Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ủng hộ nỗ lực gia nhập Liên Hiệp Quốc của Palestine

Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, và EU ủng hộ giải pháp hai nhà nước như là con đường duy nhất dẫn đến hòa bình giữa Lãnh thổ Palestine và Israel.

Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ủng hộ nỗ lực gia nhập Liên Hiệp Quốc của Palestine

Các đại biểu phản ứng với kết quả bỏ phiếu trong cuộc bỏ phiếu của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc về dự thảo nghị quyết công nhận Lãnh thổ Palestine đủ điều kiện trở thành thành viên chính thức của Liên Hiệp Quốc, tại thành phố New York, hôm 10/05/2024. (Ảnh: Eduardo Munoz/Reuters)

Ella Kietlinska

Thứ ba, 14/5/2024

Hôm 10/05, hầu hết Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đều ủng hộ một nỗ lực để Palestine trở thành một thành viên chính thức của Liên Hiệp Quốc bằng cách công nhận vùng lãnh thổ này đủ điều kiện tham gia và khuyến nghị Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc “xem xét ủng hộ vấn đề này.”

Theo một tuyên bố, việc cấp quyền thành viên cho Palestine đòi hỏi phải có một khuyến nghị của Hội đồng Bảo an.

Một màn hình hiển thị kết quả bỏ phiếu trong cuộc bỏ phiếu của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc về dự thảo nghị quyết công nhận Palestine đủ điều kiện trở thành thành viên chính thức của Liên Hiệp Quốc tại thành phố New York, hôm 10/05/2024. (Ảnh: Eduardo Munoz/Reuters)
Một màn hình hiển thị kết quả bỏ phiếu trong cuộc bỏ phiếu của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc về dự thảo nghị quyết công nhận Palestine đủ điều kiện trở thành thành viên chính thức của Liên Hiệp Quốc tại thành phố New York, hôm 10/05/2024. (Ảnh: Eduardo Munoz/Reuters)

Nghị quyết đã được thông qua với 143 phiếu thuận, 9 phiếu chống — bao gồm cả Hoa Kỳ, Israel, Argentina, Cộng hòa Czech, và Hungary — và 25 quốc gia, trong đó có Vương quốc Anh, bỏ phiếu trắng.

Nghị quyết đã trao cho người Palestine một số đặc quyền bổ sung, chẳng hạn như một ghế trong số các thành viên Liên Hiệp Quốc trong hội trường, khả năng đệ trình và đồng bảo trợ cho các đề xướng cũng như sửa đổi, có hiệu lực từ tháng 09/2024. Tuy nhiên, theo tuyên bố, nghị quyết sẽ không cung cấp cho Palestine quyền bỏ phiếu trong Đại hội đồng hoặc đưa ứng cử viên của mình vào các cơ quan của Liên Hiệp Quốc như Hội đồng Bảo an hoặc Hội đồng Kinh tế và Xã hội.

Hồi năm 2012, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã trao cho Palestine tư cách quốc gia quan sát viên phi thành viên. Có thể xem đây là sự công nhận của Liên Hiệp Quốc về tư cách nhà nước của Palestine.

Vào tháng Tư, trong bối cảnh chiến tranh giữa Israel và Hamas đang diễn ra, Palestine đã đệ trình lên tổng thư ký một yêu cầu xem xét lại đơn ghi danh trở thành thành viên đầy đủ của Liên Hiệp Quốc vào năm 2011 của vùng lãnh thổ này.

Cũng trong tháng Tư, yêu cầu này đã bị Hoa Kỳ phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Đại sứ Palestine tại Liên Hiệp Quốc Riyad Mansour trình bày trong phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc về nỗ lực trở thành thành viên Liên Hiệp Quốc của Palestine, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York, hôm 10/05/2024. (Ảnh: Charly Triballeau/AFP qua Getty Images)
Đại sứ Palestine tại Liên Hiệp Quốc Riyad Mansour trình bày trong phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc về nỗ lực trở thành thành viên Liên Hiệp Quốc của Palestine, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York, hôm 10/05/2024. (Ảnh: Charly Triballeau/AFP qua Getty Images)

Ông Riyad Mansour, quan sát viên thường trực của Palestine tại Liên Hiệp Quốc, nói với Đại Hội đồng trước cuộc bỏ phiếu: “Chúng tôi đã phải đối mặt và tiếp tục đối mặt với những nỗ lực gạt chúng tôi ra ngoài về địa lý và lịch sử.”

“Bất chấp mọi khó khăn, chúng tôi vẫn tồn tại. Lá cờ của chúng tôi bay cao và kiêu hãnh ở Palestine, trên toàn cầu, và trong khuôn viên trường Đại học Columbia.”

