Quan hệ Việt Nam-Campuchia: Bất đồng sẽ được giải quyết dưới thời ông Hun Manet?

\"Ba

Việt Nam và Campuchia còn vướng mắc ba vấn đề lớn, đã kéo dài trong hàng thập kỷ qua.

Ba vấn đề bao gồm đường biên giới chưa cắm mốc hoàn chỉnh, hàng chục ngàn người gốc Việt tại Campuchia sinh sống trong tình trạng \’vô chính phủ\’ và vẫn còn quan điểm khác nhau về Việt Nam xâm lược hay giải phóng Campuchia.

Cắm mốc biên giới, lao động gốc Việt và cuộc chiến chống Pol Pot

Việt Nam và Campuchia là một nước láng giềng có đường biên giới chung hơn 1.200 km.

Cho đến nay, chỉ có 84% đường biên giới chung được chính thức phân giới cắm mốc. Năm 2020, vấn đề này từng căng thẳng trở lại khi Campuchia nói binh sĩ Việt Nam dựng 31 lều cắm gần biên giới, khu vực hai bên chưa đạt được thỏa thuận phân giới cắm mốc.

Sau khi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ sụp đổ và nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia ra đời (07/01/1979), ngày 27/12/1985 Việt Nam và Cộng hoà nhân dân Campuchia đã ký Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia trên cơ sở thỏa thuận năm 1967.

Từ Sài Gòn, nhà nghiên cứu về Biển Đông và Đông Nam Á, Đinh Kim Phúc nhận định, \”Biên giới trên bộ còn 16% đường biên giới chưa được cắm mốc dù bản đồ của Pháp và Liên Hiệp Quốc đã nêu rất rõ…Về lãnh hải, từ sau 1959, lập trường hai nước vẫn khác nhau.\”

Vấn đề biên giới với Việt Nam là chủ đề nhạy cảm tại Campuchia và nhiều nhân vật trong chính trường đã lên tiếng phản pháo.

Hơn 10 năm trước, ông Sam Rainsy, lãnh đạo Đảng Cứu nguy Dân tộc đối lập – Cambodia National Rescue Party (CNRP), hiện đã bị giải tán – đang sống lưu vong tại Pháp – từng đi đầu trong các vấn đề về biên giới này.

Ông đã thường xuyên cáo buộc chính phủ Campuchia, đặc biệt Thủ tướng Hun Sen đã nhượng đất cho Việt Nam, cho phép người nhập cư Việt Nam sinh sống trái phép tại đây.

\"Bản

Trong một nghiên cứu vào năm ngoái về quan hệ Việt Nam-Campuchia, trên chuyên trang của Viện nghiên cứu ISEAS Yusok Ishak Institute, Tiến sĩ Heng Kimkong, Đại học Queensland (Úc), hiện là nhà nghiên cứu cấp cao từ Cambodia Development Center cho biết nhiều người dân Campuchia vẫn có tâm lý cho rằng Việt Nam còn ý muốn bành trướng và xâm lấn vào đất đai của Campuchia bất kỳ khi nào có khả năng, mặc dù tâm lý \’bài Việt Nam\’ dường như đã suy giảm trong những năm qua.

Ở Campuchia từng có niềm tin rằng quốc gia này đã để mất Kampuchea Krom (Kampuchea Hạ) và đảo Koh Tral (đảo Phú Quốc hiện nay) vào tay Việt Nam trong quá khứ.

Theo Tiến sĩ Heng Kimkong thì vẫn còn các bộ phận cư dân Campuchia nhất định tin vào điều này, và thường xuyên lặp lại cáo buộc chính phủ Campuchia đang vận hành dưới tầm ảnh hưởng của Việt Nam.

Từ Sài Gòn, nhà nghiên cứu về Biển Đông và Đông Nam Á Đinh Kim Phúc phân tích với BBC.

\”Phú Quốc đã thuộc chủ quyền của Việt Nam từ trước khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858) và xâm lược Campuchia (1884).\”

\”Người Khmer chưa hề làm chủ vùng đất này. Đế quốc Angkor trong thời cực thịnh nhất, từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XII, cũng chưa bao giờ làm chủ vùng đất này vì một lý do đơn giản: người Khmer không có mặt trên đồng bằng sông Cửu Long. Cho đến nay các nhà khảo cổ học không tìm thấy đền đài nào của thời Angkor trên đồng bằng sông Cửu Long. Cũng nên biết nền văn minh chói sáng của các thời đại Angkor thể hiện qua các công trình kiến trúc bằng đá, tất cả đều tập trung quanh khu vực Siem Reap và Battambang.\”

