Người biểu tình chống Luật đặc khu Trương Hữu Lộc được trả tự do sớm hai năm

RFA
2024.07.09

Người biểu tình chống Luật đặc khu Trương Hữu Lộc được trả tự do sớm hai năm

Biểu tình phản đối dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng ở Sài Gòn ngày 10/6/2018

 AFP

Người biểu tình chống Luật đặc khu Trương Hữu Lộc được trả tự do sớm hai năm

Ông Trương Hữu Lộc, người trợ giúp đoàn biểu tình chống hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng ở thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/6/2018, đã được trả tự do giữa tháng trước, sớm hơn hai năm so với bản án tám năm tù giam.

Ông Lộc, sinh năm 1963, bị công an thành phố TPHCM bắt giữ ngày 11/6/2018, chỉ một ngày sau khi ông mua bánh mì và nước phát cho đoàn biểu tình đồng thời trực tiếp kêu gọi người dân đứng lên tham gia việc phản đối hai dự luật. Tuy nhiên, ông bị chính thức khởi tố từ ngày 14/6 với cáo buộc “phá rối an ninh” theo khoản 1, Điều 118 của Bộ luật Hình sự.

Hơn một năm sau, trong phiên toà ngày 29/6/2019 không luật sư và không có sự tham dự của bạn bè cùng người thân, ông bị Toà án Nhân dân TPHCM kết án 8 năm tù giam và ba năm quản chế.

Ông cho biết ban đầu ông dự định sẽ thuê luật sư nhưng phía công an nói trường hợp của ông không được tự ý thuê luật sư mà chỉ có thể sử dụng trợ giúp pháp lý từ luật sư chỉ định nên ông từ chối.

Ngày 14/6 vừa qua, ông Lộc được đưa từ Trại giam Châu Bình (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) về trụ sở Phường 6, quận Tân Bình để làm việc về án quản chế, sau đó ông mới được trở về đoàn tụ với gia đình.

Trong sáu năm qua, ông Lộc đã bị giam hơn một năm ở Trại tạm giam số 4 Phan Đăng Lưu của Cơ quan An ninh Điều tra, Công an TPHCM. Sau khi từ chối quyền kháng án vì cho rằng đó là “bản án bỏ túi,” ông bị chuyển đến Trại giam Bố Lá gần hai tháng rồi tiếp đó là hơn bốn năm ở Trại giam Gia Trung (tỉnh Gia Lai).

Năm cuối cùng, ông bị đưa đi Trại giam Châu Bình, cho “gần nhà” như lời giải thích của cán bộ Trại giam Gia Trung.

Lý giải về việc ông được giảm 24 tháng tù, ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA):

Tôi bắt được những điểm yếu ca chúng nó. Tôi tố cáo chúng nó, gửi đơn tố cáo từ quản giáo lẫn ban giám thị luôn, bốn lần ở trại giam Gia Trung mỗi lần bốn lá đơn tôi gửi đi các cấđể tôi tố cáo những cái sai phạm ca chúng nó.

i chống đối chúng nó rất là dữ vậy nên chúng nó tìm cách giảm án cho tôi rồi chuyển tôi đi trại khác để không phá chúng nó nữa. Chúng nó sợ tôi đưa tin tức ra bên ngoài.”

Những “sai phạm” mà ông nhắc ở trên là giám thị và quản giáo ăn hối lộ của tù nhân trước khi xét giảm án trong mỗi dịp ân xá, và đánh đập người tù hình sự.

Khi mà vô mốc giảm án thì nó cho cán bộ đặt vấn đề với tù hình sự để đưa tiền để chúng nó lo cho giảm án. Nó có nhiều cái vi phạm Luật Thi hành án hình sự mà tôi thu thậđược rất là nhiều (chứng cứ), với lại nó đánh đập phạm nhân hình sự rất là nhiều, rất là dã man.”

Phóng viên không thể liên lạc với Trại giam Gia Trung và Trại giam Châu Bình theo các số điện thoại đăng tải trên mạng Internet để kiểm chứng các thông tin mà ông Lộc cung cấp.

Thêm một lý do được giảm án, theo ông là do bản thân đã đóng số tiền án phí 200.000 đồng, mà ông cho là “không đáng gì nên đóng cho xong” và ông cũng không phủ nhận “hành vi đã thực hiện” như cáo trạng nêu.

Trước cuộc biểu tình rầm rộ với sự tham gia của hàng chục nghìn người ở Sài Gòn giữa tháng 6/2018, ông Lộc là một dân “anh chị” nổi tiếng ở thành phố năng động nhất cả nước này. Có lẽ vì thế mà ông không bị đánh đập hoặc tra tấn trong quá trình tạm giam và thi hành án, ông chia sẻ với RFA.

Trong vụ án của ông, mạng báo Thanh Niên dẫn cáo trạng cho biết trong ngày 10/6/2018, ông Lộc đã có hành vi mua bánh mì, nước uống rồi thuê xe taxi đến khu vực Nhà thờ Đức Bà, nhằm phát cho những người tham gia tụ tập chống hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng, đồng thời trực tiếp hô hào, kích động đám đông.

Ông cũng bị quy kết là “thường xuyên sử dụng mạng xã hội giao lưu, được cổ động bởi các đối tượng phản động trong và ngoài nước, nhiều lần thực hiện livestream trên mạng xã hội với nội dung xuyên tạc, phỉ báng các lãnh đạo; xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, xuyên tạc các dự thảo luật và các vấn đề xã hội khác; kích động nhiều người tham gia tụ tập đông người, gây rối.”

Ông Lộc cho biết từ một người thuộc “xã hội đen” ông tham gia và kêu gọi biểu tình vì lo sợ đất nước bị lệ thuộc vào Trung Quốc. Ông cho rằng việc cho Trung Quốc thuê đất dài hạn chẳng khác gì hành động bán nước, còn luật An ninh mạng chỉ nhằm mục đích đàn áp tiếng nói bất đồng.

Ông nói cùng bị bắt với ông có hơn một chục người nhưng họ được thả sau đó một vài ngày, chỉ có ông bị khởi tố và kết án tù. Tuy nhiên, những người đó bị an ninh đánh dã man nhưng ông chỉ bị đá một cái.

Sau sáu năm bị tù đày, sức khoẻ của ông Lộc suy giảm nhiều do điều kiện sống hà khắc trong trại giam. Hiện ông đang bị cao huyết áp, thoái hoá cột sống, và trầm cảm. Trong thời gian tới, ông sẽ tập trung vào việc chữa bệnh để phục hồi sức khoẻ.

Bài Liên Quan

Leave a Comment