Hơn 196 nghìn người chết vì Covid-19 ở Ý : Một ký ức mờ nhạt ?

Hôm qua, 18/03/2024, nước Ý tưởng niệm 4 năm ngày xảy ra đại dịch Covid-19. Vào ngày này 4 năm về trước, không chỉ nước Ý mà cả thế giới bàng hoàng khi nhìn các xe tải hạng nặng của Quân đội Ý đang xếp hàng dài ở Bergamo để di dời hàng trăm chiếc quan tài được đặt hàng hàng lớp lớp trong nghĩa trang của thành phố.

Đăng ngày: 19/03/2024

Quân đội Ý tham gia vận chuyển thi hài nạn nhân Covid-19 tại Bergamo, vùng Lombardia, ngày 18/03/2020.
Quân đội Ý tham gia vận chuyển thi hài nạn nhân Covid-19 tại Bergamo, vùng Lombardia, ngày 18/03/2020. via REUTERS – Sergio Agazzi.Fotogramma

RFI

Từ Liège, Bỉ, linh mục Phạm Hoàng Dũng nhắc lại sự việc :

« Bản tin đó đã làm rung chuyển thế giới và nước Ý, khiến mọi người nhận ra điều gì đang thực sự xảy ra, đồng thời trở thành biểu tượng cho một trong những thời kỳ đen tối nhất của Thế giới. Kể từ đó đến nay đã có 196.420 trường hợp tử vong tại Ý, hậu quả của virus (dữ liệu được cập nhật đến nay). Nhưng kể từ đó, mọi thứ cũng thay đổi rất nhiều, đến mức ngày nay hầu như không ai nhắc đến và nhớ đến Covid-19, thứ dịch bệnh đã có vắc xin và phương pháp điều trị. Đại dịch giờ chỉ còn là cơn cảm cúm xoàng !

Tổng thống Cộng hòa, Sergio Mattarella, phát biểu : “Ngày Quốc gia tưởng nhớ các nạn nhân của đại dịch coronavirus thu hút sự chú ý của cộng đồng chúng ta đối với những thách thức khủng khiếp phải đối mặt trong đại dịch và tạo cơ hội để được gần gũi gia đình của nhiều người đã chết do sự lây lan rộng rãi của Covid-19.

Cuộc khủng hoảng là một ví dụ khủng khiếp về những thách thức mà nhân loại phải đối mặt và chỉ có một phản ứng phối hợp ở cấp độ toàn cầu mới có thể đối mặt với chúng, với sự tăng tốc trong việc thực hiện những khám phá nghiên cứu gần đây nhất mà nhân vật chính là Liên Hiệp Châu Âu.

Và do đó, cần phải ghi nhớ nỗ lực tổng hợp và hỗ trợ của các tổ chức ở mọi cấp độ, của nhân viên y tế, tình nguyện viên và xã hội dân sự, đã giúp ngăn chặn kẻ thù vô hình nhân danh một sự tái sinh toàn cầu”.

“Nỗi đau của nhiều người thiệt mạng vẫn là vết thương hở” là lời của thủ tướng Giorgia Meloni. Cuộc khủng hoảng đại dịch “đã gây ra những hậu quả to lớn về kinh tế, xã hội và sức khỏe và con đường thoát khỏi nó, về nhiều mặt, vẫn còn dài, chẳng hạn như đến tác động tàn khốc đối với trẻ em và thanh thiếu niên.”

Còn với các y bác sĩ và các nhân viên ý tế, nỗi đau của họ vẫn âm ỷ : “Chúng tôi vẫn đang chịu tang” và “Cách tốt nhất để tôn vinh những người không còn ở bên chúng ta là trân trọng những bài học kinh nghiệm và không bao giờ thấy mình thiếu chuẩn bị cho một tình huống khẩn cấp mới có thể xảy ra nữa.”

Thật khó để quên tháng 3 năm 2020 đó : bị nhốt ở trong nhà, không biết khi nào sẽ kết thúc, cũng như không biết sẽ kết thúc như thế nào. Đó là những kỷ niệm thật đau lòng và ký ức về Đại dịch Covid chắc chắn là như vậy. Đặc biệt đối với gia đình các nạn nhân. »

Bài Liên Quan

Leave a Comment