Việt Nam tham gia tầm nhìn chính sách đối ngoại do Trung Quốc dẫn dắt

RFA
2023.12.14

sharethis sharing button

Việt Nam tham gia tầm nhìn chính sách đối ngoại do Trung Quốc dẫn dắt

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng gặp nhau hôm 12/12/2023

 AP

Việt Nam đã trở thành quốc gia mới nhất ở Đông Nam Á đồng ý với “Cộng đồng chia sẻ tương lai chung”, tầm nhìn của Bắc Kinh về một trật tự toàn cầu mới do Trung Quốc dẫn dắt.

Thỏa thuận này được công bố tại cuộc gặp hôm 12/12 tại Hà Nội giữa Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đang thăm cấp nhà nước hai ngày tại Việt Nam.

Việt Nam coi việc phát triển mối quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu và là sự lựa chọn chiến lược,” ông Trọng được báo Nhân Dân- cơ quan ngôn luận của Đảng, trích dẫn.

Ông Huỳnh Tâm Sáng, giảng viên tại Đại học Quốc gia Việt Nam, cho biết: “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có mối quan hệ chính trị và tư tưởng chặt chẽ, điều đó biến lời kêu gi của ông Tập về ‘Cộng đồng chia sẻ tương lai chung’ Trung Quốc-Việt Nam có tầm quan trọng chiến lược.”

Điều này xảy ra cùng lúc khi quan hệ của Việt Nam với Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản được nâng lên mức ‘đối tác chiến lược toàn diện’ ngang bằng với Trung Quốc,” ông Sáng nói với Đài Á Châu Tự do (RFA).

Vị giảng viên này nhấn mạnh: “Bắc Kinh có thể đã cố gắng tăng cường quan hệ với Hà Nội để giữ Việt Nam trong vòng tay của mình.”

Truyền thông nhà nước ở cả Trung Quốc và Việt Nam đều nêu bật sự gần gũi và tương đồng của hai nước trong hệ thống chính trị.

“Trung Quốc và Việt Nam núi sông liền một dải.. Chúng ta tận hưởng sự gần gũi về văn hóa, trân trọng những lý tưởng giống nhau và có một tương lai chung phía trước,” ông Tập Cận Bình viết trong một bài báo trước chuyến đi, chuyến thăm thứ ba tới nước láng giềng kể từ khi ông trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trật tự toàn cầu thay thế

Khái niệm “Cộng đồng chia sẻ tương lai chung” ban đầu được đặt ra là “Cộng đồng có chung vận mệnh.”

Ian Chong, một nhà khoa học chính trị từ Đại học Quốc gia Singapore, cho biết: “Thuật ngữ này đã xuất hiện từ đầu những năm 2000, nhưng Tập Cận Bình đã chính thức đưa nó trở thành một phần trong chính sách đối ngoại ca Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và đưa nó vào Hiến pháp năm 2017.

Bắc Kinh đã công bố toàn văn các đề xuất và hành động của Trung Quốc về “Cộng đồng toàn cầu vì tương lai chung” vào tháng 9.

Ông Nguyễn Khắc Giang, nhà nghiên cứu khách mời tại Viện nghiên cứu ISEAS–Yusof Ishak ở Singapore cho biết:

Đây là khuôn khổ được Trung Quốc đề xuất cho quan hệ quốc tế dưới thời Tập Cận Bình. Khái niệm này thường được coi là nỗ lực của Trung Quốc nhằm định hình lại, hoặc thậm chí tạo ra một trật tự toàn cầu thay thế.”

Ông Giang nói thêm rằng,“Là một quốc gia được hưởng lợi đáng kể từ việc hội nhập sâu rộng vào trật tự toàn cầu hiện có, Việt Nam cho đến nay vẫn chống lại áp lực của Trung Quốc trong việc tham gia sáng kiến này.”

Tuy nhiên, cũng theo ông Giang “người dân Việt Nam, với một lịch sử lâu dài và phức tạp với Trung Quốc, không quan tâm đến khái niệm này.”

Vietnam China.jpg

Người dân vẫy quốc kỳ Trung Quốc và Việt Nam trước sự xuất hiện của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện tại sân bay quốc tế Nội Bài ở Hà Nội ngày 12/12/2023. (Ảnh: Lương Thái Linh/AP)

Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc là đồng minh truyền thống nhưng mối quan hệ giữa họ không hề suôn sẻ. Hà Nội và Bắc Kinh đã có một cuộc chiến tranh ngắn ngủi vào năm 1979 và nhiều cuộc đụng độ đẫm máu đã diễn ra trên đường biên giới chung trong những năm 1980.

Hai nước cũng đang đối đầu nhau về yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông.

Tuy nhiên, kể từ khi bình thường hóa quan hệ song phương vào năm 1991, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, có ảnh hưởng kinh tế lớn nhất đối với nước láng giềng nhỏ hơn.

