Tại Nhật, Tổng thống Joe Biden đã công bố Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF) với 12 đối tác, bao gồm Việt Nam.
IPEF được hình thành nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và khu vực trọng điểm này nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ và tăng kết nối kinh tế toàn cầu trong những thập kỷ tới.
Bắc Kinh xem xét việc hành thành mạng lưới nêu trên với nhiều sự nghi ngờ.
Theo Nhà Trắng, các quốc gia – Úc, Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam cũng như Mỹ – chiếm 40% GDP của thế giới.
Tuyên bố chung của các nước cho biết hiệp ước này sẽ giúp họ “chuẩn bị cho nền kinh tế của chúng ta cho tương lai” sau những gián đoạn do đại dịch COVID-19 và cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine gây ra.
Thông báo được đưa ra tại Tokyo, điểm dừng chân thứ hai trong chuyến công du đầu tiên của Biden tới châu Á với tư cách là tổng thống Hoa Kỳ.
Cũng trong ngày 23/5, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cam kết “tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Châu Á – Thái Bình Dương”.
“Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng mở cửa cấp cao, thúc đẩy xây dựng Sáng kiến Vành đai và Con đường và tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết giữa các khu vực châu Á – Thái Bình Dương và bảo vệ an ninh và ổn định của chuỗi cung ứng khu vực”, ông Vương nói.
Không đề cập đến IPEF, ông Vương nói thêm rằng Trung Quốc cam kết tham gia một số hiệp định thương mại khu vực, bao gồm Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định CPTPP và Hiệp định Đối tác Kinh tế Kỹ thuật số.