“Một lá phiếu ‘Thuận’ là một lá phiếu cho sự tồn tại của Palestine; lá phiếu đó không chống lại bất kỳ nhà nước nào, nhưng chống lại những nỗ lực tước đoạt Nhà nước của chúng tôi. Bỏ phiếu thuận là điều đúng đắn nên làm.”

Đại sứ Israel tại Liên Hiệp Quốc Gilad Erdan trình bày trong một phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc về nỗ lực của Palestine để trở thành thành viên chính thức của Liên Hiệp Quốc, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York, hôm 10/05/2024. (Ảnh: Charly Triballeau /AFP qua Getty Images )
Đại sứ Israel tại Liên Hiệp Quốc Gilad Erdan trình bày trong một phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc về nỗ lực của Palestine để trở thành thành viên chính thức của Liên Hiệp Quốc, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York, hôm 10/05/2024. (Ảnh: Charly Triballeau /AFP qua Getty Images )

Đại sứ Israel Gilad Erdan, người trình bày sau ông Mansour, nói với Đại Hội đồng: “Chừng nào còn nhiều người trong số quý vị ‘ghét người Do Thái’ thì quý vị không thực sự quan tâm đến việc người Palestine không ‘yêu chuộng hòa bình.’”

“Hôm nay, quý vị có một lựa chọn giữa sự yếu đuối và chống khủng bố.”

Ông nói rằng Liên Hiệp Quốc đang xoa dịu “những kẻ độc tài sát nhân” và hủy hoại Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Ông Erdan nói: “Ngày này sẽ trôi qua trong ô nhục.”

Trong khi cáo buộc hội đồng đã “xé nát” Hiến chương Liên Hiệp Quốc, ông đã dùng một chiếc máy hủy tài liệu nhỏ để hủy một bản sao khi đang ở bục diễn văn.

Giải pháp 2 nhà nước

Trong khi đó, sau cuộc bỏ phiếu, Đại diện Dự khuyết của Hoa Kỳ phụ trách các Vấn đề Chính trị Đặc biệt tại Liên Hiệp Quốc Robert Wood nói với Đại Hội đồng rằng lá phiếu “chống” của Hoa Kỳ không phản ánh rằng Hoa Kỳ phản đối tư cách nhà nước của Palestine.

Ông nói: “Hoa Kỳ vẫn giữ quan điểm rằng con đường nhanh chóng nhất hướng tới tư cách nhà nước và tư cách thành viên Liên Hiệp Quốc cho người dân Palestine là thông qua các cuộc đàm phán trực tiếp giữa Israel và Chính quyền Palestine, với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ và các đối tác khác.”

“Không có con đường nào khác bảo đảm an ninh và tương lai của Israel với tư cách là một Nhà nước Do Thái dân chủ. Không có con đường nào khác bảo đảm người Palestine có thể sống trong hòa bình và phẩm giá ở một quốc gia của riêng mình.”

Ông Wood cho biết các biện pháp đơn phương tại Liên Hiệp Quốc và trên thực địa, bao gồm cả nghị quyết này, sẽ không thúc đẩy giải pháp hai nhà nước, “vì vậy Hoa Kỳ đã bỏ phiếu ‘chống.’”

Ông nói: “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục phản đối các biện pháp làm suy yếu triển vọng của giải pháp hai nhà nước.”

Liên Hiệp Quốc từ lâu đã tán thành tầm nhìn hai quốc gia cùng chung sống trong các đường biên giới an toàn và được công nhận. Người Palestine muốn có một nhà nước ở Tây Ngạn, phía đông Jerusalem và Dải Gaza—tất cả các lãnh thổ bị Israel chiếm giữ trong cuộc chiến năm 1967 với các quốc gia Ả Rập láng giềng.

Trước đó, hôm 06/05, ông Erdan cho biết nếu Đại Hội đồng thông qua nghị quyết này, ông kỳ vọng Hoa Thịnh Đốn sẽ cắt tài trợ cho Liên Hiệp Quốc và các tổ chức của Liên Hiệp Quốc.

Theo luật pháp Hoa Kỳ, Hoa Thịnh Đốn không thể tài trợ cho bất kỳ tổ chức nào của Liên Hiệp Quốc cấp tư cách thành viên đầy đủ cho bất kỳ nhóm nào không có “các đặc tính được quốc tế công nhận” về tư cách nhà nước.

Vào năm 2011, Hoa Kỳ đã cắt tài trợ cho UNESCO (cơ quan văn hóa của Liên Hiệp Quốc), sau khi UNESCO công nhận tư cách thành viên của Palestine.

Bài Liên Quan

Leave a Comment