Sức khỏe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

  1. Di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Giáo sư Carl Thayer, Đại học New South Wales (Úc):Tôi nghĩ ông Nguyễn Phú Trọng sẽ được biết đến với những nỗ lực trong cái gọi là xây dựng Đảng ở Việt Nam nhằm cải tổ đảng theo hướng “hồng”, “sạch” và “chuyên”, những từ ngữ hiện đang được tranh luận để nói về sự nghiệp của ông.Nhưng từ đó, chiến dịch đốt lò chống tham nhũng và những hiện tượng tiêu cực, tôi nghĩ sẽ lộ diện.Điều thú vị là ông Trọng cũng sẽ được biết đến trong chính sách đối ngoại về việc đã xác lập được quan hệ với Mỹ, Nhật Bản và các nền dân chủ tự do phương Tây, xác lập được vai trò chính danh của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam về đối ngoại.Ông Trọng được biết đến là người bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội, điều đó không cần phải nói. Nhưng đó là xây dựng đảng thông qua các quy định, cải cách để lựa chọn cán bộ chiến lược, cử đi các tỉnh, đề bạt, rồi sử dụng chiến dịch chống tham nhũng để loại bỏ những người suy thoái.Công cuộc xây dựng đảng của ông còn bao gồm việc viết lại rất nhiều nội quy và quy định của đảng. Chúng ta có thể thấy rằng quy định năm 2018 về trách nhiệm nêu gương (Quy định 08-Qđi/TW/2018) để lấy lại niềm tin, và năm 2021, những điều đảng viên không được làm (Quy định 37-QĐ/TW/2021), là những dấu ấn trong sự nghiệp của ông.Giáo sư Carl Thayer, Đại học New South Wales (Úc)NGUỒN HÌNH ẢNH,NHÂN VẬT CUNG CẤPChụp lại hình ảnh,Giáo sư Carl Thayer, Đại học New South Wales (Úc)Chia sẻ, Di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
  2. 2 giờ trướcÔng Trọng ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108Theo TTXVN, chiều 18/7, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã “trang trọng tổ chức lễ trao tặng Huân chương Sao vàng tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108”.Theo TTXVN, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Tô Lâm đã công bố quyết định và trao Huân chương Sao vàng tới Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.Hãng thông tấn nhà nước cũng cho biết tham dự lễ trao huân chương có đầy đủ các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư và một số cán bộ giúp việc Tổng bí thư cùng đại diện thân nhân gia đình Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.Các bản tin truyền hình và báo chí khi đưa thông tin này đều không có bất kỳ hình ảnh nào của sự kiện.Bệnh viện Trung ương Quân đội 108NGUỒN HÌNH ẢNH,BV108Chụp lại hình ảnh,Bệnh viện Trung ương Quân đội 108Chia sẻ, Ông Trọng ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  3. 2 giờ trướcMột dấu hiệu khácNgoài thông báo hiếm hoi của Đảng về sức khỏe của vị tổng bí thư 80 tuổi, một động thái khác khiến giới quan sát càng tin chắc rằng tổng bí thư đang trong tình trạng nguy kịch.Cụ thể, ngay trước khi có thông tin về sức khỏe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông đã được tặng Huân chương Sao vàng.Theo thông báo chính thức, Bộ Chính trị đã có Quyết định trao tặng Huân chương Sao vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm 18/7.Chủ tịch nước Tô Lâm là người đã ký quyết định tặng thưởng.Huân chương Sao Vàng là huân chương cao quý nhất của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng cho các cá nhân có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.Một nhà quan sát từ Hà Nội nói với BBC rằng, huân chương này là quan trọng nhất trong các huân chương và theo thông lệ, thường là để thưởng cho những cá nhân đã hoàn thành nhiệm vụ, hoặc đã qua đời. Ít nhất là từ năm 2009 tới nay, những cá nhân nhận Huân chương Sao Vàng đều là sau khi họ đã qua đời.Việc đột nhiên Bộ Chính trị trao tặng huân chương này cho ông Trọng cùng với thông báo về việc ông Tô Lâm thay ông Trọng điều hành các công việc của Đảng cho thấy tình hình sức khỏe của ông Trọng thực sự gay go.Chia sẻ, Một dấu hiệu khác
  4. 2 giờ trướcDi sản ‘đốt lò’Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người chủ trương, ông Tô Lâm là người triển khai chính của chiến dịch "đốt lò"Chụp lại hình ảnh,Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người chủ trương, ông Tô Lâm là người triển khai chính của chiến dịch “đốt lò”Một nhà quan sát chính trị Việt Nam giấu tên nói với BBC Tiếng Việt hôm 18/7:“Chiến dịch đốt lò của ông Trọng là ‘hoàn toàn thất bại’ do chỉ giải quyết phần ngọn mà không giải quyết phần gốc.Nếu những năm 1990, các vụ tham nhũng lớn nhất cũng chỉ tới vài trăm triệu đồng thì tới nay đã lên hàng ngàn tỷ đồng. Tham nhũng không hết, không bao giờ hết mà chỉ chuyển từ hình thức này sang hình thức khác. Trong khi đó, Việt Nam đã và đang mất đi các nhà đầu tư lớn. Trong nước xảy ra tình trạng ‘không ai dám quyết’, như vậy thì làm sao xã hội phát triển được.Mặc dù ông Trọng cũng để lại một số dấu ấn cá nhân như là người đầu tiên đưa được các quan chức hàng đầu Bộ Chính trị ‘vào lò’, hay việc ông đã gặp Tổng thống Biden và chứng kiến hai nước Việt-Mỹ nâng quan hệ ngoại giao lên tầm quan hệ cao nhất, nhưng nhìn chung, di sản chống tham nhũng của ông là một đất nước đi xuống.Hãy để cho hậu thế và lịch sử tiếp tục đánh giá di sản của ông Trọng.”Chia sẻ, Di sản ‘đốt lò’
  5. 2 giờ trướcTại sao ông Tô Lâm?Chủ tịch nước Tô Lâm hiện đang điều hành Đảng thay Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngChụp lại hình ảnh,Chủ tịch nước Tô Lâm hiện đang điều hành Đảng thay Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngMột nguồn tin ẩn danh từ Hà Nội nói với BBC rằng, trong số các thành viên trong Bộ Chính trị hiện tại thì có Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính là hai người đã làm trọn một nhiệm kỳ Bộ Chính trị và đang trong nhiệm kỳ thứ hai.Do đó, theo Quy định 214 của Bộ Chính trị, ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính là đủ tiêu chuẩn để đảm đương trọng trách.Tuy nhiên, trong tình cảnh hiện tại, Thủ tướng Chính tiếp tục điều hành chính phủ để ổn định sẽ là điều hợp lý hơn. Quan trọng nhất, theo nguồn tin này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng Chủ tịch nước Tô Lâm vì ông Tô Lâm đóng vai trò quan trọng trong công cuộc đốt lò chống tham nhũng của mình.Cuộc chiến đốt lò của ông Trọng được giới chuyên gia, quan sát chính trị nhận định sẽ là di sản của ông.Nhà quan sát từ Hà Nội nói “cần lưu ý thông báo của Đảng dùng chữ ‘điều hành’, chứ không dùng từ ‘quyền tổng bí thư’ nên thường trực Ban Bí thư bị gạt ra ngoài và vì thế, Chủ tịch nước Tô Lâm đảm nhiệm là điều không có gì sai.”Chia sẻ, Tại sao ông Tô Lâm?