\”Quyển \”Gia Định thành thông chí\” do Trịnh Hoài Đức biên soạn trong đời Gia Long và năm Minh Mạng thứ nhất (1820) đã được công bố. Trong đó, địa danh Phú Quốc và việc xác lập đơn vị hành chánh ở Phú Quốc thuộc riều Nguyễn đã được nhắc lại ở sáu mục. Năm 1835, Đại Nam thống nhất toàn đồ đã được triều đình Nguyễn công bố, đây là một bản đồ có thể nói là hoàn chỉnh nhất đối với chủ quyền quốc gia Việt Nam so với lúc bất giờ mà đảo Phú Quốc là một phần lãnh thổ không thể chia cắt\”, ông cho biết.

\"Ông
Chụp lại hình ảnh,Thủ tướng Hun Sen vào năm 1952. Ông Hun Sen đã nắm quyền tại Campuchia từ năm 1985 cho đến nay

Việt Nam giúp Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, tuy nhiên sau khi duy trì sự hiện diện quân sự từ năm 1979 đến 1989 đã tạo những cái nhìn khác nhau trong giới đối lập với Đảng cầm quyền CPP của ông Hun Sen.

Năm 2022, Thủ tướng Hun Sen tuyên bố ông \”Luôn ghi nhớ sự giúp đỡ của Việt Nam trên hành trình lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot\”.

Nếu như ngày 07/01 kỷ nhiệm chế độ Khmer Đỏ sụp đổ (1979) được Campuchia gọi là ngày Chiến thắng thì vẫn còn quan điểm đối chọi, gọi là \’Ngày Xâm lược\’ và Việt Nam chiếm đóng Campuchia trong một thập niên sau đó, theo Tiến sĩ Heng Kimkong.

Vấn đề vướng mắc cuối cùng trong quan hệ hai nước là hàng chục ngàn người lao động gốc Việt phải chịu cảnh sống \’vô chính phủ\’ tại Campuchia khi không được nhập quốc tịch.

Năm 2022 có hơn 100.000 người Việt đang sinh sống tại Campuchia, theo truyền thông Việt Nam.

Tiến sĩ Heng Kimkong đề cập đến vấn đề này như sau, \”Với cách tiếp cận dường như \’tới đâu thì tới\’ của chính phủ Campuchia đối với vấn đề người lao động Việt Nam không có quốc tịch tại Campuchia, thì đây vẫn là vấn đề mang tính nhạy cảm, tạo ảnh hưởng đến nền chính trị của Campuchia và tạo nên sự chia rẽ trong lòng người dân Campuchia.\”

Tiến sĩ Heng Kimkong cho biết thêm vấn đề người gốc Việt không được nhập quốc tịch có thể bị lợi dụng để làm gia tăng tinh thần dân tộc và tâm lý chốngViệt Nam tại Campuchia.

Ông Hun Manet có khác cha mình?

\"Ông
Chụp lại hình ảnh,Sinh năm 1977, ông Hun Manet tốt nghiệp Học viên quân sự West Point ở Mỹ vào năm 1999, thạc sĩ kinh tế tại Đại học New York năm 2002, và tiến sĩ kinh tế tại Đại học Bristol vào năm 2008

Ông Hun Manet dự kiến sẽ trở thành thủ tướng mới của Campuchia vào ngày 10/8 tới đây, theo tuyên bố của Thủ tướng Hun Sen vào ngày 26/07.

Sinh năm 1977, ông Hun Manet tốt nghiệp Học viên quân sự West Point ở Mỹ vào năm 1999, thạc sĩ kinh tế tại Đại học New York năm 2002, và tiến sĩ kinh tế tại Đại học Bristol vào năm 2008.

Ông Hun Sen từng nói rằng người con trai cả của mình đã được sinh ra từ linh khí của một cây đa.

Tiến sĩ Heng Kimkong nói với BBC News Tiếng Việt ba vấn đề còn tồn đọng giữa Việt Nam và Campuchia \”không thể dễ dàng được giải quyết dưới thời Hun Manet\”.

\”Vấn đề khẩn cấp liên quan đến việc người lao động Việt Nam bất hợp pháp hoặc không được cấp quốc tịch ở Campuchia, cũng như vấn đề cắm mốc phân giới đều rất nhạy cảm, có thể ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam-Campuchia.\”

\”Chính phủ do Đảng CPP lãnh đạo có thể không đủ động lực để giải quyết những vấn đề này, xét về bối cảnh mối quan hệ thân thiết với Việt Nam. Hơn nữa, chính phủ mới của Campuchia có thể tập trung về phát triển kinh tế hơn là những vấn đề phức tạp này với Việt Nam\”.

