Chủ Nhật, 30 Tháng Sáu 2024
Tại bờ phía Tây Nam của Hồ Titicaca – Peru, có một cánh cổng cao 7m được gọi là Aramu Muru. Người dân địa phương gọi nó là “Puerta de hayu Marca” tức là “cánh cổng đến với thần linh và cõi bất tử”.
Trong suốt bề dày lịch sử, người bản địa đã kể về việc có nhiều người “thoắt ẩn thoắt hiện” tại cánh cổng này.
Năm 1998, Jerry Wills – người được cho là đã tiếp xúc với người ngoài hành tinh, cho biết, một người hình người tóc vàng dáng cao tên Zo đã dạy anh ta cách băng qua cánh cổng Aramu Muru để “tới một vũ trụ khác”. Zo còn nói với anh rằng vũ trụ mà chúng ta đang sống là bản mô phỏng thử nghiệm do vũ trụ của loại người này tạo ra. Nó được xây dựng để giúp họ hiểu ra rằng, vũ trụ mà họ đang sinh sống thực chất cũng đang nằm trong một vũ trụ khác lớn hơn.
Năm 1999, bộ phim khoa học viễn tưởng bom tấn The Matrix (Ma trận) xuất hiện, nó đã khắc sâu vào tiềm thức của chúng ta ý tưởng rằng, sự tồn tại của chúng ta là một mô phỏng được tạo ra bởi một chủng tộc tiên tiến hơn. Bên cạnh đó, bộ phim cũng tạo ra trào lưu thịnh hành của những chiếc áo khoác dài màu đen, kính râm đen.
Sau khi The Matrix được công chiếu một thời gian, triết gia Nick Bostrom đã xuất bản Luận cứ Mô phỏng – một bài viết ngắn gọn có tựa đề: “Liệu bạn có đang sống trong một mô phỏng của máy tính?”. Bài viết trình bày về trilemma – một giả thuyết toán học lý giải, sẽ có ít nhất 1 trong 3 viễn cảnh sau đây là sự thật:
- “Loài người rất dễ có nguy cơ tuyệt chủng trước khi chạm tới trạng thái của “người hậu duệ” (khái niệm về một người hoặc một thực thể tồn tại với trạng thái ngoài con người).
- Bất kỳ nền văn minh nào sau nền văn minh của chúng ta cũng cực kỳ khó có thể tiến hành lượng lớn những mô phỏng về lịch sử tiến hóa hoặc quá trình biến hóa của mình.
- Chúng ta đang sống như một phiên bản đã được máy tính lập trình sẵn, mô phỏng sẵn. Loại mô phỏng này dựa trên quan niệm cho rằng, một ngày nào đó con người sẽ có cơ hội bước đến giai đoạn “người hậu duệ”.
“Nền văn minh hậu duệ” mà Bostrom đề cập đến rõ ràng là giai đoạn sau khi con người đã hợp nhất với công nghệ. Điều này đôi khi được gọi là thời kỳ hậu điểm kỳ dị công nghệ, “điểm kỳ dị công nghệ” là mô tả sáng kiến của nhà tương lai học Ray Kurzweil về một xã hội, mà trong đó con người là giống loài hậu sinh học, sống hiệp đồng với trí tuệ nhân tạo.
Trong vài năm gần đây, nhiều nhân vật tầm cỡ đã lên tiếng khẳng định rằng, con người đang sống trong một hình thức mô phỏng. Đứng đầu trong số họ là ông trùm công nghệ Elon Musk – người từng tuyên bố trò chơi điện tử No Man Dep Sky đã củng cố niềm tin của ông rằng, một ngày nào đó các mô phỏng sẽ gần đúng với thực tại đến mức, sẽ không thể phân biệt được chúng với thực tế nữa.
Musk là CEO và là bộ não đứng sau các tập đoàn công nghệ Tesla, SpaceX, Neuralink và OpenAI. Những năm gần đây, ông đã hướng dẫn những tập đoàn của mình về một kế hoạch táo bạo có thể giúp nâng tầm loài người:
> Với Tesla, Musk muốn dẫn đầu một cơ sở hạ tầng giao thông không phụ thuộc vào khí đốt.