  6. 3 giờ trướcSách của ông Nguyễn Phú Trọng năm 2023Sách, Nguyễn Phú TrọngNGUỒN HÌNH ẢNH,WEBSITE BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCHChỉ tính trong năm 2023, ông Trọng đã ra mắt ít nhất 5 cuốn sách, với nhan đề mỗi cuốn sách là một khẩu hiệu, như lời hiệu triệu toàn đảng, toàn quân và toàn dân:
    • Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh (ra mắt ngày 2/2/2023)
    • Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh( ra mắt ngày 2/2/2023)
    • Cả nước đồng lòng, tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng (ra mắt ngày 20/10/2023)
    • Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc( ra mắt ngày 18/11/2023)
    • Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” (ra mắt ngày 21/11/2023)
    Chia sẻ, Sách của ông Nguyễn Phú Trọng năm 2023
  7. 4 giờ trướcBáo chí quốc tế bình luận gìBloomberg:Sức khỏe suy yếu của Trọng đã làm tăng thêm tình trạng không chắc chắn về chính trị vốn đang bao trùm giới lãnh đạo đất nước giữa cuộc chiến chống tham nhũng rộng khắp do tổng bí thư lãnh đạo.Sức khỏe của ông Trọng đã là chủ đề được bàn tán trong nhiều năm và chính ông cũng nói về vấn đề này.Ông tỏ ra miễn cưỡng đảm nhận chức vụ cao nhất khi tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba vào năm 2021.Lúc đó ông nói mình muốn nghỉ hưu vì “đã già và sức khỏe không tốt”. Ông Trọng đã nhập viện hồi tháng 1/2024 vì một căn bệnh chưa xác định.Ông Lê Đăng Doanh, một nhà kinh tế và cựu cố vấn chính phủ Việt Nam, cho biết:“Chúng tôi chưa bao giờ thấy sự thay đổi đột ngột như thế này trong đảng và điều đó cho thấy vấn đề sức khỏe của ông Trọng rất nghiêm trọng.”“Động thái này nhằm giúp mọi người chuẩn bị tốt cho bước tiếp theo,” ông Doanh nói tiếp.Theo Giáo sư Carl Thayer từ Đại học New South Wales ở Úc, sự vắng mặt vô thời hạn của ông Trọng giúp đảng có thời gian để đạt được “sự đồng thuận về việc ông Tô Lâm hay người khác có thể thay thế ông Trọng”.Chia sẻ, Báo chí quốc tế bình luận gì
  8. 4 giờ trướcBáo chí quốc tế nói gìNikkei: Trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 6, những hình ảnh ông Trọng do hãng thông tấn Nga chụp trông ốm yếu hơn trước, có thể do tác dụng phụ của thuốc.Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (phải) tiếp Tổng thống Nga Putin vào ngày 20/6 tại Hà NộiNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGESChụp lại hình ảnh,Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (phải) tiếp Tổng thống Nga Putin vào ngày 20/6 tại Hà NộiChia sẻ, Báo chí quốc tế nói gì
  9. 5 giờ trướcBáo chí quốc tế nói gìReuters: “Nhìn vào tình hình hiện tại, ông Tô Lâm có cơ hội cao nhất để trở thành quyền tổng bí thư đảng cho đến năm 2026,” theo ông Nguyễn Khắc Giang, chuyên gia về chính trị Việt Nam từ Viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore.Ông Trọng, một nhà tư tưởng Mác-Lênin, từ năm 2017 đã thực hiện cái mà nhiều người coi là cuộc truy quét tham nhũng kiểu Trung Quốc, tức “đốt lò”. Nhưng trong những tháng gần đây, ông xuất hiện với vẻ yếu ớt trong các sự kiện công cộng và không có mặt trong một số cuộc họp cấp cao.“Bất kỳ ai kế nhiệm ông Trọng để trở thành tổng bí thư tiếp theo đều cần phải giữ lại di sản chống tham nhũng của ông Trọng để có quyền lực trước những nhân vật chính trị cấp cao khác, cũng như giữ được sự ổn định của hệ thống và nhận được sự ưu ái từ những người khác,” ông Giang nhận định. Một nhà ngoại giao phương Tây cấp cao ở Hà Nội cho biết ông thấy việc ông Tô Lâm được nới rộng quyền lực là điều tốt cho sự ổn định.AFP: Sức khỏe yếu kém của ông Trọng làm dấy lên đồn đoán rằng ông sẽ không thể nắm quyền cho đến đại hội đảng năm 2026.Chia sẻ, Báo chí quốc tế nói gì
