Vụ Việt Á: “Hoa hồng” đi đâu?

RFA
2022.04.26

\"VụXét nghiệm COVID-19 ở Việt Nam REUTERS00:00/05:53 

Không ai chịu nhận…

Cơ quan điều tra vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đỗ Đức Lưu – giám đốc CDC tỉnh Nam Định – để điều tra về những sai phạm liên quan việc mua sắm kit xét nghiệm COVID-19 từ Công ty Việt Á. Trước đó, khi vụ án kit xét nghiệm Việt Á bị khởi tố, ông Lưu từng khẳng định với truyền thông nhà nước rằng ông không nhận một đồng “hoa hồng” nào trong cả bốn hợp đồng mà CDC Nam Định ký kết với Công ty Việt Á liên quan mua kit xét nghiệm.

Tuy vậy hôm 25/4, cơ quan điều tra xác định ông Lưu có một số vi phạm liên quan đến việc địa phương mua sắm kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á. Cụ thể là lãnh đạo, cán bộ của CDC tỉnh Nam Định đã nhận “hoa hồng” 1,25 tỉ đồng từ Công ty Việt Á sau khi ký một số hợp đồng mua sắm kit xét nghiệm COVID-19 với giá cao.

Tại sao không mua của thằng giá rẻ mà lại mua của thằng giá đắt? Ít nhất là chức năng quản lý nhà nước của anh đã sử dụng đồng ngân sách nhà nước không hiệu quả, không đúng mục đích. Thứ hai, về tâm lý mà nói, nếu anh không được lợi gì trong đó tại sao anh lại chịu mua với giá cao? Chuyện này trẻ con cũng biết dù anh có nhận hay không. Chỉ có bị lộ hay chưa bị lộ mà thôi. – Bác sĩ Đinh Đức Long

Với vụ bắt tạm giam giám đốc CDC Nam Định, Bác sĩ Đinh Đức Long bình luận với RFA:

“Ông ta không phải là người đầu tiên. Giám đốc CDC Nghệ An, Bình Dương, Bình Phước cũng nói không nhận. Có ông nào nói có nhận tiền hoa hồng đâu nhưng cuối cùng vẫn bị bắt. Nhận hay không thì chỉ họ biết nhưng công an đã bắt là họ phải có chứng cứ. Một là nhận tiền, hai là vai trò quản lý nhà nước sai.

Tại sao không mua của thằng giá rẻ mà lại mua của thằng giá đắt? Ít nhất là chức năng quản lý nhà nước của anh đã sử dụng đồng ngân sách nhà nước không hiệu quả, không đúng mục đích. Thứ hai, về tâm lý mà nói, nếu anh không được lợi gì trong đó tại sao anh lại chịu mua với giá cao? Chuyện này trẻ con cũng biết dù anh có nhận hay không. Chỉ có bị lộ hay chưa bị lộ mà thôi.”

Đúng như nhận định của bác sĩ Đinh Đức Long, tại thời điểm vụ án nâng giá kit xét nghiệm COVID-19 bị khởi tố, một số giám đốc CDC như ông Lâm Văn Tuấn, Giám đốc CDC Bắc Giang hay ông Hoàng Văn Đức, Giám đốc CDC Thừa Thiên Huế cũng từng khẳng định với truyền thông “không nhận một đồng nào từ Công ty Việt Á”.

Trong khi đó, theo lời khai của ông Phan Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á với Bộ công an, doanh nghiệp này đã chi gần 800 tỷ đồng tiền \”hoa hồng\” cho các \”đối tác\” trên khắp Việt Nam để nâng giá bộ xét nghiệm lên khoảng 45%.

