Kim Jong-un chuẩn bị ‘đối thoại và đối đầu’ với Mỹ

bbc.com

Kim Jong-un chuẩn bị ‘đối thoại và đối đầu’ với Mỹ

A photo released by the official North Korean Central News Agency (KCNA) released on 18 June 2021 shows North Korean Supreme Leader Kim Jong-un attending the third day sitting of the 3rd Plenary Meeting of the 8th Central Committee of the Workers" Party of Korea (WPK) in Pyongyang, North Korea

Nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un nói đất nước của ông cần chuẩn bị cho cả “đối thoại và đối đầu” với Mỹ, và “đặc biệt là chuẩn bị đầy đủ cho cuộc đối đầu”.

Đây là lần đầu tiên ông Kim bình luận trực tiếp về chính quyền của ông Biden.

Bắc Hàn trước đó đã phớt lờ các nỗ lực thiết lập liên lạc ngoại giao của chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Kim Jong-un nói về những điều này tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo cấp cao ở Bình Nhưỡng.

Ông Kim nói họ cần “đặc biệt chuẩn bị đúng mức cho cuộc đối đầu để bảo vệ phẩm giá và quyền phát triển độc lập của nhà nước chúng ta,” cũng như đảm bảo một môi trường hòa bình và an ninh của Bắc Hàn, theo thông tấn xã KCNA.

Ông cũng nói Bắc Hàn sẽ “phản ứng mạnh mẽ và kịp thời” trước bất kỳ diễn biến nào và “tập trung nỗ lực ổn định tình hình trên bán đảo Triều Tiên”.

Bình luận mới nhất của Kim Jong-un được đưa ra vài ngày sau khi ông chính thức thừa nhận Bắc Hàn đang phải đối mặt với những lo ngại về tình trạng thiếu lương thực.

Đầu tuần này, lãnh đạo các nước G7, gồm cả ông Biden, đã kêu gọi Bắc Hàn từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa, và nối lại đối thoại.

Một quan hệ căng thẳng

Quan hệ của ông Kim với chính quyền của ông Biden cho đến nay vẫn đầy căng thẳng.

Trước cuộc bầu cử ở Mỹ, ông Biden đã gọi ông Kim là “côn đồ”, và vài ngày trước khi ông Biden nhậm chức, Bắc Hàn đã phô trương lực lượng bằng một cuộc diễu binh quân sự hùng hậu, khoe một tên lửa mới.

Vào tháng 4, ông Biden gọi Bắc Hàn là “mối đe dọa nghiêm trọng” với an ninh toàn cầu, khiến Bắc Hàn phản ứng đầy giận dữ, nói rằng tuyên bố này phản ánh ý định của ông Biden là “tiếp tục thực thi chính sách thù địch” với nước này.

Washington gần đây cũng đánh giá lại chính sách Bắc Hàn của mình và nói rằng Mỹ sẽ tiếp tục hướng tới việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.

Ông Biden hứa sẽ có một cách tiếp cận được đánh dấu bằng ngoại giao và “sự răn đe nghiêm khắc”.

Người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki nói “chính sách của chúng tôi sẽ không tập trung vào việc đạt được một thỏa thuận, cũng như sẽ không dựa vào sự kiên nhẫn chiến lược”.

Thay vào đó, Mỹ sẽ theo đuổi một “cách tiếp cận thực tế, cởi mở và thăm dò đường hướng ngoại giao với Bắc Hàn”, bà nói, và thêm rằng họ sẽ tập trung vào việc đạt được “tiến bộ thực tế”.

Ông Kim trước đó đã gặp người tiền nhiệm của ông Biden, ông Donald Trump, ba lần, nhưng các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa cuối cùng đã bị đình trệ.

Leif-Eric Easley, phó giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Ewha Womans ở Seoul, mô tả cách tiếp cận của ông Biden như một phương pháp điều phối quyết định chính sách của Bắc Hàn với các đồng minh, trong khi tiến hành “ngoại giao từng bước”.

Ông nói: “Chính quyền [Biden] không đưa ra một lộ trình chi tiết vì họ muốn có sự linh hoạt để Bình Nhưỡng chọn thời điểm và địa điểm có thể đạt được tiến bộ”.”Trong khi đó, Washington sẽ tăng cường khả năng răn đe bằng cách phối hợp các chiến lược, huấn luyện quân sự và phòng thủ tên lửa với đồng minh.”

Ông nói thêm rằng trong khi một số người có thể coi phát biểu mới nhất của ông Kim là “Bắc Hàn đang mở cửa cho đối thoại”, thực tế vẫn là nước này không bày tỏ thiện chí đối với các cuộc đàm phán về việc từ bỏ vũ khí hạt nhân.

“Bắc Hàn vẫn tập trung vào các vấn đề trong nước và muốn có những ưu đãi hơn từ Washington”, ông nói thêm.

“Bình Nhưỡng chỉ có thể trở lại đàm phán sau khi chứng tỏ sức mạnh bằng sự phục hồi kinh tế sau đại dịch và các vụ thử nghiệm quân sự khiêu khích”.

Bài Liên Quan

Leave a Comment