  10. 5 giờ trướcCâu hỏi về kế thừaSau khi ông Trọng không còn khả năng điều hành vì nguyên nhân sức khỏe, hiện ông Tô Lâm đang giữ vai trò lãnh đạo cao nhất trong hệ thống chính trị Việt NamChụp lại hình ảnh,Sau khi ông Trọng không còn khả năng điều hành vì nguyên nhân sức khỏe, hiện ông Tô Lâm đang giữ vai trò lãnh đạo cao nhất trong hệ thống chính trị Việt NamAi sẽ thay thế Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?Đây là câu hỏi đã được đặt ra từ lâu, thậm chí trước cả Đại hội 13 (năm 2021).Tuy nhiên, ông Trọng đã phá vỡ tiền lệ, cũng như Điều lệ Đảng, khi tiếp tục giữ chức Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp tại Đại hội 13.Giờ đây, khi ông Trọng vì nguyên nhân sức khỏe mà không thể điều hành đất nước, câu hỏi ai sẽ kế nhiệm ông lại được đặt ra, với tính chất cấp thiết hơn bao giờ hết.Hiện ông Tô Lâm được phân công tạm thời thay thế vai trò của ông Trọng.Sau khi Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai mất chức hồi tháng 5/2024, theo quy định của Đảng, hiện chỉ có Chủ tịch nước Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính đủ tiêu chuẩn làm tổng bí thư.Việc ông Tô Lâm, chứ không phải Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, tạm thời thay thế vai trò của ông Trọng gợi ý rằng khả năng ông Tô Lâm sẽ làm tổng bí thư, một nhà quan sát đánh giá với BBC với điều kiện ẩn danh.Chia sẻ, Câu hỏi về kế thừa
  11. 5 giờ trước‘Tôi học 10B Nguyễn Gia Thiều’ThơNGUỒN HÌNH ẢNH,OTHERTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được ghi nhận là người yêu văn chương từ nhỏ.Ông từng theo học Khoa Văn tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội).”Tâm hồn văn thơ đã thấm vào cậu học sinh Nguyễn Phú Trọng từ thuở còn ngồi trên ghế nhà trường,” ông Trọng kể lại khi về lại thăm trường cũ và dự lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Trường Nguyễn Gia Thiều (nay là Trường THPT Nguyễn Gia Thiều, quận Long Biên, TP Hà Nội) ngày 14/11/2020.Ông Trọng nhắc kỷ niệm vào năm 1962, lúc đang học lớp 10B, ông đã viết bài thơ nhan đề Năm cuối cùng của đời học phổ thông với cảm xúc hồn nhiên, trong sáng, chân thành.Bài thơ có đoạn:Tôi vui tôi sướng biết bao nhiêu.Tôi học 10B – Nguyễn Gia ThiềuNay đã trở nên “người anh cả”Cuộc đời vui bay bổng cánh diều!Chia sẻ, ‘Tôi học 10B Nguyễn Gia Thiều’
  12. 5 giờ trước‘Tư tưởng Nguyễn Phú Trọng’Nguyễn Phú TrọngTrước khi Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ra thông báo về tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng, cuốn sách mang tên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về tiến trình đổi mới Quốc hội đã ra mắt hôm 16/7 tại Hà Nội.Cuốn sách “gồm 95 bài viết thể hiện tư duy, tầm nhìn chiến lược sâu sắc về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền của Tổng Bí thư”, theo báo chí Việt Nam.Trước đó, hôm 21/6, ông Trọng có một buổi ra mắt sách khác, cuốn Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.Cuốn sách 900 trang này gồm ba phần:Phần 1 xoay quanh vấn đề “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc”.Phần 2 tập trung vào việc phát triển toàn diện, đồng bộ để “văn hóa thật sự là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước bền vững”.Phần cuối là áp dụng những lý thuyết vào thực tiễn cuộc sống.Vấn đề “Tư tưởng Nguyễn Phú Trọng” đã được đặt ra trong thời gian gần đây.Cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngNGUỒN HÌNH ẢNH,VGP/NGUYỄN HOÀNGChụp lại hình ảnh,Cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngChia sẻ, ‘Tư tưởng Nguyễn Phú Trọng’
