Sử dụng vũ lực quá mức với dân, cảnh sát giao thông cũng có lỗi?

Hình ảnh một cảnh sát giao thông \”đạp\” vào mặt một người tham gia giao thông trong video đã và đang lan truyền trên mạng xã hội mấy ngày qua khiến nhiều người bức xúc. Nhiều người đặt câu hỏi hành động của viên cảnh sát giao thông trên sẽ bị xử lý ra sao và đâu là sự thật?RFA
2022.04.28

\"SửHình ảnh CSGT giao thông đạp vào mặt người dân trong clip Screenshot from video clip00:00/07:59 

Dù lỗi của ai?

Chiều 26 tháng 4 năm 2022, một đoạn clip được đăng trên mạng xã hội ghi lại cảnh một cảnh sát giao thông (CSGT) tại thành phố Hồ Chí Minh có hành động ôm, quật ngã một người đàn ông điều khiển xe máy trên đường. Viên CSGT sau đó đã dùng chân đạp vào mặt người đàn ông này.

Trong lúc dư luận đang bàn tán về hành động “bạo lực, thiếu kiểm soát” của vị CSGT kia thì một ngày sau, lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt thành phố Hồ Chí Minh (PC08) thông tin với báo chí trong nước rằng, CSGT trong clip là Đại úy Trần Xuân Chính.

Đại diện PC08 không đưa ra bình luận gì về hành động của viên đại uý này, tuy nhiên cho biết người đàn ông trong clip là người có lỗi và đã nhận lỗi, xin lỗi đại úy Chính và Tổ tuần tra, mong được thông cảm để tiếp tục di chuyển giải quyết việc gia đình.

Câu chuyện dường như được giải quyết khá “êm” sau lời biện giải của PC08, tuy nhiên với những gì được ghi lại trong clip đăng trên mạng xã hội đang khiến dư luận đặt lại vấn đề về thái độ và hành vi “sử dụng vũ lực quá mức của lực lượng hành pháp” và nên chăng vị CSGT đó cũng nên “rút kinh nghiệm” hoặc bị xử lý về hành động “không đẹp” của mình trước công chúng. Thế nhưng hầu như không thấy bất cứ tờ báo lớn, nhỏ nào trong nước đưa tin.

Sau khi công an thành phố xác minh thì họ nói rằng người công dân đã nhận là lỗi của họ và họ gửi lời xin lỗi cơ quan công an. Nhưng mà dù có lỗi đi nữa thì điều dễ nhận thấy là cái hành vi quật người dân xuống đất rồi đưa chân dợm đạp lên mặt họ là điều không thể nào chấp nhận được. Hành vi này cần phải được xử lý. – Luật sư Đặng Đình Mạnh

Một số người dân bình luận dưới bài viết được đăng trên báo Tuổi Trẻ có tựa “Xác minh clip CSGT \’động tay, động chân\’ với người dân giữa giao lộ” rằng: “Dù anh CSGT có xử lý đúng, nhưng việc dùng vũ lực đạp người vi phạm là không được và quá xấu xí hình ảnh đẹp mà người dân luôn tôn trọng các anh Công an Nhân dân” hoặc “Việc người tham gia giao thông vi phạm và cố tình vi phạm luật giao thông thì đã luật pháp có đủ các khung phạt hành chính từ lỗi nhẹ đến lỗi nặng. Còn riêng cảnh sát giao thông vi phạm lỗi đánh người tham gia giao thông thì bị xử lý theo luật như thế nào?\” hoặc “Nếu người tham gia giao thông sai phạm thì cứ phạt đúng lỗi vi phạm. Đằng này CSGT cố ý đánh người. Hành vi này không thể chấp nhận được”.

Hành vi bạo lực cần phải xử lý

Trao đổi với RFA sáng 28 tháng 4, luật sư Đặng Đình Mạnh nhận định:

“Sau khi công an thành phố xác minh thì họ nói rằng người công dân đã nhận là lỗi của họ và họ gửi lời xin lỗi cơ quan công an. Nhưng mà dù có lỗi đi nữa thì điều dễ nhận thấy là cái hành vi quật người dân xuống đất rồi đưa chân dợm đạp lên mặt họ là điều không thể nào chấp nhận được. Hành vi này cần phải được xử lý.

Bên cạnh việc người công dân có lỗi và xin lỗi thì việc xử lý người cảnh sát giao thông về hành vi bất xứng của họ như thế nào gần như được lờ đi. Công chúng không được thông tin về vấn đề này. Đó là điều rất thiếu sót trong việc xử lý.

Rõ ràng hành vi của anh công an giao thông này là hành vi thiếu kiềm chế. Đây là hành vi mang tính cách lỗi một cách hiển nhiên, không mẫu mực, không nên có với một chiến sĩ công an.”

