- Tác giả,Katya Adler
- Vai trò,Biên tập viên châu Âu, BBC News
- 10 tháng 7 2023
Thời gian thượng đỉnh cấp cao thường niên Nato chính thức diễn ra chỉ còn tính theo giờ. Đây là một phép thử quan trọng cho liên minh quân sự này, trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin đang theo dõi chặt chẽ từ bên lề hội nghị.
Thượng đỉnh Nato có Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Rishi Sunak, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và nhiều lãnh đạo thế giới khác tham dự, đại sứ của 31 quốc gia thành viên cũng cùng tham gia, tranh luận điều họ có thể làm, nên làm và sẽ đưa ra tuyên bố công khai về Ukraine.
Thế thì tất cả sự hỗn độn này là thế nào?
Cuối tuần qua đã đánh dấu 500 ngày kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện nhằm vào Ukraine, cướp đất, tấn công dân thường và bắt cóc trẻ em.
Điều khiến Vladimir Putin thất vọng đó là châu Âu và đồng minh thân cận là Mỹ đã tiến đến viện trợ cho Ukraine (nhanh chóng hơn các quốc gia khác – nếu nhìn về Berlin), 165 tỷ USD viện trợ nhân đạo, tài chính và quân sự trước thời điểm tháng Năm của năm nay, theo Viện Kiel Institute for the Global Economy uy tín.
Đây là một hành động cẩn trọng, đôi khi không mấy thoải mái và nhằm tạo sự cân bằng đối với từng quốc gia châu Âu, Liên minh châu Âu (EU), và có thể cho rằng là hầu hết liên minh quân sự Nato, bao gồm cựu thù của Nga là Mỹ.
Câu hỏi hóc búa đặt ra là: Làm sao phát đi một thông điệp rõ ràng đến Moscow rằng Phương Tây sẽ không khoanh tay đứng nhìn và cho phép Điện Kremlin chiếm vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền tại Ukraine hoặc bất kỳ nơi nào tại châu Âu, và cùng lúc đó, tránh đối đầu trực tiếp với quốc gia có sở hữu vũ khí hạt nhân là Nga, và chịu rủi ro xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện?
Theo Tổng thống Mỹ Joe Biden: \”Tôi không nghĩ có sự nhất trí trong Nato về liệu có để Ukraine gia nhập liên minh Nato lúc này hay không, vào thời điểm này, ngay giữa lúc chiến tranh?
Ông Biden chỉ ra rằng việc Ukraine gia nhập liên minh sẽ đồng nghĩa \”cuộc chiến tranh vẫn đang diễn ra, và chúng ta tất cả đang cùng tham chiến. Chúng ta đang có chiến tranh với Nga, nếu điều đó đúng.\”
Và 500 ngày sau cuộc xâm lược Ukraine, hành động cân bằng của Nato không trở nên dễ dàng hơn chút nào.
Ukraine đã rõ ràng. Kyiv muốn có một chiếc ghế bình đẳng ở bàn họp Nato – với tất cả những đảm bảo an ninh đi cùng theo đó.
Và Ukraine hiện muốn điều này – hoặc bởi vì Ukraine nhận ra rằng Nato không thể để một thành viên mới gia nhập trong khi vẫn đang trong tình trạng chiến tranh, Ukraine muốn ít nhất \”một thông điệp rõ ràng rằng Ukraine sẽ thuộc liên minh\”, Tổng thống Volodymyr Zelensky, người giỏi về mặt truyền thông, cho biết.
\”Không phải vì cánh cửa mở ra cho chúng tôi, điều này không đủ, mà Ukraine sẽ phải ở trong đó,\” ông nói.
Thiếu bất kỳ điều gì thì ông Zelensky đe dọa sẽ không xuất hiện tại thượng đỉnh Nato, điều khiến không chỉ vài quốc gia thành viên Nato khó chịu, bao gồm Đức và Mỹ.
Nếu ông Zelensky không xuất hiện, thì cái nhìn về sự đoàn kết của Phương Tây với Ukraine – nhằm đưa ra một thông điệp rõ ràng cho Moscow tại thượng đỉnh lần này – sẽ trở thành một thảm họa.
Vấn đề chính là Nato đã nói với Ukraine là quốc gia này thuộc về liên minh vào năm 2008, lâu trước khi Nga xâm lược.