  13. 5 giờ trướcBáo Anh: Chiến dịch ‘Đốt lò’ giúp Việt Nam tăng hạng trên bảng cảm nhận tham nhũngThe Economist khuyên TBT Trọng phải chống tham nhũng làm sao để các quan chức trung thực vẫn có thể thông qua dự án, thúc đẩy kinh tế VNChụp lại hình ảnh,The Economist khuyên TBT Trọng phải chống tham nhũng làm sao để các quan chức trung thực vẫn có thể thông qua dự án, thúc đẩy kinh tế VNHồi đầu năm 2023, tuần báo The Economist của Anh nói chiến dịch “Đốt lò” (báo dùng nguyên văn tiếng Việt – ‘dot lo’ –blazing furnace) đã góp phần tăng thứ hạng của Việt Nam trong bảng xếp hạng chống tham nhũng quốc tế.Có vẻ như “dot lo” nay hiện diện đều như một từ mới trong tiếng Anh, giống “doi moi” (Đổi mới), khi báo chí quốc tế viết về chính trị Việt Nam.The Economist gọi đây là chiến dịch mang dấu ấn của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.Tuy thế, bài trên The Economist (Cleaning the House: Quét nhà) trích Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang, một nhà quan sát Việt Nam, đánh giá rằng các quan chức nay sợ hãi không dám ký các giấy tờ dự án, khiến đầu tư khu vực công giảm hoặc ngưng tiến độ. Thậm chí tiền thu từ thuế cũng giảm ở Việt Nam.Nhìn vào phát triển trung hạn của Việt Nam, tờ báo Anh viết:”Nếu ông Trọng muốn Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập trung bình năm 2030 thì cần phải làm sao để các quan chức trung thực có thể thông qua dự án mà không sợ bị bắt.”Một nghiên cứu từ trước đã chỉ ra hiện tượng chống tham nhũng ở Việt Nam là “trách nhiệm chung nhưng không ai chịu trách nhiệm chính”, khiến kinh tế khó vận hành trong lúc chống tham nhũng vẫn luôn nóng.Vấn đề tham nhũng ở Việt Nam bị xem là có tính hệ thống chứ không thuần túy là chuyện đạo đức.Chia sẻ, Báo Anh: Chiến dịch ‘Đốt lò’ giúp Việt Nam tăng hạng trên bảng cảm nhận tham nhũng
  14. 5 giờ trướcHuân chương Sao vàngNgay trước khi có thông tin về sức khỏe Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông đã được tăng Huân chương Sao vàng.Theo thông báo chính thức, Bộ Chính trị đã có Quyết định trao tặng Huân chương Sao vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm 18/7.Chủ tịch nước Tô Lâm đã ký quyết định tặng thưởng.Huân chương Sao Vàng là huân chương cao quý nhất của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tặng cho các cá nhân có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.TBT Nguyễn Phú TrọngNGUỒN HÌNH ẢNH,VGPChia sẻ, Huân chương Sao vàng
  15. 5 giờ trướcHồ sơ sức khỏe ông Nguyễn Phú TrọngNguyen Phu TrongNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGESĐầu năm nay, ông Trọng đã vắng mặt trong hai tuần liền và bỏ lỡ một số sự kiện ngoại giao quan trọng. Thời điểm đó đã nảy sinh đồn đoán về tình hình sức khỏe của ông.Hãng tin Bloomberg ngày 12/1 đã dẫn lời hai quan chức giấu tên của Việt Nam nắm vấn đề về sức khỏe của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết ông Trọng đã nhập viện.Tới ngày 15/1, ông Trọng xuất hiện trong phiên khai mạc kỳ họp bất thường thứ 5 của Quốc hội khóa 15.Một số video về cuộc họp Quốc hội quay cận cảnh vị tổng bí thư cho thấy ông đi lại khó khăn. Cụ thể, khi đứng lên chào các đại biểu, ông Trọng phải bấu ghì vào bàn và đồng thời được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ngồi cạnh đỡ lên thì mới đứng dậy được.Sau cuộc họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội 14 vào ngày 13/3, ông Trọng tiếp tục vắng mặt nhiều ngày hồi tháng 4 và 5, kể cả trong lễ tuyên thệ nhậm chức của Chủ tịch nước Tô Lâmvà Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.Trong tháng sáu, ông xuất hiện tại hai sự kiện: cuộc họp lãnh đạo chủ chốt vào chiều 12/6 và đón Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 20/6, rồi sau đó vắng mặt.Sức khỏe của ông Trọng đã nhiều lần trở thành tâm điểm của dư luận.Vào ngày 14/4/2019, ông Trọng – khi đó là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước – được cho là bị đột quỵ trong chuyến công tác tại Kiên Giang. Sau 10 ngày từ khi có tin đồn, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng mới lên tiếng: “Cường độ làm việc cao đã ảnh hưởng tới sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.”Về phần mình, có