Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từ trần vào hồi 13 giờ 38 phút ngày 19/7/2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, theo Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tóm tắt

  • Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, đã từ trần vào hồi 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
  • Sẽ có Thông cáo đặc biệt về tổ chức lễ quốc tang đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Vào ngày 18/7, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra thông báo về tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng.
  • Theo thông báo của Bộ Chính trị, ông Trọng đã không còn điều hành các hoạt động của Đảng, thay vào đó là Chủ tịch nước Tô Lâm.
  • Ông Nguyễn Phú Trọng đã vắng mặt gần một tháng nay. Lần cuối ông xuất hiện trước công chúng là vào ngày 20/6 khi tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Hà Nội.
  • Cuối năm 2023 và đầu năm 2024, ông Nguyễn Phú Trọng liên tục vắng mặt trong các sự kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước.
  • Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sinh năm 1944 và đã đảm nhiệm cương vị người đứng đầu Đảng Cộng sản từ năm 2011, liên tục trong ba nhiệm kỳ.

Trực tiếp

  1. 22 phút trướcBốn điểm đáng chú ý trong sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngNguyen Phu TrongNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGESVào năm 2024, chúng ta có thể thấy từ lý tưởng tới hành động và kết quả thì sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể đề cập tới ở các điểm sau:Một là ông Trọng đã trở thành vị lãnh đạo kiêm nhà lý luận ý thức hệ (ideologue) cuối cùng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau ông chắc chắn chính trị Việt Nam sẽ thay đổi, rất khó có chuyện một ai đó lên vị trí cao nhất bằng con đường lý luận, bằng lý thuyết về chủ nghĩa xã hội. Đơn giản là xã hội và con người Việt Nam đã thay đổi nhanh, nhiều và vượt xa các vấn đề mà hệ lý luận này có thể kiến giải và tạo giải pháp.Hai là sự nghiệp chống tham nhũng để làm trong sạch Đảng Cộng sản Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ chưa hoàn tất mà còn làm bộc lộ ra các căn bệnh trầm kha của hệ thống chính trị Việt Nam. Tham nhũng tiền triệu tính bằng đô la Mỹ không còn làm người ta ngạc nhiên vì tiền thất thoát, mất mát, chuyển ra nước ngoài phi pháp đã lên tới con số hàng tỷ đô la, như báo chính chính thống đề cập tới các đại án.Ba là có một hệ quả khác, ông không trông đợi, là thay vì làm tăng niềm tin vào bộ máy thì Đốt lò làm giảm đi rất nhiều niềm tin trong nhân dân vào năng lực cầm quyền, vào tính liêm chính của bộ máy quan chức. Chỉ số cảm nhận tham nhũng ở Việt Nam được quốc tế ghi nhận là có tiến bộ, nhưng với người dân và doanh nghiệp thì các cách thức moi tiền tinh vi, bằng cả công nghệ cao, bằng ngân hàng, bằng các luật lệ mới có vẻ lại nảy sinh sâu rộng hơn, gây tác động xấu đến nền kinh tế. Khi nghe tin ông Trọng bệnh nặng, trên mạng xã hội Việt Nam xuất hiện nhiều câu nói đại loại như “tiếc ông, thương ông” nhưng “không thương gì bộ máy tham lam, lạm quyền, hành dân”.Bốn là vấn đề chuyển giao quyền lực và việc bố trí “Tứ Trụ”. Đây cũng là lĩnh vực ông Nguyễn Phú Trọng chưa hoàn tất. Để cầm quyền liên tiếp nhằm theo đuổi lý tưởng chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải phá lệ về nhân sự như tuổi về hưu và một loạt quy định nội bộ khác, tạo ra khá nhiều giải pháp tình thế về nhân sự cấp cao. Đốt lò cũng hạ bệ liên tiếp nhiều nhân vật cấp cao nhất trong Bộ Chính trị, khiến “vốn nhân sự” của Đảng Cộng sản hụt đi nhanh chóng chỉ trong vòng 12 tháng qua, mà thế hệ kế tục thì chưa được chuẩn bị, tạo ra lo ngại trong dân chúng và các đối tác quốc tế về sự “ổn định chính trị” vốn được ca ngợi ở Việt Nam.Đánh giá của tác giả Nguyễn Giang, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện ISEAS-Yusof Ishak Institute (Singapore). Ông từng giữ các chức vụ trưởng biên tập vùng Đông Á và BBC Tiếng Việt của BBC World Service.Chia sẻ, Bốn điểm đáng chú ý trong sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