Học giả Chong từ Đại học Quốc gia Singapore cho biết, theo quan điểm của ông, Trung Quốc “đang cố gắng tiếp cận vào thời điểm hiện tại khi gặp khó khăn trong nước và sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn từ Mỹ và các đồng minh.”

Vì vậy, mặc dù nó có thể không biến thành bất cứ điều gì cụ thể, nhưng việc không tham gia (‘Cộng đồng chia sẻ tương lai chung’) có thể giống như một sự từ chối trực tiếđối với Tập Cận Bình,” ông Chong nói với RFA cho rằng “đó có thể là điều mà Việt Nam và các nước khác trong khu vực muốn tránh.”

Mặt khác, việc tham gia có thể giúp Hà Nội “phát tín hiệu thiện chí và tìm kiếm các lĩnh vực trao đổi kinh tế khả thi,” ông nói.

Theo truyền thông nhà nước, trong chuyến thăm của ông Tập, hai bên đã ký 36 thỏa thuận hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.

Xây dựng một cộng đồng với tương lai chung cho nhân loại nên bắt đầu từ châu Á,” ông Tập Cận Bình viết trong bài báo mới được đăng gần đây.

Ông Huỳnh Tâm Sáng từ Đại học Quốc gia Việt Nam cho biết: “Từ ngữ trong bài viết của ông Tập như một lời nhắc nhở rằng tương lai của các nước châu Á, như Trung Quốc và Việt Nam, chỉ nên do người châu Á quyết định.”

Tuy nhiên, theo nhận định của Tập Cận Bình và các đồng chí, Trung Quốc là động lực cho tương lai của Việt Nam và các nước châu Á khác.”

‘Ngoại giao cây tre’

Trước Việt Nam, bảy quốc gia Đông Nam Á khác – Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Brunei, Malaysia và Indonesia – đã đồng ý gia nhập cộng đồng do Trung Quốc lãnh đạo.

Tuy nhiên, cam kết cao hơn ở Campuchia và Lào, nhưng lại thấp hơn ở Thái Lan, Brunei, Indonesia, Malaysia và Việt Nam, theo Alexander Vuving, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye ở Hawaii.

Vuving viết trên mạng xã hội X, trước đây gọi là Twitter: “Singapore và Philippines khó có thể sớm đứng về phía Trung Quốc.

Ông nói thêm: “Với 8 trong 10 thành viên nằm trong ‘Cộng đồng chia sẻ tương lai chung’ của Trung Quốc, ASEAN đang ngày càng trở nên không phù hợp, như đã được chứng minh trong cuộc xung đột đang diễn ra trên Biển Đông.”

Trong trường hợp của Việt Nam, Hà Nội khẳng định văn bản có bổ sung các từ “phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp quốc và luật pháp quốc tế, dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, và kiên trì giải quyết bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình.”

Năm nay đánh dấu kỷ niệm 15 năm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Zhang Baohui, giáo sư tại Đại học Lĩnh Nam ở Hồng Kông, cho biết: “Việt Nam hiểu rằng bất chấp những tranh chấp chưa được giải quyết ở Biển Đông, Việt Nam cần duy trì quan hệ hợp tác với Trung Quốc, vì cả lý do an ninh và kinh tế.”

Zhang cho rằng việc ủng hộ “Cộng đồng chia sẻ tương lai chung” của Trung Quốc, đồng thời duy trì quan hệ hợp tác với Mỹ và Nhật Bản, thể hiện “tín hiệu tử tế” của Hà Nội đối với Bắc Kinh.

Theo ông, chuyến thăm Hà Nội của các nhà lãnh đạo thế giới cho thấy “nền ngoại giao tinh tế của Hà Nội với các cường quốc.”

tea session.jpg

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng dùng trà tại Văn phòng Trung ương Đảng ở Hà Nội, ngày 12/12/2023. (Ảnh: Trí Dũng/VNA)

Các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đã và đang thúc đẩy khái niệm “ngoại giao cây tre” tượng trưng bằng khả năng cây tre có thể uốn cong theo gió nhưng không bao giờ gãy.

Trong tiệc trà giữa Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng tại Văn phòng Trung ương Đảng, người ta nhìn thấy một đồ trang trí phức tạp với hai cành tre xoắn ốc từ một chiếc bình ở phía sau.

Hai nhà lãnh đạo cùng nhâm nhi tách trà xanh Việt Nam.

Ông Trương Nhân Tuấn, một nhà bình luận chính trị người Việt ở Pháp, cho biết: “Giới lãnh đạo Việt Nam quyết định xây dựng một tương lai chung với Trung Quốc có lẽ xuất phát từ những lo ngại về địa chính trị.”

Tuy nhiên, Hà Nội phải luôn ghi nhớ những tham vọng của Bắc Kinh,” ông Tuấn cảnh báo, đồng thời cho biết thêm “và Hoa Kỳ cũng nên lo ngại về việc Việt Nam xích li gần Trung Quốc hơn.”

Bài viết của RFA ban Tiếng Anh do ban Tiếng Việt dịch lại 

Bài Liên Quan

Leave a Comment