đôi lần Tổng Bí thư Trọng nói ông không khỏe lắm.Khi tái đắc cử nhiệm kỳ ba của tổng bí thư “vô tiền khoáng hậu” vào tháng 2/2021, ông Trọng nói trong cuộc họp báo sau khi bế mạc Đại hội Đảng lần thứ 13 rằng: “Bây giờ tôi không được khỏe lắm, tuổi cũng đã cao, cũng xin nghỉ rồi, thế nhưng Đại hội bầu phải làm, Đảng viên thì phải chấp hành.”Tháng 10/2019, ông Trọng chia sẻ với các cử tri tại các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ trước kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 14 là “năm nay 75 rồi, cũng đang là bệnh nhân”.Hồi năm 2018, khi kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước, ông Trọng nói:“Trình độ, năng lực, sự hiểu biết của tôi có hạn, tuổi tác lại đã lớn. Bác Hồ đã từng nói, khi người ta tuổi tác càng cao thì sức khỏe càng thấp; điều đó cũng không có gì lạ trong khi năng lực, hạn chế của tôi là rất rõ mà tuổi tác lại lớn rồi.”Chia sẻ, Hồ sơ sức khỏe ông Nguyễn Phú Trọng
  16. 5 giờ trướcLời kêu gọi“Bộ Chính trị kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, tăng cường đoàn kết, thống nhất, chung sức đồng lòng, tiếp tục phát huy những kết quả, thành tựu quan trọng, toàn diện mà đất nước ta đã đạt được, nỗ lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt các mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra; giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, chăm lo tốt đời sống tinh thần, vật chất cho Nhân dân.”Lời kêu gọi thống thiết này cho thấy tính chất nghiêm trọng của vấn đề.Các biện pháp kiểm soát báo chí truyền thông, kiểm soát phát ngôn trên mạng xã hội dự báo sẽ được tăng cường tới mức cao nhất.Chia sẻ, Lời kêu gọi
  17. 5 giờ trướcÔng Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/4/1944, quê ở thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội.Ông là con út trong số bốn anh chị em của một gia đình bần nông.
    • Từ năm 1957 – 1963, ông theo học trường Phổ thông cấp II, cấp III Nguyễn Gia Thiều ở huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
    • Từ năm 1963 – 1967, ông học bậc cử nhân ở Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
    • 8/1973 – 4/1976, ông là nghiên cứu sinh Khoa Kinh tế – Chính trị tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh).
    • 9/1980 – 8/1981, ông theo học Nga văn tại Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc.
    • 9/1981 – 7/1983, ông là thực tập sinh và bảo vệ luận án phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ) của Khoa Xây dựng Đảng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô.
    Ông Nguyễn Phú Trọng khi mới được bầu làm chủ tịch Quốc hội vào năm 2006. Từ trái qua (chức danh thời điểm đó): Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.NGUỒN HÌNH ẢNH,GETChụp lại hình ảnh,Ông Nguyễn Phú Trọng khi mới được bầu làm chủ tịch Quốc hội vào năm 2006. Từ trái qua (chức danh thời điểm đó): Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.Ông Trọng được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 19/12/1967.Sau nhiều năm làm việc ở Tạp chí Cộng sản, ông trở thành Bí thư Thành ủy Hà Nội từ năm 2000.Đến năm 2006, ông được bầu làm chủ tịch Quốc hội, rồi trở thành người đứng đầu Đảng Cộng sản từ năm 2011 đến nay.Chia sẻ,
  18. 5 giờ trướcNgười điều hành Tô LâmChủ tịch nước Tô Lâm được giao điều hành Đảng Cộng sản Việt NamNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGESChụp lại hình ảnh,Chủ tịch nước Tô Lâm được giao điều hành Đảng Cộng sản Việt NamBộ Chính trị và Ban Bí thư khóa 13 đã phân công ông Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định.Ông Tô Lâm làm chủ tịch nước từ giữa tháng 5/2024, sau khi ông Võ Văn Thưởng mất chức.Ông Tô Lâm vốn là đại tướng, bộ trưởng Công an. Ông được đánh giá là nhân vật có quyền lực nhất nhì Việt Nam hiện nay.

Bài Liên Quan

Leave a Comment