Nghệ thuật làm gốm của người Chăm và baguette Pháp thành di sản UNESCO


Một phụ nữ Chăm làm đồ gồm theo phương pháp thủ công truyền thống ở làng Bàu Trúc, Ninh Thuận
Chụp lại hình ảnh,Một phụ nữ Chăm làm đồ gồm theo phương pháp thủ công truyền thống ở làng Bàu Trúc, Ninh Thuận

Tổ chức UNESCO vừa thêm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể hơn 20 hạng mục từ nhiều nước trên thế giới.

“Nghệ thuật làm gốm của người Chăm”, cùng bốn hạng mục khác được đưa vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể Cần bảo vệ .

Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 15 của Việt Nam được UNESCO vinh danh.

Nghệ thuật làm đồ gốm Chăm hiện còn hiện diện chủ yếu ở Trì Đức, tỉnh Bình Thuận và Bàu Trúc, tỉnh Ninh Thuận.

Bắt nguồn từ khoảng cuối thế kỷ 12, Bàu Trúc được xem là một trong số rất ít những làng gốm cổ ở Đông Nam Á còn giữ lại cách làm đồ gốm thủ công truyền thống. Theo phương pháp này, người thợ gốm không dùng bàn xoay mà dùng tay để tạo hình đồ vật.

Người Pháp có lý do để ăn mừng, khi UNESCO đưa baguette vào danh sách “di sản văn hóa phi vật thể”.

Việc đưa baguette vào danh sách “tôn vinh cách sống Pháp”, Giám đốc Tổ chức UNESCO Audrey Asoulay nói, và thêm rằng: “Chiếc baguette là nghi thức hàng ngày, một phần của bữa ăn, đồng nghĩa với chia sẻ và vui vẻ.

“Điều quan trọng là những bí quyết và thói quen xã hội này tiếp tục tồn tại trong tương lai.”

A baker in Nice shows off his baguettes
Chụp lại hình ảnh,Năm 2019, ước tính gần 6 tỷ chiếc baguette được cho ra lò ở Pháp mỗi năm

‘Cả thế giới ghen tỵ’

Không ai rõ nguồn gốc chính xác của chiếc baguette: có người cho rằng Napoleon ra lệnh làm bánh baguette vì nó dễ cho người lính mang theo trên đường, trong khi những người khác lại cho rằng nó xuất hiện sau đó rất nhiều – như một loại bánh mỳ dễ dàng cho công nhân xé và chia sẻ mà không cần dùng dao ở Paris. Có một số ý kiến lại nói những thợ làm bánh người Áo những năm 1830 có công tạo nên hình dáng của chiếc baguette.

Tuy nhiên, chiếc baguette mà chúng ta biết tới ngày nay chỉ mới được đặt tên chính thức hơn 100 năm trước, hồi 1920. Đó là khi những quy định nghiêm ngặt bánh mỳ thế nào thì được gọi là baguette ra đời – phải có chiều dài chuẩn là 80 cm và nặng 250g. Thậm chí, nó có giá cố định cho tới năm 1986.

Vào giữa thế kỷ thứ 20, chiếc baguette được ưa chuộng trên khắp nước Pháp. Nhưng từ năm 1970, 400 lò bánh mỳ thủ công đóng cửa mỗi năm, với tổng số lò bánh mỳ ở Pháp giảm từ 55.000 xuống chỉ còn 35.000 ngày nay, theo hãng tin AFP.

Thế nhưng nó vẫn giữ vai trò chủ chốt về văn hóa Pháp, với tổng thống Emmanuel Macron từng nói chiếc baguette “được cả thế giới ghen tỵ”.

Ông Macron – người đã đấu tranh để đưa chiếc baguette vào danh sách của UNESCO từ lâu – bình luận rằng chiếc baguette là “250 grams của sự kỳ diệu và hoàn hảo trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.”

Nguồn hình ảnh, UnescoChụp lại hình ảnh,

Đoàn đại biểu Pháp ăn mừng thông báo của UNESCO bằng cách vẫy chiếc baguette

Với những thợ làm bánh mỳ thủ công vẫn tâm huyết với chiếc baguette, công bố hôm thứ Tư cũng là sự công nhận đáng mừng cho ngành thủ công mà họ đã hoàn thiện.

“Chiếc baguette là bột mỳ, nước, muối và men – và bí quyết của người thợ thủ công,” Dominique Anract, chủ tịch hiệp hội thợ làm bánh, nói trong một thông cáo.

Chủ lò bánh người Paris Priscilla Hayertz xác nhận với AFP rằng nó là “một sản phẩm cơ bản” nhưng là một sản phẩm “tác động tới mọi giai tầng văn hóa xã hội, cho dù bạn giàu, nghèo…không quan trọng, ai cũng ăn baguette.”

Bài Liên Quan

Leave a Comment