- Như Hồ – 14 tháng 5, 2024
Jane Fonda hãnh diện ngồi với đội súng phòng không Bắc Việt, Hà Nội, tháng 7 năm 1972 (Photo by: Pictures from History/Universal Images Group via Getty Images)
Mới đây, chuyện các quan chức Los Angeles tuyên bố lấy ngày 30 tháng 4 là “Ngày Jane Fonda”, đã khiến nhiều cộng đồng người Việt tỵ nạn phẫn nộ. Vì đối với nhiều người Mỹ gốc Việt, ngày 30 Tháng Tư được coi là ngày để tang, ghi nhớ sự xâm lược toàn phần của cộng sản Bắc Việt vào Sài Gòn, năm 1975.
Ngay lập tức, làn sóng phản đối đã lan rộng, các nhà lập pháp người Việt Nam, bao gồm Thượng nghị sĩ bang California Janet Nguyễn và Dân biểu Trí Tạ, đã lên tiếng kêu gọi các quan chức Los Angeles hãy hủy bỏ “Ngày Jane Fonda” này.
Nữ diễn viên và nhân vật phản chiến Jane Fonda, người từng được vinh danh vì hoạt động vì môi trường, có quá khứ gây tranh cãi trong Chiến tranh Việt Nam, và đối với các cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam, bà bị coi là thành phần đâm sau lưng những người lính Hoa Kỳ đang tham chiến. Bà cũng nhiều lần bày tỏ sự ân hận về hành động của mình trong chiến tranh Việt Nam, bị cộng sản Bắc Việt lợi dụng.
Còn ngày 30 tháng Tư, vốn được cộng đồng người Việt gọi là Tháng Tư Đen, được coi là một ngày quan trọng đối với đa số 2,3 triệu người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ.
Với bà Janet Nguyễn, và ông Trí Tạ, họ đều là đại diện cho những gia đình bị ảnh hưởng bởi sự sụp đổ của Sài Gòn vào ngày 30 tháng Tư năm 1975, trước xâm lược của cộng sản Bắc Việt. Cả hai đã bày tỏ sự thất vọng trước việc các quan chức của Los Angeles coi thường nỗi đau chung của cộng đồng người Việt. Ngày 30 Tháng Tư, cũng được coi là ngày tôn vinh sự hy sinh của khoảng 250.000 lính Nam Việt Nam và gần 60.000 lính Mỹ.
Diễn viên Jane Fonda, được các cựu chiến binh và người tị nạn Việt Nam mệnh danh là ‘Hà Nội Jane’, đã phải đối mặt với những lời chỉ trích vì hành động của mình trong chiến tranh, bao gồm cả việc đi đến miền Bắc Việt Nam, được phỏng vấn trên các chương trình phát thanh của cộng sản và chụp ảnh với lính Bắc Việt và súng phòng không được sử dụng. nhằm vào phi công Mỹ. Fonda sau đó đã xin lỗi về những hình ảnh này, giải bày rằng bà ta có mục đích phản đối chiến tranh chứ không chống quân đội Mỹ.
Trí Tạ, một dân biểu Đảng Cộng hòa đại diện cho Quận Cam, đã lập tức có ý kiến trên tờ Los Angeles Times: “Để ngày trọng đại này bị lu mờ bởi lễ kỷ niệm một cá nhân, vốn công khai đồng cảm với chế độ chịu trách nhiệm về quá nhiều đau khổ, là một sự xúc phạm đối với ký ức. của những người đã thiệt mạng và những người tiếp tục sống với những vết sẹo của chiến tranh.”
Còn Janet Nguyễn, một thành viên của Thượng viện bang California, nói với tờ CalMatters: “Tôi đã khẩn thiết nói rằng, nếu Los Angeles không thể hủy bỏ điều này, thì ít nhất cũng phải thay đổi ngày. Ngày 30 tháng 4 không phải là ngày của Jane Fonda.”
Trước sự phản đối mạnh mẽ đang ngày càng lan rộng, các Giám sát viên Quận Los Angeles đã thông báo rằng họ sẽ xem xét việc thay đổi ngày tôn vinh Jane Fonda sang một ngày khác trong tháng Tư, cũng nằm trong Tháng Trái Đất tôn vinh hoạt động bảo vệ môi trường. Constance Farrell, người phát ngôn của Giám sát viên Lindsey Horvath, cho biết ban đầu ngày 30 tháng Tư được chọn chỉ vì nó trùng với một cuộc họp định kỳ, trong đó hội đồng thường đưa ra các tuyên bố tôn vinh các cá nhân và tổ chức.