82 triệu người Đức đã giành được một nửa giải Nobel, còn hơn 6 tỷ người còn lại trên Trái đất chỉ đạt được một nửa còn lại. Rốt cuộc họ làm sao bồi dưỡng được nhiều nhân tài xuất sắc như vậy?
Cha mẹ ngày nay rất coi trọng việc giáo dục con cái. Một số người đã dạy con học thơ, viết chữ, toán, ca hát và khiêu vũ… ngay từ khi con còn đang học mẫu giáo. Tóm lại, trẻ học càng nhiều, cha mẹ càng vui… Đặc biệt, một số cha mẹ sẽ so sánh con cái họ với nhau, rằng con của họ đã viết được bao nhiêu chữ, thuộc bao nhiêu bài thơ…
Nhưng người Đức thì không làm vậy. Họ dám để con “thua ở vạch xuất phát”.
Ở Đức, việc các bậc phụ huynh ép trẻ em học hành khi chúng chưa đến tuổi đi học bị cấm. Tất nhiên, không phải là người Đức không lo lắng gì đến tương lai của con em mà là họ có những lý giải riêng về việc học đối với những đứa trẻ.
Trẻ em ở Đức đi học mẫu giáo ở khắp mọi nơi
Nhà trẻ ở Đức không giống nhiều quốc gia khác, họ không phân lớp rõ ràng, thông thường đều quản lý chung. Ở Đức, trẻ em không đến trường mẫu giáo để học một số tri thức, ví như đọc thuộc lòng, biết chữ, v.v. mà chúng được “chơi” và học ở khắp mọi nơi.
Mỗi ngày sau khi đến nhà trẻ, các bé sẽ tự chơi, tự kết bạn, tự chọn những thứ đồ chơi mà mình thích. Bởi vì đối với trẻ nhỏ thì “chơi” là nhiệm vụ quan trọng. Đôi khi thầy cô sẽ đưa các em đi tham quan những nơi như: tiệm bánh mì, trại trẻ mồ côi, sở cảnh sát và thậm chí là nhà tang lễ, thầy cô sẽ mời người làm việc ở những nơi này chia sẻ một số thường thức cơ bản cho các bé.Mỗi ngày sau khi đến nhà trẻ, các bé sẽ tự chơi, tự kết bạn, tự chọn những thứ đồ chơi mà mình thích. Bởi vì đối với trẻ nhỏ thì “chơi” là nhiệm vụ quan trọng. (Ảnh: Shutterstock)
Ví dụ: Cho trẻ đến đồn cảnh sát, học cách báo cảnh sát, cách đối phó với người xấu, v.v. hay đến thư viện, học cách mượn sách và trả sách; học cách trả tiền, đi chợ mua đồ, phân biệt các cửa hàng; học cách đi xe buýt, học nhớ đường về nhà; đi đến công viên và học cách nhận biết hoa cỏ cây cối; vào mùa thu hoạch, đi đến các vùng nông thôn để hái trái cây và nấu ăn cùng các giáo viên…
Hình thức giáo dục mẫu giáo này chính là tự do “chơi” và “sống”.
Nếu hỏi trẻ em mẫu giáo ở Đức đã học được những gì, thì những gì chúng đã học được thể hiện ở ba khía cạnh: Thứ nhất, học ý thức xã hội cơ bản; Thứ hai, rèn luyện kỹ năng thực hành của trẻ; Thứ ba, tôn trọng bản chất của trẻ em, bảo vệ cảm xúc và cải thiện trí tuệ cảm xúc của chúng. Những điều này rất khác so với một số trường mẫu giáo ở các đất nước khác.
Dám để trẻ “thua ở vạch xuất phát” và không khai thác quá mức trí thông minh của trẻ
Nhiều bậc phụ huynh có lẽ sẽ nói rằng, nếu chiếu theo loại hình giáo dục mẫu giáo như ở nước Đức, thì trẻ em chắc chắn sẽ “thua ở vạch xuất phát”. Đúng vậy, nhưng người Đức dám để đứa trẻ “thua ở vạch xuất phát”, nguyên nhân là vì trí thông minh của trẻ không thể bị khai thác quá mức.
Họ cho rằng trẻ em nên lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc, nếu phát triển trí thông minh sớm sẽ biến bộ não của trẻ thành một đĩa lưu trữ, điều này sẽ làm giảm trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ.
Thậm chí, để tôn trọng bản tính vui chơi của trẻ em, luật pháp của họ còn cấm việc ép trẻ em học hành khi chúng chưa đến tuổi đi học; Không làm những điều vi phạm quy tắc tăng trưởng của trẻ em, cho phép trẻ tự do phát huy trí tưởng tượng của mình.Trẻ em nên lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc, nếu phát triển trí thông minh sớm sẽ biến bộ não của trẻ thành một đĩa lưu trữ, điều này sẽ làm giảm trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ.
Người Đức bác bỏ việc học hành trước tuổi, hơn nữa càng chú ý bảo vệ trí tưởng tượng của trẻ
Không có gì ngạc nhiên khi người Đức sở hữu một nửa giải thưởng Nobel thế giới, nguyên do là họ đã bác bỏ việc ép trẻ em học kiến thức trước tuổi, để bảo vệ trí tưởng tượng của trẻ. Còn ở các trường mẫu giáo của đất nước chúng ta, rất nhiều kiến thức lớp 1 gần như đã được hoàn thành trước. Việc này khiến quá nhiều thứ được lưu trữ cố định trong não của trẻ, sẽ ảnh hưởng đến trí tưởng tượng của chúng.
Điều này cũng giống như việc cho trẻ em xem TV. Khi một đứa trẻ đã được xem phim hoạt hình “Bạch Tuyết”, nếu bạn yêu cầu nó vẽ bức tranh về Bạch Tuyết, thì rất có thể đứa trẻ sẽ vẽ hình dáng công chúa Bạch Tuyết như những gì nó đã được xem trên TV. Còn nếu đứa trẻ chưa được xem phim Bạch Tuyết, chúng sẽ biết tưởng tượng hình ảnh công chúa Bạch Tuyết từ những mô tả trong câu chuyện cổ tích mà chúng đã được nghe, và sẽ vẽ Bạch Tuyết theo trí tưởng tượng của riêng mình. Khi này, những bức tranh được vẽ tất nhiên sẽ đa dạng, phong phú, không cố định ở một hình mẫu Bạch Tuyết trên phim hoạt hình ở TV.
Theo người Đức, nếu ép trẻ học hành sớm, kiến thức cơ bản của trẻ có thể sẽ vững chắc, nhưng trí tưởng tượng và khả năng tư duy độc lập của chúng thì đã bị phá hủy.
Các bậc cha mẹ, bạn có nghĩ rằng bạn có thể để con bạn “thua ở vạch xuất phát” không?
Quỳnh Chi biên dịch
Theo aboluowang.com