  2. 26 phút trướcMột di sản nhiều mặtBáo The Washington Post viết:Trên trường quốc tế, ông Trọng được coi là một người thực hiện khéo léo chính sách “ngoại giao cây tre” của Việt Nam khi điều hướng tốt mối quan hệ với các đối tác kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam là Trung Quốc và Mỹ, đồng thời xây dựng quan hệ với các quốc gia như Ấn Độ và Nga.Trong nước, nỗ lực chống tham nhũng của ông đã cố gắng khơi dậy niềm tin của công chúng vào Đảng Cộng sản và sự quản lý của đảng đối với nền kinh tế Việt Nam, một trong những nền kinh tế năng động nhất trong khu vực, với các lĩnh vực có văn hóa khởi nghiệp đang phát triển.Đồng thời, ông Trọng siết chặt sự kìm kẹp của nhà nước đối với các quyền tự do khác. Ông giám sát các chỉ thị cứng rắn của Đảng Cộng sản nhằm vào giới truyền thông, các nhóm xã hội dân sự và các thách thức chính trị nội bộ.Ông Trọng và ông BidenNGUỒN HÌNH ẢNH,BRENDAN SMIALOWSKI/AFP/GETTY IMAGESChia sẻ, Một di sản nhiều mặt
  3. một giờ trướcChiến dịch ‘đốt lò’ của ông TrọngNguyễn Phú TrọngLà một nhà lý luận, suốt đời làm công tác Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được nhắc tới nhiều trong vai trò là người khởi xướng và dẫn dắt công cuộc chống tham nhũng, còn gọi là “đốt lò”, với mục tiêu làm trong sạch đảng.Khởi điểm chính thức của chiến dịch “đốt lò” là một cuộc bỏ phiếu của đảng vào năm 2012. Theo đó, ông Trọng đã thành công nhận được ủng hộ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng chuyển giao việc phòng chống tham nhũng từ Văn phòng Chính phủ sang một ban do đảng lập ra và quản lý, tức “Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng”.Người ta thường biết đến ông Trọng với những phát ngôn hùng hồn, cứng rắn về chiến dịch chống tham nhũng như “không vùng cấm, không ngoại lệ” hay “lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy”.Hồi đầu năm 2023, báo The Economist của Anh đánh giá chiến dịch “Đốt lò” (báo dùng nguyên văn tiếng Việt – “dot lo” – Blazing Furnace) đã góp phần cải thiện thứ hạng của Việt Nam trong bảng xếp hạng chống tham nhũng quốc tế.The Economist gọi đây là chiến dịch mang dấu ấn của ông Nguyễn Phú Trọng.Tuy thế, bài trên The Economist (Cleaning the House) trích Tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang, một nhà quan sát chính trị Việt Nam, đánh giá rằng các quan chức nay sợ hãi, không dám ký các giấy tờ dự án, khiến đầu tư khu vực công giảm hoặc ngưng tiến độ. Thậm chí tiền thu từ thuế cũng giảm ở Việt Nam.Chia sẻ, Chiến dịch ‘đốt lò’ của ông Trọng
  4. một giờ trướcĐại sứ quán Anh tại Việt Nam gửi lời chia buồnAnh-ViệtNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGESĐại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Anh tại Việt Nam đã gửi lời “chia buồn sâu sắc nhất tới Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam và thân quyến trước sự ra đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng”.Chia sẻ, Đại sứ quán Anh tại Việt Nam gửi lời chia buồn
  5. một giờ trước‘Một người bạn chân thành của Cuba đã qua đời’Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cuba, ông Miguel Díaz-Canel Bermúdez, đã “gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới nhân dân Việt Nam anh em, gia đình và bạn bè trước sự ra đi của đồng chí thân yêu Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam”.”Một người bạn chân thành của Cuba đã qua đời.”Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội ngày 9/11/2018NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGESChụp lại hình ảnh,Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội ngày 9/11/2018Chia sẻ, ‘Một người bạn chân thành của Cuba đã qua đời’
