Chuyên gia Liên Hiệp Quốc lên án vụ tử hình Lê Văn Mạnh

2023.10.02

sharethis sharing button

Chuyên gia Liên Hiệp Quốc lên án vụ tử hình Lê Văn MạnhBáo cáo viên đặc biệt Morriz Tidball-Binz viết: “tôi quan ngại về việc thi hành án tử hình với Lê Văn Mạnh bất chấp những kêu gọi ân xá vào khi có những nghi ngờ về một phiên tòa công bằng và có những cáo buộc về tra tấn để lấy lời khai được dùng để chống lại anh ta và dẫn đến án tử hình này.”

 Công an, RFA edited

Báo cáo viên đặc biệt về giết người phi pháp của Liên  Hiệp Quốc lên án vụ tử hình tử tù Lê Văn Mạnh, đồng thời kêu gọi Việt Nam tuân thủ các cam kết với quốc tế về đảm bảo quyền lợi của tử tù và minh bạch trong việc thực hiện các án tử hình.

Tử tù Lê Văn Mạnh (sinh năm 1982) bị thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc vào sáng ngày 22/9 bất chấp những phản đối của tử tù này và gia đình về việc kết án mà họ cho là oan ức trong suốt hơn 18 năm qua.

Trong thông cáo báo chí công bố hôm 2/10, báo cáo viên đặc biệt Morriz Tidball-Binz viết: “tôi quan ngại về việc thi hành án tử hình với Lê Văn Mạnh bất chấp những kêu gọi ân xá vào khi có những nghi ngờ về một phiên tòa công bằng và có những cáo buộc về tra tấn để lấy lời khai được dùng để chống lại anh ta và dẫn đến án tử hình này.”

Ông Morriz Tidball-Binz cũng nhắc lại luật về nhân quyền quốc tế rằng bất cứ lời khai nào có được từ tra tấn đều không được sử dụng.

Chuyên gia của LHQ cũng bày tỏ quan ngại trước việc Tòa án Thanh Hóa đã không thông báo cho gia đình Mạnh biết về ngày thi hành án tử hình và cho họ có cơ hội thăm gặp tù nhân trước khi thi hành án. Thay vào đó, họ chỉ được yêu cầu làm đơn xin nhận xác tù nhân trong vòng ba ngày.

“Việc không cung cấp thông báo kịp thời về ngày thi hành án tử hình với cá nhân chịu án, theo quy định, là một hình thức đối xử tàn tệ, đi ngược lại với Công ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự” – thông cáo báo chí viết.

Nhân dịp này, chuyên gia của Liên Hiệp Quốc cũng bày tỏ quan ngại về việc Việt Nam không công bố số người bị thi hành án tử hình hàng năm trong khi việc minh bạch đối với thông tin này là một yêu cầu tối thiểu của quốc tế.

Bài Liên Quan

Leave a Comment