Nguyễn Công Khế từng suýt vào tù thế nào?

January 19, 2024

Nguyễn Công Khế

Phải thừa nhận, trong làng báo “quốc doanh”, không ai quyền lực như Nguyễn Công Khế. Khế sở hữu cả báo đảng, tập đoàn truyền thông lẫn mảng người đẹp. Nguyễn Công Khế có quyền lực từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ kinh tế đến chính trị. Khế quen cuộc sống vương giả, thừa mứa tiền bạc, sơn hào hải vị, rượu ngon, gái đẹp, biệt phủ, nên dần ngạo mạn và lắm kẻ thù.

Năm 2007, mẹ Nguyễn Công Khế mất. Tang lễ đình đám, mấy trăm đoàn đi viếng, trong đó có hàng chục Uỷ viên Bộ Chính trị đương chức lẫn về hưu đều có mặt, gởi vòng hoa. Quan chức các tỉnh thành, tướng tá công an, quân đội đủ cả.
Xem “Lời cảm tạ” của Nguyễn Công Khế đăng công khai trên báo Thanh Niên lúc 19h41 ngày 4-9-2007, đủ thấy thế lực khuynh loát thiên hạ của Khế đáng sợ đến nhường nào.


Thế lực giấu mặt phản công. Nguyễn Công Khế suýt chết lần thứ nhất.


Tháng 4/2006, đại hội đảng cộng sản Việt Nam khoá 10 diễn ra. Nông Đức Mạnh tái trúng cử chức Tổng Bí thư nhiệm kỳ 2, Nguyễn Tấn Dũng, Phó thủ tướng thường trực lên nắm chức thủ tướng. Hai năm sau, giông tố bắt đầu đổ xuống đầu những tờ báo tham gia “đánh án” PMU18.


Chiều 12/5/2008, hai nhà báo phanh phui tham nhũng, tiêu cực PMU18 là Nguyễn Văn Hải, phó trưởng đại điện Văn phòng báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội và Nguyễn Việt Chiến, phóng viên báo Thanh Niên, đã bị khởi tố và bắt tạm giam. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cũng khởi tố, bắt tạm giam thượng tá Đinh Văn Huynh, điều tra viên cao cấp, trưởng phòng 9 C14. Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (C14), Phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra BCA vừa mới nghỉ hưu, cũng bị khởi tố nhưng cho tại ngoại.


Ra tòa, tướng Phạm Xuân Quắc bị phạt cảnh cáo, sĩ quan Đinh Văn Huynh nhận án một năm tù, Nguyễn Việt Chiến 2 năm tù giam, Nguyễn Văn Hải án 2 năm cải tạo không giam giữ.


Một nguồn tin nội bộ giấu tên, cho biết, ngày đó đích ngắm của trùm mật vụ “bố già” Nguyễn Văn Hưởng là sẽ bắt bằng được Nguyễn Công Khế, để ngăn chặn cái gọi là “quyền lực thứ tư” sau lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhờ sự can thiệp của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, thường trực Ban bí thư Trương Tấn Sang và một số cựu Uỷ viên Bộ Chính trị, nên Nguyễn Công Khế thoát nạn.


Ngày 31/12/2008, tại trụ sở báo Thanh Niên, Võ Văn Thưởng, bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, đã trao quyết định của Ban bí thư Trung ương Đoàn cho Nguyễn Công Khế, thôi giữ chức Tổng Biên tập báo Thanh Niên từ ngày 1-1-2009.

Khế phải chấp nhận rời khỏi báo Thanh Niên, bị cấm viết báo. Tổng thư ký tòa soạn Hoàng Hải Vân, người đăng bài “Hãy trả tự do cho các nhà báo chân chính”, cộng tác viên của Tổng cục 2, bị cảnh cáo, cách chức, thu hồi thẻ nhà báo, lui về Ninh Thuận làm vườn, nuôi dê, gà, trồng rau… và lên Facebook chém gió!


Thu Hà

Bài Liên Quan

Leave a Comment