  6. một giờ trước‘Tư tưởng Nguyễn Phú Trọng’Sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES/VGP/BBCTrong những năm qua, và đặc biệt là năm 2024, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xuất bản hàng loạt sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.Đảng Cộng sản Việt Nam dù chưa chính thức công bố khái niệm “Tư tưởng Nguyễn Phú Trọng”, nhưng cách tuyên truyền cho các cuốn sách, các ý kiến chỉ đạo của ông Trọng cùng công tác xây dựng hình ảnh cho ông có nhiều điểm tương đồng với cách mà Trung Quốc đang làm với Tư tưởng Tập Cận Bình.Các bài viết, bài phỏng vấn… của báo chí nhà nước tại Việt Nam cũng đã không ít lần đề cập đến khái niệm “tư tưởng Nguyễn Phú Trọng”, chẳng hạn: “Tư tưởng ngoại giao cây tre của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”, “Tư tưởng ‘lấy dân làm gốc’ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”.Các cuộc thi tìm hiểu sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dù có quy mô nhỏ hơn, nhưng gợi liên tưởng đến cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.Tại Trung Quốc, ông Tập Cận Bình sau hơn 10 năm làm tổng bí thư (từ Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 vào năm 2012) đã xây dựng và truyền bá Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, gọi ngắn gọn là Tư tưởng Tập Cận Bình.Vào đầu năm 2023, Nhà xuất bản Nhân dân đã cho phát hành trên toàn Trung Quốc hai cuốn trong bộ tuyển tập của Tập Cận Bình, với mục đích nêu rõ là nhằm giúp toàn đảng và toàn quốc có điều kiện để học tập và triển khai Tư tưởng Tập Cận Bình, theo Tân Hoa Xã.Bài viết chi tiết tại đây.Chia sẻ, ‘Tư tưởng Nguyễn Phú Trọng’
  7. một giờ trướcTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: tin videoMời quý vị và các bạn xem video cập nhật, kèm đánh giá của chuyên gia.Play video, “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần”, Thời lượng 10,3410:34Chụp lại video,Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trầnChia sẻ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: tin video
  8. 2 giờ trước‘Hành đạo thay trời’Reuters: Dưới thời ông Trọng, Việt Nam tiếp tục phát triển nhờ hưởng lợi từ cuộc cải cách “Đổi mới” năm 1986 – biến đất nước này từ một quốc gia nông nghiệp bị chiến tranh tàn phá thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á.Tăng trưởng GDP hằng năm của Việt Nam đạt trung bình 5,8% trong thập kỷ qua và duy trì mức tăng trưởng khá ngay cả trong thời gian Covid-19 tàn phá các nền kinh tế ở nhiều nơi khác trên thế giới.Hình ảnh mà ông Trọng xây dựng là một người ghét sự dư thừa, sống trong những ngôi nhà khiêm tốn do nhà nước cấp và từ chối những món quà tết đắt tiền từ bạn bè.Hai cuốn sách – mỗi cuốn dài khoảng 600 trang và được xuất bản lần lượt vào năm 2019 và 2021, đã ca ngợi những đức tính của vị tổng bí thư – điều mà một số nhà phê bình ví như nỗ lực xây dựng sự sùng bái cá nhân.Một bài thơ trong cuốn sách đầu mô tả ông Trọng là người “Chính nhân hành đạo thay trời” khiến “Tham quan, vô lại, rã rời chân tay” – rõ ràng liên hệ đến cuộc chiến chống tham nhũng. Bài thơ còn có câu: “Búa liềm Ngài nắm trong tay/Xua tan u ám, chờ ngày nắng lên”.Các quan chức chính phủ cho biết các con của ông Trọng, không giống như con các quan chức cấp cao khác, chỉ là những công chức bình thường.Ông Nguyễn Phú TrọngNGUỒN HÌNH ẢNH,NHAC NGUYEN/AFP/GETTY IMAGESChia sẻ, ‘Hành đạo thay trời’
  9. 2 giờ trướcĐảng Cộng sản Trung Quốc gửi lời chia buồnTân Hoa Xã cho biết Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 19/7 đã gửi điện chia buồn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (phải) trong lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội vào ngày 12/12/2023.NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGESChụp lại hình ảnh,Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (phải) trong lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội vào ngày 12/12/2023.Chia sẻ, Đảng Cộng sản Trung Quốc gửi lời chia buồn
  10. 2 giờ trướcĐại sứ quán Hàn Quốc gửi lời chia buồnĐại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam đã gửi lời chia buồn trên trang Facebook chính thức của mình với nội dung như sau:”Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam xin bày tỏ lời chia buồn sâu sắc về sự ra đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.”Lời chia buồn từ ĐSQ Hàn QuốcNGUỒN HÌNH ẢNH,ĐẠI SỨ QUÁN HÀN QUỐC TẠI VIỆT NAMChia sẻ, Đại sứ quán Hàn Quốc gửi lời chia buồn
