Ấn Độ làm nên lịch sử khi phi thuyền Chandrayaan-3 đáp gần cực nam Mặt trăng

Moon landing reaction
Chụp lại hình ảnh,Nhân viên Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn độ (ISRO) ăn mừng giây phút tàu Chandrayaan-3 đáp xuống cực nam Mặt trăng thành công

một giờ trước

Vikram
Chụp lại hình ảnh,Hình ảnh tàu đổ bộ Vikram

Ấn Độ làm nên lịch sử khi trở thành quốc gia đầu tiên đáp xuống gần cực nam của Mặt trăng thành công.

Phi thuyền Chandrayaan-3 gồm một tàu bay quanh quỹ đạo, một tàu đổ bộ và một cỗ xe đổ bộ nhỏ, rời trái đất hôm 14/7 từ trung tâm vũ trụ Sriharikota ở nam Ấn Độ.

Tàu đổ bộ Vikram, mang tên người sáng lập Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn độ (ISRO) ông Vikram Sarabhai – mang theo cỗ xe đổ bộ mang tên Pragyaan, có nghĩa là trí khôn trong tiếng Phạn (Sanskrit).

Nếu mọi chuyện diễn ra như dự tính, cỗ xe đổ bộ sáu bánh nằm trong tàu Vikram sẽ di chuyển trên bề mặt Mặt trăng để thu thập các hình ảnh và dữ liệu.

Một trong những mục tiêu chính của phi thuyền này là tìm kiếm nước đóng băng, điều mà các nhà khoa học nói có thể hỗ trợ cho sự sống của con người trên Mặt trăng trong tương lai.

India moon landing

Chỉ vài ngày trước, phi thuyền Luna-25 của Nga đã nổ tung khi đang tìm cách đáp xuống cùng khu vực trên Mặt trăng.

Cực nam Mặt trăng là nơi hứa hẹn cho cuộc tìm kiếm nước đóng bang. Diện tích bề mặt luôn nằm khuất bóng trên mặt trăng là rất lớn, và các nhà khoa học nói có khả năng có nước đóng băng ở vùng này.

Mỹ, Liên Xô cũ và Trung Quốc đều đã đổ bộ thành công gần đường xích đạo Mặt trăng – nhưng chưa nước nào có sứ mệnh thành công tới cực nam.

Sứ mệnh Chandrayaan-2 của Ấn Độ hồi 2019 đã thất bại – phi thuyền đâm vào bề mặt mặt trăng.

“Ấn Độ giờ đây đang trên Mặt trăng,” Thủ tướng Ấn Độ Modi nói với nhân viên tổ chức ISRO.

Ông hiện đang ở Nam Phi nhưng nói tâm trí ông hướng về Chandrayaan-3 cũng như tất cả người dân Ấn Độ.

Ông chúc mừng phòng điều khiển ISRO và tất cả người Ấn Độ về thành tựu lịch sử này.

Chi phí cho sứ mệnh này là 6,1 tỷ rupee, chừng 75 triệu USD. Chi phí này chưa bằng nửa khoản 200 triệu USD cho phi thuyền Luna-25 của Nga.

Các cuộc thám hiểm lên Mặt trăng và Sao Hỏa trước đây của Ấn Độ cũng cũng được thực hiện với chi phí khiêm tốn, theo truyền thông nước này.

Họ nói đây là nhờ nỗ lực giảm thiểu “sự lãng phí sản phẩm” của ISRO.

Giải thích vì sao sứ mệnh lên Mặt trăng này của Ấn Độ lại có chi phí thấp hơn của Mỹ, nhà khoa học vũ trụ GS Andrew Coates nói với BBC rằng Ấn Độ hạn chế trọng lượng của con tàu ở mức 15kg, khiến cho con tàu này “nhỏ” hơn.

Bài Liên Quan

Leave a Comment