Thượng đỉnh BRICS : Trung Quốc muốn thúc đẩy thế giới đa cực và mở rộng ảnh hưởng trên thế giới

Ngày 22/10/2024, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã lên đường đến Kazan tham dự thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi – BRICS, lần đầu tiên được Nga tổ chức. Mục tiêu của Bắc Kinh là cổ vũ một thế giới đa cực, mở rộng sức ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc và thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nền kinh tế mới nổi.

Đăng ngày: 22/10/2024

From left, Brazil's President Michel Temer, Russian President Vladimir Putin, Chinese President Xi Jinping, South Africa's President Jacob Zuma and Indian Prime Minister Narendra Modi pose for a grou
Ảnh tư liệu : Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (G) cùng với lãnh đạo 4 nước Brazil, Nga, Nam Phi và Ấn Độ tại thượng đỉnh BRICS ở Hạ Môn (Xiamen), tỉnh Phúc Kiến (Fujian), đông nam Trung Quốc, ngày 04/09/2017. AP – Wu Hong

Thu Hằng

Thông tín viên RFI Cléa Broadhust tường trình từ Bắc Kinh :

« Trung Quốc sử dụng nhóm BRICS để thúc đẩy cải cách các thể chế thế giới như Liên Hiệp Quốc, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (FMI) và Ngân Hàng Thế Giới, những tổ chức mà họ cho là bị các cường quốc phương Tây thống trị quá mức. Bắc Kinh coi BRICS là giải pháp thay thế hoặc là biện pháp bổ sung để tái cân bằng trật tự kinh tế và chính trị toàn cầu có lợi cho các nước đang phát triển.

Trung Quốc đang ngày càng thúc đẩy việc sử dụng đồng nội tệ thay vì đô la Mỹ trong giao dịch thương mại giữa các nước thành viên BRICS với mục tiêu về lâu dài là biến nhân dân tệ trở thành tiền tệ quốc tế.

Trung Quốc mong muốn thiết lập các mối quan hệ đối tác trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, tài chính kỹ thuật số và công nghệ xanh, phù hợp với các mục tiêu trong nước và quốc tế của Bắc Kinh. Ý tưởng này cũng nhằm làm giảm ảnh hưởng của phương Tây. Trung Quốc cũng ủng hộ nhiệt thành việc mở rộng BRICS, đón nhận nhiều nước đang phát triển khác nhằm tăng cường sức mạnh kinh tế và chính trị của nhóm.

Ví dụ Thổ Nhĩ Kỳ, nhờ có vị trí chiến lược, nền kinh tế đang phát triển và vai trò cầu nối giữa châu Âu và châu Á trong dự án Con đường tơ lụa mới nên nước này trở thành một ứng cử viên hấp dẫn. Nhưng mối quan hệ phức tạp giữa Ankara và một số thành viên khác như Ấn Độ hay Nga có thể khiến hội nhập của Thổ Nhĩ Kỳ thêm phức tạp ».

Bài Liên Quan

Leave a Comment