Kỳ vọng gia tăng về việc Nato phải hiện nay mang đến cho Kyiv điều gì đó quan trọng. Nhưng điều đó là gì?
Các nhà ngoại giao cấp cao từ một số quốc gia chính trong Nato bình luận với tôi cho bài báo này, với điều kiện ẩn danh, để có thể đưa ra quan sát của họ một cách tự do.
Họ cho biết biết các thành viên Nato đoàn kết liên quan đến vấn đề Ukraine, thuộc về \”gia đình\” của mình. Nhưng họ vẫn bị chia rẽ liên quan đến phần chi tiết.
Thượng đỉnh Nato sẽ diễn ra tại Vilnius, thủ đô của Lithuania. Đây là một trong ba quốc gia nhỏ vùng Baltic ở sân sau của Nga, vốn bị Liên Xô chiếm đóng và sáp nhập từ cuối Thế chiến thứ Hai.
Người dân Lithuania, Latvia và Estonia cảm nhận được nỗi đau của Ukraine. Cùng với quốc gia Đông Âu là Ba Lan, vốn tự xem mình là một nạn nhân cũ từ sự áp bức của Nga, họ đòi hỏi Ukraine nên được cung cấp một lộ trình gia nhập Nato nhanh chóng sau lệnh ngừng bắn cuối cùng với Moscow.
Nhưng các quyết định của Nato cần có sự nhất trí hoàn toàn từ các quốc gia thành viên. Đức, Mỹ và Anh nằm trong số các nước thận trọng hơn.
Trước tiên, theo các điều kiện chính thức, liên minh Nato sẽ thông thường muốn một quốc gia muốn gia nhập phải hoàn thành trước khi trở thành thành viên.
\”Nếu Ukraine xứng đáng trở thành một phần của Nato, thì chúng tôi có cùng các mối quan ngại như hồi năm 2008,\” một nhà ngoại giao có tầm ảnh hưởng nói với tôi.
\”Chúng tôi muốn thấy các sự cải tổ, một cuộc chiến chống tham nhũng, và kiểm soát hợp lý lực lượng vũ trang,\” ông cho biết. Nhưng ông nói thêm rằng ông nghĩ rằng giới chức Ukraine đã học được bài học rõ ràng từ nạn tham nhũng trong quân đội Nga, vốn đã bòn rút hàng tỷ USD và khiến quân dội Nga suy yếu, thiếu sẵn sàng cho cuộc chiến đấu.
Một số quốc gia Nato cũng lo lắng nếu có một lời hứa chắc chắn để Kyiv gia nhập ngay lập tức sau một lệnh ngừng bắn với Nga, thì điều này có thể khiến Moscow kéo dài cuộc chiến tranh lâu hơn nữa.
Thế thì Ukraine có thể kỳ vọng gì từ cuộc gặp thượng đỉnh này?
Trước tiên, sự kiên nhẫn chiến lược – như Camille Grand, một cựu chuyên gia Nato và hiện là chuyên gia về quốc phòng từ European Council on Foreign Relations nhận định. Một cam kết rõ ràng từ Phương Tây là họ sẽ cùng sát cánh với Ukraine trong dài hạn. Và rằng Nga không nên tin rằng quốc gia này có thể chờ đợi đến lúc Phương Tây bỏ rơi Ukraine.
Tôi bị ấn tượng trong suốt các cuộc hội thoại với các nhà ngoại giao về việc những quốc gia của họ cảm thấy không lo lắng, dường như về tốc độ chậm hơn dự kiến của cuộc phản công của Ukraine chống lại Nga.
Họ dường như cùng thuộc một luồng suy nghĩ như Ngoại trưởng Anh, người nói rằng \”đây không phải là một bộ phim Hollywood\”.
\”Moscow đã có thời gian dài, dài để chuẩn bị cho cuộc xâm lược này,\” một đại sứ nói với tôi. \”Và hiện nay chúng tôi kỳ vọng Ukraine sẽ đạt được thành công quan trọng trong ba hoặc bốn tuần? Chuyện này là phi thực tế.\”
\”Ukraine đang cố gắng đạt được bước tiến trong khi vẫn giữ gìn mạng sống con người,\” một người khác bình luận, so sánh với điều mà ông gọi là thái độ \’xay thịt\” của Nga, đẩy binh sĩ của họ \”lên phía trước\” để rồi phải bị bỏ mạng hàng loạt.