Dư luận cho rằng, chuyện người dân phải nhận lỗi và nói lời xin lỗi mỗi khi đụng đến công an là chuyện đương nhiên nếu muốn được yên, vì trong bất cứ trường hợp nào, người dân cũng luôn luôn sai. Điều này từng nhiều lần được chứng minh. Có thể nêu một ví dụ cụ thể: Mùng Một Tết Nguyên đán vừa qua, trên các trang mạng xã hội lan truyền một video clip cho thấy một người công an mặc sắc phục ‘đôi co’ với người dân dẫn đến xung đột và kết quả là người dân bị công an bắt đi. Đến mùng Năm Tết, báo chí Nhà nước loan tin người dân đó bị khởi tố về hành vi “Chống người thi hành công vụ”.

\"photo-1-16509757902101420000877.webp\"

Kể từ khi Thông tư 67/2019 của Bộ Công an về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm an ninh trật tự có hiệu lực, người dân được quyền giám sát CSGT thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp. Cũng từ đó, nhiều hình ảnh phản cảm của CSGT trong lúc thi hành nhiệm vụ được lan truyền trên mạng xã hội. Theo nhận định của một số người thì những hình ảnh người dân quay lại và đưa lên mạng chỉ là thiểu số so với những gì diễn ra từng ngày, từng giờ ở Việt Nam.

Cựu giám đốc một tổ chức bảo vệ nhân quyền, ông Vũ Quốc Ngữ nêu quan điểm của ông với RFA về clip CSGT đạp vào mặt dân hôm 26 tháng 4:

“Sự việc được mô tả trong video clip nó chỉ là một trong rất nhiều câu chuyện về công an và cảnh sát giao thông Việt Nam tấn công người dân, dùng bạo lực với người dân. Đây là hành động vi phạm nhân phẩm, vi phạm quyền công dân của lực lượng công an Việt Nam.

Người công dân đó có vi phạm gì không thì tôi không rõ nhưng hình ảnh anh công an tấn công như đang truy đuổi một tội phạm nguy hiểm. Hành động này nguy hiểm cho cả anh cảnh sát lẫn người dân. Hành động đạp vào mặt người dân rất đang phê phán và cần phải bị trừng phạt. Tôi nghĩ, lực lượng công an nhân dân Việt Nam nếu đúng như tên gọi là phục vụ cho an ninh xã hội thì phải sa thải ngay lập tức, thậm chí truy tố người cảnh sát giao thông này về tội hành hung, tấn công người dân.

Tôi nghĩ rằng, để bảo vệ chế độ thì Đảng Cộng sản Việt Nam đã sử dụng lực lượng công an, bên cạnh đó là quân đội. Họ trao cho lực lượng công an quá nhiều quyền và không có chế tài kiểm soát dẫn đến lạm dụng quyền lực. Hơn nữa, việc trừng phạt những sĩ quan cảnh sát vi phạm trong những trường hợp tương tự trước đó không đủ tính răn đe cho nên lực lượng công an vẫn có những hành động coi thường, xúc phạm dân chúng và không tôn trọng dân quyền và nhân quyền.”

CSGT là một trong những lực lượng nghiệp vụ thuộc hệ thống tổ chức bộ máy của Cảnh sát nhân dân nói riêng và của lực lượng Công an nhân dân nói chung. Chức năng của lực lượng này theo quy định là bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật giao thông, các hoạt động phạm tội và vi phạm pháp luật khác trên các tuyến và địa bàn giao thông công cộng theo qui định của pháp luật, ngăn ngừa làm giảm tai nạn giao thông, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Tôi nghĩ, lực lượng công an nhân dân Việt Nam nếu đúng như tên gọi là phục vụ cho an ninh xã hội thì phải sa thải ngay lập tức, thậm chí truy tố người cảnh sát giao thông này về tội hành hung, tấn công người dân. – ông Vũ Quốc Ngữ

Tuy nhiệm vụ chính là bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhưng theo Thông tư 65 của Bộ Công an có hiệu lực từ ngày 5 tháng 8 năm 2020, lực lượng CSGT được trang bị thêm một số vũ khí, công cụ hỗ trợ như: Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn hơi cay, dùi cui điện, áo giáp và còng số 8.

Dù Thông tư 65 cụ thể hóa quy định về trang bị vũ khí cho lực lượng CSGT phù hợp với Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, nhưng quy định này vẫn vấp phải một số ý kiến trái chiều. Có lẽ, điều mà nhiều người dân lo ngại chính là việc lạm dụng sử dụng vũ khí trong quá trình tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm của lực lượng CSGT.

Phải chăng, một khi CSGT có thêm nhiều vũ khí thì người dân càng sợ xảy ra những hành động thiếu kiểm soát của CSGT, luôn chấp nhận thua thiệt dẫn đến CSGT ngày càng lộng hành?

Bài Liên Quan

Leave a Comment