực phòng thủ chung bằng các lực lượng có khả năng phản ứng nhanh và được tăng thêm nguồn lực”, ông Stoltenberg nói.

Tuy nhiên, giới quan sát nhận định quyết định mở cửa chào đón Wagner vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường đối với Belarus. Tổ chức quân sự tư nhân này được thành lập vào năm 2014 và đã mở rộng cả về sức mạnh quân sự lẫn tài lực sau gần một thập kỷ, đặc biệt là từ khi chiến sự Nga – Ukraine bùng nổ.

Dmitry Trenin, giáo sư Trường Kinh tế Cao cấp và chuyên gia Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế của Nga, cảnh báo Wagner đã trở thành một tổ chức quân sự độc lập được trang bị vũ khí hiện đại, đủ khả năng đe dọa ổn định chính trị ở quốc gia mà họ hoạt động, trong đó cuộc nổi loạn ở Nga là một minh chứng.

Trong vụ nổi loạn, Prigozhin dẫn theo 25.000 tay súng Wagner cùng nhiều xe tăng, thiết giáp tiến từ vùng Donbass vào tỉnh Rostov của Nga mà gần như không vấp phải sự kháng cự nào.

Chuyên gia chính trị Nga Andrey Suzdaltsev nhận định mô hình quân đội chính quy hợp tác với nhóm quân sự tư nhân không còn hiệu quả vì nguy cơ nảy sinh bất đồng giữa hai lực lượng, làm nhà nước phải tốn thêm nguồn lực cho hoạt động phản gián và những cơ chế khác để khắc phục hậu quả.

“Đánh cược với những lực lượng quân sự tư nhân mà nhà nước không thể kiểm soát hoàn toàn chứa đựng rất nhiều nguy cơ, bởi họ có thể bất ngờ hành động khi thời cơ đến mà không ai lường trước được”, Trenin nhận định.

Katia Glod, chuyên gia về quan hệ giữa Nga và phương Tây, cho rằng nhiều khả năng ông Lukashenko cũng không muốn tiếp nhận nhân tố bất ổn như Wagner và ông trùm Prigozhin. Tuy nhiên, tình huống nguy cấp tại Nga đã buộc lãnh đạo Belarus đưa ra lời đảm bảo an toàn cho Wagner để tránh kịch bản thảm họa.

Một trong những cảnh báo mà Lukashenko đưa ra cho Prigozhin khi đàm phán chấm dứt cuộc nổi loạn ngày 24/6 là xung đột giữa Wagner và quân đội Nga sẽ buộc Belarus phải tham chiến. Ông nhấn mạnh bất ổn tại Nga nếu leo thang vượt kiểm soát và lan rộng sẽ “phá hủy mọi thứ”.

Bài Liên Quan

Leave a Comment