\”Hệ thống chính phủ mà ông Hun Manet thừa hưởng, mặc dù thông qua bầu cử, nhưng có thể ngăn chặn ông ấy đưa ra bất kỳ cải cách có ý nghĩa nào hoặc giải quyết những vấn đề vốn đã kéo dài trên\”, Tiến sĩ Heng Kimkong nói.

Ông Hun Manet cho đến nay rất ít trả lời phỏng vấn của truyền thông và có ít thông tin có thể hé lộ về tầm nhìn của ông ấy dành cho Campuchia và 16 triệu người dân.

Ông Hun Manet phần lớn tránh né các bài phát biểu dài trong chiến dịch vận động của Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), hầu như tự hạn chế chuyện cười và vẫy tay.

Trong ngày cuối cùng vận động bầu cử vào ngày thứ Sáu 21/07, vị đại tướng của Campuchia chỉ nói ngắn gọn rằng, bỏ phiếu cho Đảng CPP là bỏ phiếu vì một tương lai tươi sáng và cảnh báo về những nỗ lực \”cực đoan\” nhằm \”phá hủy cuộc bầu cử\”.

Tuy nhiên những nỗ lực này là gì thì không được ông đề cập cụ thể.

Trước đó vào năm 2015, ông Manet nói với đài ABC của Úc rằng Campuchia cần phải gìn giữ nền hòa bình, ổn định và an ninh \”bằng mọi giá\”.

\"Hồ

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc nhận định, \”Theo tôi, Hun Manet tốt nghiệp ở Phương Tây, có cái nhìn giữa phong kiến và hiện đại, giữa độc tài và dân chủ. Ông ấy có thể học được cách phát triển của Phương Tây để giúp Campuchia phát triển nhanh hơn đời cha của mình.\”

Trong khi đó, Tiến sĩ Heng Kimkong nói với BBC, \”Theo ý kiến của tôi, mọi người ở Campuchia hy vọng ông Manet sẽ đưa ra một sự thay đổi trong cách Campuchia tiến về phía trước. Tôi tin chính ông Hun Manet có thể muốn mang đến sự thay đổi ở Campuchia, cải thiện hình ảnh vương quốc này trên chính trường quốc tế cũng như cải thiện đánh giá của người dân Campuchia về chính phủ mới.\”

\”Thế nhưng, mặc dù ông ta có thể muốn theo đuổi lộ trình này, thì hệ thống hiện hữu được thiết lập dựa trên các mạng lưới gia đình trị và tính chất cha truyền con nối có thể không thể không cho phép Hun Manet thực hiện điều này. Có khả năng hơn là vai trò lãnh đạo của ông ấy sẽ bị đóng khung trong một hệ thống do chính cha ông ấy tạo nên\”, Tiến sĩ Heng Kimkong nói.

Ông Hun Sen từng ra dấu hiệu rằng ông kỳ vọng con trai mình sẽ lãnh đạo đất nước theo mô hình của chính ông.

Reuters tường thuật phần trả lời của ông Hun Sen trên Phnom Penh Post, khi được hỏi liệu con mình có lãnh đạo theo cách khác biệt ông hay không.

Ông Hun Sen đã cười và nói, \”Theo cách nào chứ? Bất kỳ sự đi chệch hướng đều đồng nghĩa phá vỡ nền hòa bình và đảo ngược những thành tựu của thế hệ đi trước đã gầy dựng.\”

Giáo sư Lee Morgenbesser, tác giả sách Behind the Facade: Elections under Authoritarianism in Southeast Asia, nói với Reuters, nền tảng giáo dục Phương Tây không đồng nghĩa ông Hun Manet là một nhà lãnh đạo ôn hòa hơn.

\”Mỗi khi có một người con của một nhà độc tài nối nghiệp cha mình, góc nhìn của câu chuyện luôn là ông ta sẽ có khả năng trở thành một nhà cải cách, có khả năng theo đường lối ôn hòa, cấp tiến, vì lĩnh hội nền giáo dục Phương Tây.\”

Thế nhưng, \”Tôi chưa bao giờ từng thấy chuyện này xảy ra.\” Giáo sư Morgenbesser nói.

\"\"/
Chụp lại video,Thủ tướng Hun Sen đã nhiều lần tuyên bố sẽ chuyển giao quyền lực cho con trai cả của mình

Bài Liên Quan

Leave a Comment