- Mai Nguyễn – 16 tháng 3, 2024
(Ảnh AI)
Mới đây, Tòa án tối cao Tokyo vừa ra một phán quyết cho phép gọi kẻ bị cáo buộc hiếp dâm với cái tên là piece of shit (tạm dịch: đồ c*t nát), tiếng Nhật kuso, thì đồng nghĩa với “phân chó” hoặc “thứ cặn bã”. Tòa xác định tên gọi đó không phải là hành vi phỉ báng và không vi phạm pháp luật.
Câu chuyện của phán quyết này, thông qua một vụ xử kéo dài nhiều năm, lằng nhằng. Khi ra kết luận cuối cùng, Tòa án tối cao Tokyo cũng nói không có thời gian cho trò vớ vẩn này, bác bỏ đơn kiện phỉ báng. Đồng nghĩa, từ giờ ở Tokyo, kẻ bị cáo buộc hiếp dâm sẽ bị gọi tên là “đồ c*t nát” một cách hợp pháp.
Ông Noriyuki Yamaguchi đã tham gia vào nhiều vụ kiện tụng trong vài năm qua, với tư cách là cả nguyên đơn và bị đơn. Trong phán quyết cuối cùng từ các trận chiến pháp lý của Yamaguchi, Tòa án tối cao Tokyo đã chính thức tuyên bố rằng gọi ông ta là “đồ c*t nát” là hành vi được pháp luật cho phép, trước sự vui cười của nhiều người.
Nguồn gốc của vụ kiện tụng bất thường này bắt đầu từ năm 2015. Theo nhà báo nữ người Nhật Shiori Ito tố cáo Yamaguchi cưỡng hiếp cô trong một khách sạn. Nhưng Yamaguchi thì tuyên bố rằng cả hai đã quan hệ tình dục có sự đồng thuận, nhưng có chi tiết là Yamaguchi thú nhận rằng cô nhà báo đã bất tỉnh vào thời điểm đó.
Sau vụ kiện dân sự do cô Ito đệ trình, Yamaguchi đã bị tòa án ra lệnh phải đền bù cho nạn nhân 3,3 triệu yên (khoảng $30.000 theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm đưa đơn). Để trả đũa lại cáo buộc của Ito, Yamaguchi đã đệ đơn kiện phỉ báng chống lại cô, yêu cầu bồi thường 130 triệu yên vì làm tổn hại danh tiếng của ông.
Nghe về vụ kiện phản đối của Yamaguchi, chính trị gia Akiko Oishi, thành viên của Hạ viện Nhật Bản, đã lên Twitter để lên án hành động mà bà cho là nỗ lực rõ ràng nhằm đe dọa Ito, gọi đó là “vụ kiện SLAPP trị giá hơn 100 triệu yên”. Oishi cũng gọi Yamaguchi là kuso yaro, nghĩa đen là “thằng khốn”, hay theo cách gọi dân dã hơn là “đồ c*t nát”.
Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi Yamaguchi, vốn đã có ý định kiện tụng cô Ito về tội phỉ báng, đã xoay qua đệ đơn chính trị gia kiện Oishi, yêu cầu bồi thường 8,8 triệu yên cho những lời nhận xét của bà.
Vụ cãi lằng nhằng, kéo theo không ít giấy mực của báo chí Nhật Bản. Kết cục phiên tòa đó, viên Chánh án phán quyết rằng Oishi phải trả tiền bồi thường danh dự cho Yamaguchi 220.000 yên. Nhưng bà Oishi đã kháng cáo quyết định này, và vụ kiện đã được đến tay Tòa án tối cao Tokyo.
Vào ngày 13 tháng 3, Tòa án tối cao Tokyo đã đưa ra phán quyết, lật ngược phán quyết trước đó, xóa bỏ khoản tiền bồi thường danh dự phải trao cho Yamaguchi, và bác bỏ hoàn toàn vụ kiện của ông. Khi giải thích về phán quyết, Chánh án Maki Aizawa thừa nhận rằng “đồ c*t nát” là một cụm từ “thiếu phẩm giá”, nhưng đó là “một lời lăng mạ cá nhân không thể bị coi là vượt quá ranh giới của [cá nhân] ý kiến hoặc bình luận”.
Đối với vụ kiện phản đối của Yamaguchi chống lại Ito, phán quyết mới nhất là Ito sẽ phải trả lại cho ông 550.000 yên, vì tuyên bố cụ thể của cô, rằng cô đã bị Yamaguchi chuốc thuốc đã bị phán quyết là không có cơ sở. Tuy nhiên, về việc bà Oishi gọi ông là “đồ c*t nát”, ông sẽ phải sống chung với khoản bồi thường ít ỏi cho mình.
Ở Việt Nam, vừa rồi có vụ án bà Nguyễn Thị Châu, vợ của tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Ánh, đăng một bức ảnh tòa án xử chồng bà có chữ “Bọn dốt nát xử người vô tội”. Bà bị phạt 7,5 triệu đồng (khoảng $320) vì tội phỉ báng. Nhưng khi bà Châu hỏi các công an viên là ai trong tòa nhận mình bị phỉ báng là “dốt nát”, thì không ai nhận. Tuy nhiên bà vẫn bị chịu lệnh phạt số tiền này.