- Tác giả,Fan Wang
- Vai trò,BBC News, Singapore
- 12 tháng 11 2023
Cô Trần đã tham dự hơn 20 buổi hẹn hò khi đối phương chưa từng biết nhau trước, tất cả đều do mẹ của cô sắp đặt.
Cô nói một số buổi hẹn hò tệ hơn số khác, bởi vì có một điều kiện mà hầu hết những người đàn ông cô gặp dường như không thể chấp nhận được – đó là cô không muốn có con.
“Chuyện có con rất chán và tôi không thích trẻ con,” cô Trần nói, cô ở độ tuổi gần 30 và chỉ muốn chia sẻ với BBC họ của mình, không phải tên đầy đủ. “Nhưng tôi không thể tìm được một người đàn ông không muốn có con. Đối với họ chuyện không có con cái… giống như bản thân họ bị giết chết vậy.”
Dù một loạt các buổi hẹn hò không đi đến đâu, áp lực kết hôn dành cho cô ấy không hề vì thế mà suy giảm. Điều này chỉ khiến cô như sắp “nổ tung đến nơi”, cô cho biết.
Không chỉ cha mẹ của cô Trần muốn cô kết hôn và có con. Khi tỷ lệ kết hôn và sinh con giảm sút, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang khuyến khích hàng triệu phụ nữ trẻ và đàn ông về chung một nhà, nhằm đảo ngược xu thế này.
Hồi năm ngoái, dân số Trung Quốc đã sụt giảm lần đầu tiên trong 60 năm qua, và tỷ lệ sinh sản đã rớt xuống mức thấp kỷ lục. Số cặp đôi đăng ký kết hôn, chưa từng thấp như thế – 6,83 triệu – kể từ năm 1986.
Chán chường trong bối cảnh nền kinh tế phát triển chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng, những thanh niên Trung Quốc quay lưng trước nhưng lựa chọn truyền thống mà cha mẹ mình đặt ra.
Kết quả là Đảng Cộng sản Trung Quốc bị ‘đau đầu’ và hoàn toàn không còn là “chấn hưng quốc gia” như lời kêu gọi của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Giới chức ‘không thấu hiểu’
Mối quan ngại đã chạm tới ông Tập khi gần đây có một bài phát biểu về nhu cầu “vun đắp một nền văn hóa hôn nhân và sinh con mới”. Ông cũng nói về “củng cố những định hướng” để định hình quan điểm của người trẻ về hôn nhân, con cái và gia đình.
Đây không phải là chuyện mà giới chức Trung Quốc đã nỗ lực thực hiện.
Trên khắp đất nước, quan chức đã được huy động để động viên những người trẻ kết hôn, và các cặp đôi vẫn gìn giữ hôn nhân và sinh con.
Hồi đầu năm nay, một thị trấn nhỏ ở tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc thông báo sẽ tặng cho mỗi cặp đôi 1.000 nhân dân tệ (tương đương 137 USD; 108 bảng Anh), như “tiền thưởng” nếu cô dâu 25 tuổi hoặc nhỏ hơn. Điều này gây chấn động và sau đó khiến những người dân địa phương giận dữ, gọi chính quyền đã quá ngây ngô khi cho rằng một số tiền nhỏ như vậy lại có thể tạo nên tác động đối với một quyết định hệ trọng.
Ở nơi khác, giới chức giữ vững “thời kỳ 30 ngày hòa hoãn” dành cho các cặp đôi muốn ly thân hoặc ly dị. Điều này dẫn đến các lo lắng rằng điều này sẽ hạn chế những lựa chọn cá nhân, và làm hại các phụ nữ đang đối mặt với nạn bạo hành gia đình.
Ở các vùng nông thôn, ngày càng có thêm những người đàn ông phải chật vật tìm vợ, giới chức đã yêu cầu các phụ nữ ngừng đòi hỏi sinh lễ giá cao.
Giống như các “động lực” khác, chuyện này sẽ không có tác dụng, nhà kinh tế học Lương Kính Khôi nói.
Thậm chí không phải trả tiền sính lễ, những người đàn ông đang phải cạnh tranh để có vợ, ông cho biết. “Có những cách khác để cạnh tranh như nhà cửa, ô tô hoặc có diện mạo bảnh bao hơn.”
Các chuyên gia nói giới lãnh đạo Trung Quốc trong đó do nam giới thống lĩnh, không thể thấu hiểu được điều gì đang thôi thúc những người trẻ đưa ra quyết định, đặc biệt là phụ nữ.
Cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định cao nhất, Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, chỉ bao gồm đàn ông trong hàng thập kỷ qua. Bộ Chính trị chỉ có hơn 20 thành viên – bao gồm một phụ nữ duy nhất trong hai thập kỷ, cho đến tháng 10/2022. Hiện giờ thì không còn bóng dáng phụ nữ nào nữa.