> Với SpaceX, Musk muốn tạo ra một cuộc di cư nhân loại đến Sao Hỏa;
> Còn với Neuralink và OpenAI, vị tỷ phú lại muốn tạo cơ hội để nhân loại sáp nhập hơn với công nghệ máy tính tiên tiến.
Năm 2019, khi được hỏi về việc, liệu loài người có đang sống trong một mô phỏng máy tính hay không, Elon Musk đã đưa ra phát ngôn gây sốt khi khẳng định rằng: Tỷ lệ con người KHÔNG sống trong mô phỏng máy tính là một phần tỷ.
“Tôi nghĩ bằng chứng chắc chắn nhất về việc chúng ta đang ở trong một mô phỏng chính là: 40 năm trước chúng ta có trò chơi Pong – gồm hai hình chữ nhật và một dấu chấm. Còn giờ đây, chúng ta đã làm ra các mô phỏng 3D, quang học với hàng triệu người chơi cùng lúc và ngày càng được hoàn thiện hơn. Sẽ sớm thôi chúng ta sẽ có thực tế ảo, rồi thực tế tăng cường. Đây sẽ là các trò chơi sẽ được hoàn thiện tới mức, không thể phân biệt được với thực tế, hoàn toàn không thể phân biệt được”, Elon Musk nói.
Vị tỷ phú đang đề cập đến sự phát triển theo cấp số nhân của công nghệ. Nếu chỉ trong 40 năm, chúng ta đã phát triển từ trò chơi hai chiều Pong đến đỉnh cao của thực tế ảo tăng cường, thì hãy tưởng tượng xem chúng ta sẽ chạm tới đâu trong 40 năm tới, hoặc 100, hay 400 năm nữa.
Theo thông tin từ một bài báo khoa học, giả sử con người vẫn tồn tại đến thời điểm nêu trên, thì khẳng định chúng ta sẽ tạo ra được các mô phỏng với những sự vật, vật thể có cảm giác. Vừa qua, Bộ Quốc phòng đã tạo ra Mô phỏng Thế giới Cảm giác – một “bản sao tổng hợp của thế giới thực với hiệu chuẩn tự động hóa liên tục, ví như các sự kiện lớn, các cuộc thăm dò ý kiến, thống kê nhân khẩu học, báo cáo kinh tế hay sự thay đổi xu hướng”.
Một số nguồn thông tin tiết lộ, có 2 tỷ phú công nghệ ẩn danh đang hợp tác trong một dự án bí mật để đưa loài người thoát ra khỏi Ma trận, thật khó để quyết định xem chúng ta nên cười, hay gào thét hoảng loạn.
Thảo luận về hình thức mô phỏng là niềm vui tri thức, mang tính giải trí siêu hình học của con người, nhưng nó cũng nói lên nỗi lo lắng tiềm ẩn về việc hợp nhất thực tại của chúng ta với máy móc là quá nhiều. Nó thậm chí còn được đặt ra như một giải pháp cho Nghịch lý Fermi – Tại sao chúng ta chưa gặp người ngoài hành tinh? Có lẽ vì chúng ta đang sống trong một thế giới mà họ xây dựng ra.
Trái đất của chúng ta nằm trong một khoảng không vũ trụ rộng lớn, đến mức khiến con tàu vũ trụ Deep Space I hiện tại phải mất đến 81.000 năm mới có thể bay tới ngôi sao gần nhất, trong khi một thiên hà gồm hàng trăm tỷ ngôi sao.
Việc nghĩ rằng các vi xử lý trong tương lai sẽ chỉ mất 1 hoặc chưa đầy 1 giây để kết xuất dữ liệu, nhìn từ khía cạnh triết học thì khá ấn tượng, nhưng từ khía cạnh xã hội thì lại thể hiện sự lười nhác.
Việt Anh (Theo LAV)