  11. 2 giờ trướcGia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngPhu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (bên phải) đón Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm Bảo tàng Phụ nữ Việt NamNGUỒN HÌNH ẢNH,VGPChụp lại hình ảnh,Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (phải) đón Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm Bảo tàng Phụ nữ Việt NamPhu nhân của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là bà Ngô Thị Mận.Bà từng được báo chí và công chúng quan tâm khi xuất hiện trong lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân vào tháng 12/2023.Dịp này, bà đã có một số hoạt động cùng bà Bành Lệ Viên, Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.Vào năm 2018, khi ông Trọng kiêm thêm chức danh chủ tịch nước do Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời, báo VNExpress thuật lại lời kể của ông Dương Đức Quảng (cựu Giám đốc Trung tâm Thông tin báo chí, Văn phòng Chính phủ) rằng, “khi là sinh viên anh Nguyễn Phú Trọng học giỏi, luận văn tốt nghiệp đạt xuất sắc, được kết nạp vào Đảng trong trường”.Ông Quảng còn nói rằng “anh Trọng đã trải qua nhiều cương vị quan trọng nhưng xuất phát điểm của anh không phải con ông cháu cha mà sinh ra trong một gia đình nông dân quê ở huyện Đông Anh, Hà Nội”.Theo ông Quảng, có lần trong cuộc gặp thầy cô, bạn bè cùng lớp sau khi đã giữ chức danh lãnh đạo Đảng, ông Trọng đã “xin được để mọi chức tước ngoài căn phòng này”.Báo VNExpress dẫn lời ông Quảng cho biết ông Trọng có hai người con, một gái, một trai và đều là những công chức nhà nước bình thường. Lần gả chồng cho con gái khi đã ở cương vị lãnh đạo, ngoài gia đình và họ hàng, ông Nguyễn Phú Trọng chỉ mời bạn bè thân thiết đến dự đám cưới. Lễ cưới đó tổ chức giản dị, chỉ có tiệc trà, hoa quả và bánh ngọt, không có cỗ bàn linh đình. Khi cưới con trai, ông Trọng tổ chức trong nội bộ gia đình và mời rất ít bạn bè.”Chỉ sau đám cưới của con, anh Trọng mới gửi thiếp báo hỷ tới bạn bè. Tôi cũng là một người nhận được thiệp báo hỷ như thế,” ông Quảng nói với báo VNExpress.Giáo sư Zachary Abuza, Trường National War College, Đại học National Defense (Mỹ), đánh giá với BBC News Tiếng Việt:”Về con cái của ông Trọng thì tôi thấy đã không có lợi dụng mối quan hệ của cha của mình để làm ăn kinh doanh.”Chia sẻ, Gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
  12. 2 giờ trướcTiểu sử Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngNguyen Phu TrongChia sẻ, Tiểu sử Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
  13. 2 giờ trướcBáo chí Việt Nam phủ một màu tang tócCác trang báo tại Việt Nam đã phủ một màu xám sau bản tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời do báo Nhân Dân phát đi.Nhiều tờ báo chuyển toàn bộ giao diện website sang màu xám, trong khi có những tờ báo chuyển trang chủ và bài viết đưa tin ông Trọng qua đời sang màu xám.Hình chụp Báo Thanh NiênNGUỒN HÌNH ẢNH,HÌNH CHỤP BÁO THANH NIÊNChia sẻ, Báo chí Việt Nam phủ một màu tang tóc
  14. 2 giờ trướcĐại sứ Mỹ tại Việt Nam gửi lời chia buồnĐại sứ Marc E. Knapper và Tổng bí Thư Nguyễn Phú TrọngNGUỒN HÌNH ẢNH,ĐẠI SỨ QUÁN MỸ TẠI VIỆT NAMChụp lại hình ảnh,Đại sứ Marc E. Knapper và Tổng bí Thư Nguyễn Phú TrọngHôm 19/7, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Marc E. Knapper, đã gửi lời chia buồn với nội dung như sau:Chúng tôi vô cùng thương tiếc trước sự ra đi của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới phu nhân, bà Ngô Thị Mận, cùng gia quyến của ngài, và người dân Việt Nam trong thời điểm khó khăn này.Trước sự ra đi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, chúng ta đau buồn khi mất đi một người lãnh đạo có tầm nhìn, người đã làm cầu nối giữa Việt Nam và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, cũng như toàn thể cộng đồng quốc tế trong suốt nhiều thập kỷ.Hoa Kỳ trân trọng việc Ngài Tổng bí thư đã đưa quan hệ song phương giữa hai nước lên những tầm cao mới. