Dấu hiệu sụp đổ của VinFast đã rất gần

February 9, 2024

Phạm Nhật Vượng chở Tổng thống Indonesia Joko Widodo tham quan nhà máy VinFast tại Hải Phòng

Với chiến lược và các chiêu trò, VinFast sống được đến giờ và giá cổ phiếu vẫn trên 5 đô la là điều chiến tích lớn rồi. Nhưng như vậy chưa đủ để cứu VinFast.

Người ta hay nói, “làm chuyện lớn phải có bộ hạ”. Thần thiêng nhờ bộ hạ là vậy. Vậy “bộ hạ” của Vingroup là ai khi họ làm VinFast?


Ban đầu, cả giai đoạn xe xăng và giai đoạn chuyển sang xe điện, ta thấy họ cũng thuê khá đủ lệ bộ từ tổng giám đốc đến các phó tổng là người nước ngoài, từng làm các vị trí điều hành trong ngành xe hơi. Nhưng sau đó các nhân lực cao cấp nước ngoài bỏ đi hết. Lý do được giấu kín, quy định ngay từ hợp đồng như vậy. Nhưng rõ ràng là ai cũng có thể thấy họ bỏ đi vì họ bất đồng về chiến lược và phương thức quản trị của Vin. Hoặc họ nhìn rõ triển vọng đen tối của công ty, không muốn làm mất danh tiếng của họ.


Vin chỉ còn trông chờ vào các chiến tướng Việt – những người ít nhiều cũng gắn bó với công ty bằng danh tiếng và cả vốn góp cổ phần nặng ký. Trong nhóm này ta thấy có hai chiến tướng:


Võ Quang Huệ, hiện đã trên 70 tuổi, là kỹ sư tốt nghiệp ở Đức, hơn 10 năm làm việc cho BMW, sau đó làm việc cho Bosch và được bổ nhiệm giám đốc Bosch Việt Nam. Ông quê Quảng Nam, cùng quê với Nguyễn Xuân Phúc. rất mê xe hơi, và được mời vào ban cố vấn cho thủ tướng hồi đó. Duyên nợ của ông với Vin để đẻ ra VinFast bắt nguồn từ chỗ đó.


Theo báo chí viết, Võ Quang Huệ “bị” ông Vượng thuyết phục để về làm cho Vin phát triển xe hơi, chứ thực ra, theo tôi, chính ông mới là người vì những động cơ cá nhân trong nhóm lợi ích mà ông thuyết phục ông Vượng bỏ cả đống tiền lãi thu được từ bất động sản để đầu tư vào lĩnh vực khó chơi là xe hơi, một lĩnh vực mà ông Vượng chẳng có chút kinh nghiệm, kiến thức và đam mê gì.

Theo tôi, cái sai chết người và mang tính định mệnh là ông Vượng đã tin con người này và nghe theo ông ta trong phát triển ngành xe hơi. Nay thì ông Huệ đã “chạy mất dép” rồi, còn người bảo trợ đồng hương Quảng Nam cũng bị thất thế rồi, để lại cho ông Vượng cái xác VinFast chỉ chờ thối rữa.


Lê Thị Thu Thủy, quê Bình Định. Bà này tiếp nhận cái thấy ma VinFast khi ông Huệ và các giám đốc nước ngoài bỏ đi hết. Bà Thủy là dân học về ngoại thương, trưởng thành ở Nhật, Mỹ về kinh doanh chứng khoán và tài chính. Bà có tài về tài chính đến mức được bổ nhiệm đảm nhận những chức vụ rất quan trọng của các công ty tài chính quốc tế, có uy tín và thương hiệu trên thế giới về kinh doanh, môi giới tài chính.


Khi bà hợp tác với Vin, Vượng đã nhanh chóng bổ nhiệm bà vào các chức vụ quan trọng và cao cấp nhất, thay cho bà Hương trước đây. Bà Thủy đã cứu Vin nhiều bàn thua trông thấy, chủ yếu bằng phương pháp tài chính như bán trái phiếu thành công, vay vốn từ các định chế tài chính.

Và khi VinFast bị các chiến tướng chuyên ngành bỏ rơi, bà Thủy buộc phải nhận cái thây ma đó về để làm tổng giám đốc toàn cầu. Bà đã lún quá sâu vào Vin (cổ phần và danh tiếng) nên buộc lòng phải ra tay lần nữa.


Và con đường của bà dẫn dắt VinFast rất đặc trưng cho kiểu chiến lược của đàn bà chuyên về tài chính, chứ chẳng có tí chuyên môn gì về xe hơi cả, về kỹ thuật và bán hàng.

Bà biến VinFast thành toàn cầu. Định hướng thị trường trọng điểm và nơi sẽ gọi vốn là Mỹ – Âu. Bà dùng những chiêu trò tài chính và marketing rẻ tiền sặc mùi con buôn tiểu chủ Á Đông, chả hiểu gì về văn hóa và tâm lý tiêu dùng của người Âu-Mỹ.


Với chiến lược và các chiêu trò như vậy, VinFast sống được đến giờ và giá cổ phiếu vẫn trên 5 đô la là điều chiến tích lớn rồi. Nhưng như vậy chưa đủ để cứu VinFast.


Vượng phải trực tiếp ra tay, đưa mình vào ghế CEO VinFast. Ông quay ngoắt sang chiến lược tự bán xe cho mình, lập các công ty taxi ở nhiều nước để mua xe của Vin. Ông phát triển phương thức hợp tác với các công ty chuyên cho thuê xe và đại lý bán hàng để ký gửi xe. Ông mở rộng sang các thị trường châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Philippines, với hy vọng xe của ông bán được, cứu công ty không phá sản. Ông tiếp tục chiêu trò quảng bá đánh lừa khách hàng mua xe của ông.


Và ông tiếp tục phải ôm “của nợ” VinFast để làm CEO nốt giai đoạn thối rữa của nó.

Kim Văn Chính

Bài Liên Quan

Leave a Comment