\"2020-04-29T000000Z_1168530826_RC2KEG945VBS_RTRMADP_3_HEALTH-CORONAVIRUS-VIETNAM-FIGHT.JPG\"
Một nhân viên của Công ty Việt Á làm việc trên kit test ở nhà máy tại Bình Dương hôm 2/3/2020. Reuters

Nói một đàng, làm một nẻo

Theo nhận định của một số người trong ngành y tế, người đầu tiên chịu trách nhiệm trong vụ mua kit test của Việt Á với giá cao ở cả 62 tỉnh thành phải là Bộ trưởng Bộ Y tế. Người thứ hai là Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, chịu trách nhiệm mảng văn hóa xã hội y tế. Ông Vũ Đức Đam có thời làm Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế, Ủy viên trung ương Đảng, quyền còn to hơn Bộ trưởng Bộ Y tế. Thực chất ông Vũ Đức Đam là người quyết định về ngành y tế vì trong cơ cấu quyền lực ở Việt Nam, Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế là người quyết định hết.

Qua câu chuyện Việt Á bị phanh phui nhiều tháng qua và vẫn còn diễn biến khó lường, nhiều người dân Việt Nam hiện chia sẻ câu nói nửa đùa nửa thật rằng: “Kính thưa các đồng chí chưa bị lộ” để “bàn” về các vị lãnh đạo ở các bộ, ngành đang trong “tầm ngắm” của cơ quan điều tra.

Góp thêm ý kiến về vụ giám đốc CDC tỉnh Nam Định mới bị bắt mà trước đó khẳng định không ăn một đồng ‘hoa hồng’ nào, blogger Nguyễn Ngọc Già nói:

“Theo tôi, cái thứ nhất là nó phản ánh chủ trương học và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh từ năm 2005. Chủ trương này đã hoàn toàn phá sản. Nó tự chứng minh đó chỉ là loại đạo đức giả mà thôi. Thứ hai, qua sự việc này nó bộc lộ bản chất người cộng sản Việt Nam là ‘nói một đàng làm một nẻo’. Thứ ba, với tư cách của một giám đốc CDC Nam Định, ông Đỗ Đức Lưu đã tự tố cáo việc nhận hoa hồng là điều bình thường chứ ông ta không coi đó là một hành vi tham nhũng. Tức là ông ta không thức được bổn phận và trách nhiệm của một đảng viên cũng như của một công bộc đối với dân.

Ông ta coi đó là việc mua bán bình thường nên mới dám dùng chữ “hoa hồng” như một sự trong sạch. Vì vậy, tham nhũng tại Việt Nam hiện nay nó đã trở thành điều bình thường. Chỉ có phát hiện hay chưa phát hiện mà thôi.”

Blogger Nguyễn Ngọc Già kết luận, mong muốn chống tham nhũng ở Việt Nam hoàn toàn bất khả thi bởi tính duy ý chí và phương pháp chống tham nhũng cũng bất khả thi khi họ muốn sử dụng thuật “đức trị” và “kỹ thị” vốn không thể tồn tại ở thể chế này từ hàng chục năm qua. 

Ông ta coi đó là việc mua bán bình thường nên mới dám dùng chữ “hoa hồng” như một sự trong sạch. Vì vậy, tham nhũng tại Việt Nam hiện nay nó đã trở thành điều bình thường. Chỉ có phát hiện hay chưa phát hiện mà thôi. – Blogger Nguyễn Ngọc Già

Đại dịch COVID-19 khiến người dân Việt Nam, nhất là người nghèo lâm cảnh khốn cùng khi hàng chục triệu lao động mất việc làm. Ngày 16 tháng 9 năm 2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi thư đến người dân thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ những mất mát về sức khỏe, tính mạng của người dân thành phố trong đại dịch COVID-19. Ông Phúc khẳng định “gia tài lớn nhất của chính quyền là niềm tin của nhân dân”, đồng thời kêu gọi tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết gắn bó keo sơn giữa chính quyền với nhân dân.  

Hai tháng sau phát biểu của ông Phúc, một khảo sát từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) có trụ sở tại Singapore cho thấy tỷ lệ người dân Việt Nam phê bình cách đối phó dịch COVID-19 của Chính phủ tăng rất cao trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến cuối tháng 10, trùng với đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư, bắt đầu từ ngày 27 tháng 4 năm 2021.

Dịch bệnh vừa bớt thì vụ Việt Á bùng lên, người dân lại phẫn nộ khi biết mình bị các vị lãnh đạo ‘móc túi một cách hợp pháp’.

Bài Liên Quan

Leave a Comment