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo Đảng đầu tiên của Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ, thể hiện cam kết to lớn đối với tình hữu nghị, đồng thời định hình mối quan hệ hướng tới tương lai giữa hai quốc gia. Di sản của Ngài càng được củng cố khi quan hệ song phương được nâng cấp lên Đối tác Toàn diện năm 2013 và, một thập kỷ sau đó, lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, cấp độ quan hệ ngoại giao cao nhất của Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Ngài cùng với Tổng thống Biden.Hoa Kỳ sẽ mãi mãi biết ơn sự lãnh đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Chúng tôi coi trọng quan hệ với Việt Nam và mong đợi hợp tác chặt chẽ với Chủ tịch nước Tô Lâm cùng với tất cả các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, và Quốc hội trong thời gian tới. Chủ tịch nước Tô Lâm đã luôn ủng hộ mạnh mẽ quan hệ song phương giữa hai nước. Với tư cách là Đối tác Chiến lược Toàn diện và bạn bè, chúng tôi luôn sẵn sàng ủng hộ một Việt Nam độc lập, tự chủ, thịnh vượng và có sức chống chịu.Tôn vinh di sản của Tổng bí thư, quan hệ giữa hai dân tộc chúng ta sẽ chỉ ngày càng được thắt chặt, mang lại hòa bình và thịnh vượng cho người dân Việt Nam và Hoa Kỳ. Chúng ta một lần nữa khẳng định sự tôn trọng đối với độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và hệ thống chính trị của nhau. Khi Tổng thống Biden đến Hà Nội vào tháng 9, Ngài đã trích dẫn đại thi hào Nguyễn Du: “Vinh hoa bõ lúc phong trần. Chữ tình ngày lại thêm xuân một ngày.” Trong thời khắc đau buồn này, chúng ta hãy cùng nhau ghi nhớ tình hữu nghị tốt đẹp giữa người dân hai nước và cùng nhau tiếp tục hành trình này, đoàn kết với cam kết chung hướng tới một tương lai tươi sáng hơn.Chia sẻ, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam gửi lời chia buồn
  15. 3 giờ trướcĐối ngoại: những bước ngoặt lớnTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp tại Phòng Bầu Dục vào ngày 7/7/2015, sự kiện được đánh giá mang tính bước ngoặtNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGESChụp lại hình ảnh,Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp tại Phòng Bầu Dục vào ngày 7/7/2015, sự kiện được đánh giá mang tính bước ngoặtVề mặt đối ngoại, di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại tươi sáng hơn hẳn vấn đề nội trị. Có thể nói, là người thuộc thế hệ còn có tuổi trẻ thời Chiến tranh Việt Nam, dù không ra chiến trường, không phải cựu binh, ông đủ uy tín để thiết lập các quan hệ truyền thống với Trung Quốc và Nga, nhưng cũng đã mở lối để Việt Nam tạo lập và nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược và chiến lược toàn diện với phương Tây, nhất là Hoa Kỳ.Không chỉ thuyết phục được người Mỹ công nhận tính chính danh của hệ thống chính trị do ông điều hành, ông còn được họ mời sang thăm Nhà Trắng như một nguyên thủ quốc gia, và bản thân đã đón, gặp mấy đời tổng thống Mỹ kế tiếp nhau tới Hà Nội. Các nhiệm kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể nói đã hoàn toàn khép lại quá khứ tàn khốc của cuộc chiến Mỹ-Việt và đây là một thành công rất lớn, mở đường cho tương lai.Đọc trọn bài tại đây.Đánh giá của tác giả Nguyễn Giang, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện ISEAS-Yusof Ishak Institute (Singapore). Ông từng giữ các chức vụ trưởng biên tập vùng Đông Á và BBC Tiếng Việt của BBC World Service.Chia sẻ, Đối ngoại: những bước ngoặt lớn
  16. 3 giờ trướcAi sẽ là trưởng ban lễ tang?Theo quy định, Bộ Chính trị quyết định thành lập ban lễ tang nhà nước, gồm từ 25 đến 30 thành viên đại diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch Nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương, cơ quan nơi người chết đã hoặc đang công tác, đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương hoặc nơi sinh của người chết.Trưởng ban lễ tang nhà nước là tổng bí thư hoặc chủ tịch nước.Như vậy, theo quy định, Chủ tịch nước Tô Lâm là trưởng ban lễ tang của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.Theo quy định, Chủ tịch nước Tô Lâm là trưởng ban lễ tang của Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngNGUỒN HÌNH ẢNH,VGPChụp lại hình ảnh,Theo quy định, Chủ tịch nước Tô Lâm là trưởng ban lễ tang của Tổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngChia sẻ, Ai sẽ là trưởng ban lễ tang?