Những nỗ lực của những quan chức này, và tất cả những người cấp dưới cũng là nam giới, thường bị xem là xa vời thực tiễn và thập chí là hời hợt, thường bị giễu cợt trên mạng.
“Các quan chức trong chính phủ căn bản đều có vợ cả,” ông Lương nói. “Họ không thấu hiểu vấn đề này.”
Tình yêu hiện tại là xa xỉ
Các chuyên gia cho rằng dân số độc thân của Trung Quốc được hình thành từ hai nhóm không hợp với nhau – phụ nữ ở đô thị và nam giới ở nông thôn.
Nam giới ở nông thôn đang đối mặt với những kỳ vọng về kinh tế, như sính lễ cao, một việc làm ổn định có thể lo cho gia đình. Và đổi lại, chuyện này dường như đang khiến các phụ nữ ở nông thôn ngày càng muốn có thêm thời gian để chọn người bạn đời.
“Khi tôi về nhà vào dịp Tết, tôi cảm giác tuyệt vời với tư cách một phụ nữ ở thị trường hôn nhân nông thôn của Trung Quốc,” Cathy Tian, 28 tuổi đang làm việc ở Thượng Hải cho biết.
Cô cho biết cô đã lo lắng rằng mình sẽ bị coi là “hơi già” ở tỉnh An Huy, miền bắc Trung Quốc, nơi phụ nữ thường kết hôn trước tuổi 22. Thế nhưng cô thấy sự thật hiện nay dường như đi ngược lại
“Tôi không cần phải cung cấp bất kỳ điều gì nhưng một người đàn ông cần phải nhà, có xe, một buổi lễ đính hôn cũng như sính lễ cho nhà gái. Tôi cảm giác mình đứng đầu trong thị trường kết hôn này.”
Các phụ nữ ở thành thị, mặt khác cho biết vấn đề đối với họ là khoảng cách ngày càng rộng hơn giữa quan điểm của họ về hôn nhân, và phần còn lại của xã hội nhận định.
“Bên trong tôi không có lo lắng,” cô Trần nó. “Nỗi lo của tôi đến từ bên ngoài.”
Không giống với thế hệ cha mẹ của cô, khi cuộc sống là thách thức và tình yêu trở thành điều xa xỉ, mọi người và phụ nữ có nhiều hơn các sự lựa chọn vào lúc này, cô cho biết.
“Ý tưởng của chúng tôi hiện nay là chuyện không có con không có vấn đề gì, và không còn là một nghĩa vụ mà chúng tôi phải đảm đương.”
Các phụ nữ phải thấy rằng giống thế giới xung quanh họ, những chiến dịch của chính phủ tập trung và phụ nữ mà “bỏ lơ” trọng trách của người đàn ông với tư cách là người bạn đời.
Và những kỳ vọng không công bằng đang khiến họ ngày càng quay lưng trước ý tưởng trở thành cha mẹ.
Cô Trần nói một phần lý do cô không muốn có con – đó là khi chứng kiến bạn của mình làm mẹ.
“Đứa con thứ hai của cô ấy rất ngỗ nghịch. Tôi thật sự cảm thấy mỗi lần tôi đến nhà cô ấy, căn nhà sẽ bị nổ tung và trần nhà đổ sập.”
Ở Trung Quốc, “nuôi dạy con cái như chồng mình đã chết” đã trở thành một cụm từ phổ biến trong số những người mẹ trẻ. Điều này có nghĩa các ông chồng không làm việc nhà hoặc chia sẻ trách nhiệm làm cha mẹ.
“Tất cả đàn ông kết hôn mà tôi biết đều nghĩ nhiệm vụ của họ trong gia đình chỉ là kiếm tiền,” một nhà khoa học dữ liệu 33 tuổi nói, người không muốn được nêu tên.
“Những người mẹ cảm thấy tội lỗi khi không thể ở với con mình, họ thậm chí nghĩ chuyện ra ngoài trễ là không ổn chút nào. Nhưng những người cha thì không bao giờ cảm thấy điều đó là tội lỗi.”
Thế nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc không cho thấy dấu hiệu về sự bất bình đẳng và kỳ vọng thay đổi nằm trong số các thách thức mà họ phải đối mặt để nâng tỷ lệ kết hôn và sinh sản.
Và người trẻ Trung Quốc cũng nói rõ ràng họ sẽ không bị giới chức chiêu dụ dễ dàng.
Khi nói về những áp lực xã hội mà họ đối mặt, họ thường lặp lại một khẩu hiệu được phổ biến trong thời gian thành phố Thượng Hải trải qua đợt phong tỏa khắc nghiệt vì Covid.
Đó là những từ khi một thanh niên trẻ cãi nhau với chính quyền, nhằm phản đối các lệnh hạn chế hà khắc. “Chúng tôi là một thế hệ cuối cùng.”