Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

2024.05.07

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt  đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo về nhân quyền.

 Courtesy of Srdefenders

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc (LHQ) và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

Đây là lần thứ 4 Việt Nam tham gia Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR). Lần thứ ba là vào tháng 1/2019.

Trước phiên kiểm điểm UPR của Việt Nam, một số tổ chức xã hội dân sự quốc tế, bao gồm Việt Tân, Hội Anh em Dân chủ, Phóng viên không Biên giới… tổ chức buổi hội thảo vào ngày 6/5, nhằm kiểm điểm lại tình hình nhân quyền Việt Nam trong 4 năm qua, đồng thời đưa ra các khuyến nghị cho Hà Nội.

Việt Nam đàn áp nhân quyền có hệ thống

Phát biểu trong hội thảo này, Bà Mary Lawlord, Báo cáo viên Đặc biệt về tình trạng của những người bảo vệ nhân quyền nhận định các nhà bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam hoạt động trên nhiều lĩnh vực, bao gồm biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và quyền của người thiểu số…

“Mặc dù hoạt động ôn hòa nhưng họ phải đối mặt với sự đàn áp có hệ thống, bao gồm bị bắt giữ và giam cầm, bị kết án hình sự bất công, bị quấy nhiễu và đe dọa bởi cảnh sát.”

Ngoài ra, bà Mary Lawlord còn bày tỏ sự quan ngại việc chính phủ Việt Nam sử dụng tuỳ tiện các cáo buộc “nguỵ tạo” để truy tố những người bảo vệ nhân quyền, thường liên quan đến các điều khoản về an ninh quốc gia, trật tự công cộng hoặc các cáo buộc trốn thuế:

“Ví dụ như trường hợp của cô Hoàng Thị Minh Hồng. Tôi đã viết thư cho chính phủ Việt Nam hồi năm ngoái về trường hợp của cô và đã không nhận được hồi đáp.

Những người bảo vệ nhân quyền thường bị kết án trong các phiên tòa kín, không được tiếp cận với luật sư của họ. Việc truy tố và xét xử không đúng theo quy trình tố tụng hợp pháp.”

Ngoài ra, nhóm làm việc của bà Mary Lawlord còn nhận được nhiều báo cáo về việc Hà Nội ngược đãi và tra tấn các nhà hoạt động nhân quyền đang bị giam giữ. Một cái tên được và Mary nêu vụ thể là trường hợp của luật gia Đặng Đình Bách, người đang thụ án 5 năm tù giam vì cáo buộc “trốn thuế”.

Kể từ năm 2019, bà Mary Lawlord và các cộng sự đã 21 lần liên hệ với chính phủ Việt Nam chất vấn về các hành vi vi phạm nhân quyền, nhung chỉ được hồi đáp 16 lần:

“Nếu các quan chức nhà nước Việt Nam thực sự muốn thúc đẩy nhân quyền theo đúng nghĩa vụ quốc tế của mình, họ cần phải hỗ trợ những người bảo vệ nhân quyền thay vì kết án họ.

Tôi sẽ tiếp tục kêu gi chính quyền Việt Nam chấm dứt hành vi đàn áđối với những người bảo vệ nhân quyền và đảm bảo rằng họ có thể thực hiện những công việc hợp pháp của mình mà không bị quấy nhiễu hoặc tấn công bạo lực.”

Khuyến nghị dành cho Việt Nam

Các tổ chức nhân quyền nêu trên còn gởi một bản báo cáo cho Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nêu rõ các chiến thuật mà chính phủ Việt Nam sử dụng để đàn áp nhân quyền trong 4 năm qua.

Điển hình là sử dụng các điều luật để đàn áp bất đồng chính kiến, bao gồm Điều 109 – Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; 117 – Làm, tàng trữ, phát tán các tài liệu chống nhà nước; 331 – Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…; Bỏ tù các nhà báo, blogger, biến Việt Nam trở thành nhà tù lớn thứ ba thế giới đối với các nhà báo và blogger; Sử dụng Luật An ninh mạng và các nghị định nhằm siết chặt quản lý thông tin; Tấn công và hack các tài khoản mạng xã hội bị cho là chống nhà nước; Đàn áp xuyên biên giới; Ngược đãi tù nhân chính trị trong trại giam….

Cũng trong báo cáo này, các tổ chức nhân quyền nêu lên 11 khuyến nghị dành cho chính phủ Việt Nam, bao gồm: Tham gia Nghị định thư tùy chọn về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) để cho phép Ủy ban Nhân quyền tiếp nhận các khiếu nại cá nhân liên quan đến việc chính phủ Việt Nam không đáp ứng các tiêu chuẩn liên quan đến ICCPR; Hành động đảm bảo cho một nền tự do báo chí, không bị kiểm duyệt phù hợp với Điều 19 của ICCPR và Điều 25 Hiến pháp Việt Nam; Trả tự cho cho 39 nhà báo và tất cả các tù nhân chính trị; Chấm dứt các hành vi quấy rối, đe doạ và bỏ tù các nhà hoạt động nhân quyền; Xoá bỏ các điều luật mơ hồ như 109, 117 và 331; Bỏ quy định của Luật Báo chí 2016 rằng vai trò của báo chí là “tiếng nói của các cơ quan Đảng, Nhà nước” và ngăn cấm công dân thành lập cơ quan báo chí độc lập; Cho phép đưa tin một cách độc lập; Giải tán lực lượng 47; Đối xử với tù nhân đùng theo Bộ nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị cầm tù và cuối cùng là yêu cầu bãi bỏ án tử hình.

Ở phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát lần trước vào năm 2019, Việt Nam chấp thuận 241 trong tổng số 291 khuyến nghị mà các quốc gia đưa ra, đạt tỷ lệ gần 83%. Đây được coi là tỷ lệ cao so với mặt bằng chung. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam vẫn thường xuyên bị các tổ chức nhân quyền quốc tế lên án về các hành vi đàn áp nhân quyền ngày càng nặng nề và Việt Nam cũng thường xuyên xếp chót ở các bảng xếp hạng về nhân quyền quốc tế.

Bài Liên Quan

Leave a Comment