  17. 3 giờ trướcQuốc tang ở Việt Nam được quy định thế nào?Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi qua đời được tổ chức lễ quốc tang:a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;b) Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;c) Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;d) Chủ tịch Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức lễ quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.Như vậy, ngoài 4 nhân vật “Tứ Trụ”, Bộ Chính trị có thể quyết định tổ chức quốc tang cho những người khác.Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người chưa từng thuộc “Tứ Trụ” nhưng được tổ chức quốc tang khi ông qua đời vào năm 2013, là do Đảng Cộng sản xét các đóng góp, công lao của ông.Trong một số trường hợp đặc biệt, Việt Nam cũng để quốc tang cho người nước ngoài, chẳng hạn lãnh tụ Bắc Hàn Kim Nhật Thành, lãnh tụ Cuba Fidel Castro.Trước Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng qua đời khi đang tại chứcNGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGESChụp lại hình ảnh,Trước Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng qua đời khi đang tại chứcChia sẻ, Quốc tang ở Việt Nam được quy định thế nào?
  18. 3 giờ trướcBáo chí trong nước đưa tin thế nào?Báo Tuổi TrẻNGUỒN HÌNH ẢNH,CHỤP MÀN HÌNHBáo chí trong nước đồng loạt đưa tin về việc ông Nguyễn Phú Trọng qua đời theo sau bản tin của báo Nhân Dân lúc 17 giờ 53 phút ngày 19/7.Tất cả thông tin đều giống nhau. Việc đưa tin này là theo quy định tại Nghị định 105/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/12/2012.Theo đó, khi chưa có thông báo chính thức của ban tổ chức lễ tang, các phương tiện thông tin đại chúng chỉ được đưa tin vắn về việc từ trần.Sau khi thành lập ban tổ chức lễ tang và việc tổ chức Lễ tang được chính thức công bố, các phương tiện thông tin đại chúng mới được đưa tin buồn, đăng bài viết giới thiệu về người từ trần.Có thể thấy, việc đưa tin lễ tang trên báo chí tại Việt Nam được kiểm soát rất chặt chẽ. Tất cả đều chờ các thông tin chính thức từ cơ quan có thẩm quyền. Các bài viết mở rộng thường theo xu hướng ca ngợi, điểm lại các dấu ấn tích cực, các câu chuyện riêng về những điều tốt đẹp của người đã khuất.Vào năm 2013, một người dẫn chương trình truyền hình tại TP HCM từng lỡ lời nói đại ý mong khán giả “có một ngày quốc tang thật nhiều niềm vui và an toàn” trong dịp lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sau đó đã bị chỉ trích rầm rộ. Đài truyền hình nơi người này công tác đã phát đi lời xin lỗi.Chia sẻ, Báo chí trong nước đưa tin thế nào?
  19. 3 giờ trướcBề dày công tác chưa từng cóNguyen Phu TrongLà ủy viên Bộ Chính trị từ năm 1997 và làm Bí thư Thành ủy Hà Nội từ cuối 2000, kinh qua các vị trí Chủ tịch Quốc hội, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và từng giữ cả chức Chủ tịch nước (2018-2021), Giáo sư Nguyễn Phú Trọng có bề dày công tác hơn mọi chính trị gia Việt Nam nhiều thập niên qua.Thế nhưng, dù ông đã từng nắm các chức vụ cao nhất, và quan trọng nhất trong bộ máy chính trị Việt Nam hơn một phần tư thế kỷ, dấu ấn lớn nhất, di sản được thế giới biết đến nhiều nhất của ông là công cuộc chống tham nhũng, còn gọi là Đốt lò.Trong tiếng Anh báo chí, cứ nói tới “blazing furnace” là người ta biết ngay là công trình của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Việt Nam.Đánh giá của tác giả Nguyễn Giang, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện ISEAS-Yusof Ishak Institute (Singapore). Ông từng giữ các chức vụ trưởng biên tập vùng Đông Á và BBC Tiếng Việt của BBC World Service.

Bài Liên Quan

Leave a Comment