April 26, 2024
Vương Đình Huệ theo chân Võ Văn Thưởng mất ghế vì “những sai phạm” mơ hồ được coi là dấu hiệu mới về sự bất ổn chính trị của CSVN.
Sự thay đổi mới nhất của “tứ trụ” diễn ra bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng lan rộng có thể làm dấy lên mối lo ngại mới về sự ổn định chính trị ở trung tâm sản xuất Đông Nam Á, vốn phụ thuộc nhiều vào đầu tư và thương mại nước ngoài.
Huệ, 67 tuổi, từng được coi là ứng cử viên tiềm năng cho ghế tổng bí thư.
Việc từ chức của Huệ diễn ra chỉ vài ngày sau vụ bắt trợ lý Phạm Thái Hà với cáo buộc nhân hối lộ liên quan đến tập đoàn Thuận An.
Huệ ra đi trong lúc đảng đang tìm người thay thế Võ Văn Thưởng. Việc bổ nhiệm dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua khi họp phiên thường kỳ vào trung tuần tháng 5 hoặc sớm hơn tại phiên họp bất thường.
Trong chiến dịch “đốt lò”, hàng trăm quan chức nhà nước cấp cao và giám đốc điều hành doanh nghiệp cấp cao đã bị truy tố hoặc buộc phải từ chức.
Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì từ chức chỉ sau hơn một năm, khiến giới quan sát cảnh báo rằng sức hấp dẫn của Việt Nam với định vị là điểm đến đầu tư có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc đấu đá phe phái kéo dài trong nội bộ đảng chưa có dấu hiệu chấm hết.
Một cuộc khảo sát với hơn 650 lãnh đạo doanh nghiệp do Phòng Thương mại nước ngoài tại Việt Nam thực hiện và công bố vào tháng 3 cho biết các công ty nước ngoài bị thu hút đến Việt Nam chủ yếu vì sự ổn định chính trị.
Mới đây, Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đã bị kết án tử hình vì tham gia vào vụ lừa đảo tài chính trị giá hàng tỷ USD, gây ra tình trạng rút tiền ồ ạt tại ngân hàng SCB, buộc Ngân hàng Nhà nước phải chi đến 24 tỷ USD trong cuộc giải cứu chưa có tiền lệ để tránh ngân hàng đổ vỡ dây chuyền.