\”Chúng tôi có nhận được câu hỏi riêng về việc Ukraine có thể nhận vũ khí nhanh đến mức nào? Chắc chắn có rồi!\” một nhà ngoại giao thành thật cho biết. \”Nhưng quan trọng là người dân Ukraine không cảm thấy chúng tôi đang theo dõi mọi chuyện mà họ làm.\”
\”Chúng tôi đang trao cho họ hỗ trợ quân sự quan trọng, ngày càng phức tạp hơn và họ – và Moscow – cần phải biết là vũ khí đang tiếp tục được chuyển đến.\”
Một trong những cuộc đối thoại quan trọng tại thượng đỉnh Nato ở Vilnius sẽ tập trung về ngành công nghiệp quốc phòng của châu Âu: Khoản đầu tư cần có để đảm bảo nguồn cung có thể được chuyển đến Ukraine, trong khi vẫn để các thành viên EU và Nato đủ năng lực quốc phòng để tự lo cho chính mình.
Và cũng câu hỏi về khả năng tương thích – vào lúc này đây, tình hình hơi hỗn độn. Mỗi quốc gia thành viên Nato tiến hành viện trợ quân sự cho Ukraine, để Kyiv chật vật với các dạng xe thiết giáp, xe tăng… khác nhau. Không chính xác là cách hiệu quả nhất để tiến về phía trước.
Thứ hai, nếu như Ukraine không được ngay lập tức gia nhập Nato, thì một nhóm các nước (tập trung xung quanh nhưng không giới hạn là Anh, Pháp, Mỹ và Đức) đang hình thành \”một liên minh ý chí\” để mang đến cho Kyiv các đảm bảo an ninh. Quốc gia thận trọng hơn như Mỹ gọi điều này là \”những đảm bảo an ninh\”. Kỳ vọng sẽ có thêm chi tiết xuất hiện trong thượng đỉnh Nato.
Thứ ba, vào ngày thứ hai của thượng đỉnh, Nato sẽ nhóm họp Hội đồng Nato-Ukraine mới được thành lập – điều này sẽ trở nên rất kỳ quặc nếu Tổng thống Zelensky quyết định không tham dự! Ý tưởng của hội đồng này sẽ là nâng cấp sự kết nối của Kyiv với liên minh, cung cấp cho quốc gia này khả năng tiếp cận lớn hơn với các nguồn lực của Nato.
Thứ tư, Nato cũng có thể bỏ Kế hoạch Hành động Thành viên (Membership Action Plan) được yêu cầu để Ukraine gia nhập, giúp Kyiv ít ra không phải trải qua một quy trình chuẩn bị theo từng giai đoạn, kéo dài mà các ứng viên khác phải trải qua.
Sau cùng thì không có ai ở Nato chất vấn về đòi hỏi hậu thuẫn Ukraine trong ngắn, trung và dài hạn. Ngay vào lúc này, thì có Ukraine có sự tự do trong cuộc phản công của mình.
Một số quốc gia trong Nato – nổi bật là Ý – đã lo lắng mặc dù ý kiến dư luận vẫn còn ủng hộ viện trợ quân sự tốn kém cho Ukraine. Liên minh Nato cũng cần phải nỗ lực (nhiều) để duy trì một lập trường chung đối với Nga khi cuộc chiến tranh kết thúc.
Một số thành viên Nato chính thức tuyên bố tùy vào Kyiv quyết định điều kiện cho các cuộc đàm phán về một lệnh ngừng bắn với Moscow có được thỏa mãn hay không.
Nhưng ở hậu trường, các nhà ngoại giao nói với tôi có thể đến lúc Phương Tây nên thì thầm với Kyiv là nên có một lệnh ngừng bắn trong tầm của mình, thay vì chịu mất mát mạng sống của người dân Ukraine hơn nữa, và tiêu tốn hàng tỷ USD tiền của các quốc gia Phương Tây trong một cuộc chiến không thể giành được chiến thắng.
Mặc dù họ khẳng định, cuộc hội thoại đó rõ ràng không phải vào thời điểm này.