Hải quân các nước Thái Bình Dương thảo luận về ứng xử trong tình huống bất ngờ

Khoảng 70 đại diện của 30 nước vùngThái Bình Dương thảo luận về các vấn đề hàng hải trong cuộc họp kéo dài ba ngày, từ 16-18/01/2024, tại Nam Kinh, Trung Quốc. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, đại  diện các nước sẽ bàn về việc cập nhật các quy tắc ứng xử trong những tình huống bất ngờ.

Đăng ngày: 16/01/2024

In this handout photo provided by the Philippine Coast Guard, suspected Chinese militia ships stay near the Philippine-claimed reef called Whitsun, locally known as Julian Felipe reef, at the disputed
Ảnh tư liệu do Tuần duyên Philippines cung cấp : Các tàu dân quân biển Trung Quốc tập trung tại khu vực Đá Ba Đầu ( Whitsun Reef), vùng biển Philippines đòi chủ quyền ở Biển Đông, ngày 02/12/2023. AP

Thu Hằng

Cuộc họp lần này đặt nền móng cho Hội nghị chuyên đề Hải quân Tây Thái Bình Dương diễn ra hai năm một lần, sẽ được tổ chức tại thành phố Thanh Đảo, Trung Quốc, vào tháng 4 tới. Nhật Bản đã là nước tổ chức sự kiện này vào tháng 11/2022 và đã thảo luận với Mỹ và Hàn Quốc về những thách thức ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, trong đó có vấn đề Bắc Triều Tiên.

Theo Reuters, cuộc họp tuần này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông. Từ nhiều tháng qua, tầu của Philippines và Trung Quốc thường xuyên va chạm. Hai bên cáo buộc nhau gây hấn trong vùng biển tranh chấp chủ quyền. Ngày 15/01, Manila thông báo cải tạo những thực thể mà Philippines khẳng định chủ quyền để các lực lượng đồn trú có thể ở được.

Phía Trung Quốc luôn phản đối kịch liệt sự hiện diện của hải quân Mỹ ở trong vùng, dù Washington khẳng định chỉ thực thi quyền tự do hàng hải ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.

Năm 2016, Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye khẳng định những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc về Biển Đông không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào. Bắc Kinh đã phản đối phát quyết đó. Các cuộc đàm phán về Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC) thì coi như vẫn giậm chân tại chỗ từ năm 2002.

Bài Liên Quan

Leave a Comment