- Derek Cai
- BBC News, Singapore
30 tháng 8 2023
Một nhóm được thành lập để thúc đẩy việc sử dụng tiếng Quảng Đông ở Hong Kong đã bị dẹp sau khi chính quyền đột kích nơi ở của người sáng lập vào tuần trước.
Chính quyền dẫn luật an ninh quốc gia – một đạo luật gây tranh cãi – và yêu cầu tổ chức này gỡ bỏ một chuyện ngắn đăng trên website của họ.
Cuộc đột kích được xem như một sự xói mòn nữa đối với quyền tự do ngôn luận của thành phố này.
Người sáng lập nhóm nói với BBC rằng ông quyết định đóng cửa tổ chức dựa trên các lời khuyên pháp lý.
“Lo ngại lớn nhất của tôi là sự an toàn của gia đình và bạn bè tôi ở Hong Kong. Tôi nhận ra rằng nếu tôi không đóng cửa tổ chức này, họ có thể tiếp tục dùng các tài liệu online, và đàn áp những người thân và bạn bè tôi,” Andrew Chan, 28, người dạy tiếng Quan Thoại và tiếng Quảng Đông online, nói.
Tiếng Quảng Đông là một phương ngữ Trung Quốc được đại da số dân trên đảo và tỉnh Quảng Đông, sử dụng.
Ông Chan thành lập Hiệp hội học ngôn ngữ Hong Kong với sứ mệnh bảo vệ ‘quyền ngôn ngữ của người dân Hong Kong”.
Những xung đột giữa Hong Kong và Trung Quốc đại lục thường xoay quanh ngôn ngữ, bản sắc và sự khác biệt về quan điểm chính trị.
Câu chuyện ngắn nói gì?
Tiểu luận hư cấu này là nguồn gốc chính của cơn bão chính trị với tiêu đề “Thời gian của chúng ta” và được một tác giả độc lập gửi tới cuộc thi viết năm 2020 do nhóm của ông Chan tổ chức và chính phủ Hong Kong tài trợ.
Câu truyện này kể về một người đàn ông di cư từ Hong Kong đến Anh Quốc cùng cha mẹ vào năm 2020 – năm luật an ninh quốc gia được áp dụng. Sau khi cha mẹ qua đời vào năm 2030, người đàn ông này về thăm Hong Kong, chỉ để thấy lịch sử thành phố đã bị xóa sạch bởi sự cai trị độc tài.
Bài tiểu luận kế với câu: “Cuộc đấu tranh chống lại bạo quyền của con người là cuộc đấu tranh của ký ức chống lại sự quên lãng.” Câu này được viết bởi cố tiểu thuyết gia người Séc, Milan Kundera, người mà nhiều sách của ông có chủ đề xoay quay Chủ nghĩa Cộng sản Tiệp Khắc.
Giới chức muốn câu chuyện ngắn này phải bị gỡ bỏ khỏi website của Hiệp hội học ngôn ngữ Hong Kong. Nếu không tuân thủ, họ nói, ông Chan có thể bị truy nã bởi bộ an ninh quốc gia.
“Tôi không thể quay lại”
Ông Chan nói ông cảm thấy bị đe dọa sau khi ông liên lạc với giới chức Hong Kong.
“Trong cuộc nói chuyện, tôi thấy họ biết khá rõ tôi đã làm ở đâu và các hoạt động tại Hiệp hội,” ông nói.
Chính quyền Hong Kong không trực tiếp nói về vấn đề này. BBC đã liên hệ vói Bộ An ninh Quốc gia để hỏi về các bình luận.
Ông Chan, gia đình vẫn ở Hong Kong, nói rằng ông không biết ông có thể đi đâu vào lúc này. “Tôi hiện đang ở Úc.. Tôi không có kế hoạch ở lại. Nhưng tôi vẫn chưa tìm ra nơi đâu tôi có thể ở yên ổn bởi vì tôi không thể quay trở lại quê hương.”
Việc cho đóng cửa Hiệp hội học tiếng Hong Kong làm khuấy lên các cuộc tranh luận về việc có phải Trung Quốc đang cố gắng thay thế tiếng Quảng Đông bằng tiếng Quan Thoại.
“Đối với người Hong Kong, nhịp điệu của tiếng Quảng Đông là của họ. Mất đi tiếng Quảng Đông có nghĩa mất đi một phần trung tâm của con người họ, theo cách trở thành dân nhập cư ngay trên chính quê hương họ,” ông Matloff, giáo sư tại UC Davis người nói cả tiếng Trung và tiếng Quảng Đông, nói.
Tuy nhiên, ông Chan tin rằng lý do tổ chức của ông gặp rắc rối là bởi vì bài luận được lọt vào vòng trong của một cuộc thi viết do chinh phủ tài trợ.
“Ủng hộ tiếng Quan Thoại trở thành một lý do để họ báo cáo chúng tôi theo luật liên luật an ninh quốc gia,” ông nói.