Một người Việt thắng kiện xin tỵ nạn tại tòa Scotland nhờ \’ảnh biểu tình\’ trước ĐSQ VN

51 phút trước

\"Empty
Chụp lại hình ảnh,Tòa án Scotland

Một người Việt Nam vừa thắng kiện tại tòa Phúc thẩm Scotland nhờ \’bằng chứng đi biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam tại Anh\’.

Nguyên đơn, chỉ có tên viết tắt là HHP, là một \”nạn nhân của tệ nạn buôn người\” và xin tỵ nạn vào tháng 9/2018.

Bằng chứng người này nêu ra với tòa cấp sơ thẩm ở Scotland, là \”anh ta đi biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam ở London vào tháng 4/2017, sau khi tham gia hoạt động tương tự trước một nhà thờ ở Edinburgh vào tháng 3 năm đó\”.

Nhưng tòa cấp sơ thẩm (ở Scotland gọi là First-tier Tribunal) đã cho rằng chính quyền Việt Nam \”không thể ý thức được (aware) về hoạt động chính trị của nguyên đơn ở Anh Quốc\”, và vì thế, đồng ý với quyết định của Bộ Nội vụ bác đơn xin tỵ nạn của anh ta.

Nay, sau nhiều tháng tiếp tục kiện, vụ việc được đưa lên Tòa Phúc thẩm Scotland (The Outer House of the Court of Session), và phán quyết của Thẩm phán Lord Ericht đã lật ngược lại bản án trước.

Bài của Mitchell Skilling đăng trên một chuyên trang pháp lý ở Scotland (18/07/2022), mô tả kỹ sự việc liên quan đến công dân Việt Nam xin tỵ nạn chính trị ở Vương quốc Anh.

Từ tiệm nail đến tòa, rồi khai ra cuộc biểu tình

Bài báo cũng nói HHP bị bắt sau khi cảnh sát Anh khám xét một tiệm làm móng tay (nail bar) ngày 18/10/2016 và có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam.

\"Nhiều
Chụp lại hình ảnh,Nhiều người Việt nhập cư lậu đã tìm đến làm nghề móng tay ở Anh

Tháng 9/2018, Bộ Nội vụ Anh cho rằng người này là \”nạn nhân của hoạt động buôn người vào Anh\”, nhưng đương sự nói anh ta \”gặp rủi ro nếu bị đưa về Việt Nam, vì các hoạt động chính trị tại Anh\”, xảy ra trước đó.

Tranh cãi về pháp lý nổ ra quanh việc đương sự có cung cấp hình chụp bản thân tham gia biểu tình có nội dung chính trị trước ĐSQ Việt Nam ở Victoria Road, London năm 2017.

Theo Bộ Nội vụ và tòa sơ thẩm thì hình anh ta \”không rõ\” nên không thể nói sẽ bị nhà chức trách Việt Nam trừng phạt khi về nước.

Nay, theo Lord Ericht ông không có ý kiến gì về việc hình ảnh trên mạng (online-image) của người này \”biểu tình trước ĐSQ Việt Nam\”, nhưng cho rằng tòa sơ thẩm bác bỏ đơn của đương sự là không đúng.

\”The First-tier Tribunal đã không giải thích vì sao việc đi biểu tình trước ĐSQ VN lại không phải là bằng chứng đáng tin cậy rằng Chính quyền Việt Nam không nhận biết được sự hiện diện của anh ta tại đó.\”

Chỉ riêng việc tòa cấp dưới chấp nhận rằng HHP \”đã có tham gia biểu tình\” là đủ để đơn của đương sự phải được xem xét đầy đủ, theo Lord Ericht.

Theo một quan điểm khá phổ biến tại Anh Quốc, trong cả giới luật sư, vận động nhân quyền và báo chí thì vì Việt Nam không có chế độ dân chủ đa đảng nên mọi hoạt động thách thức lại chính thể, đều \”gặp rủi ro tù đày, hành hạ\”.

Ngược lại, theo một số phiên dịch tiếng Việt thường dịch ở tòa án cho các vụ xin tỵ nạn nói với BBC News Tiếng Việt, thì có thể xảy ra việc một số công dân Việt Nam biểu tình ở Anh chỉ để \”làm hồ sơ tỵ nạn\”.

Tuy thế, không ai biết rõ việc biểu tình vì động cơ tạo bằng chứng tỵ nạn, và biểu tình vì tình cảm thực, phản đối chính quyền Việt Nam, giống và khác nhau đến đâu.

Cùng lúc, một số trang mạng của người Việt ở hải ngoại thường xuyên đăng tải các hoạt động này và nói đây là các cuộc biểu tình vì nhân quyền, theo đài Á châu Tự do.

Điều những người chỉ trích nêu ra là dù có hàng trăm người biểu tình mỗi lần, nhưng sau khi nhận được quyền tỵ nạn tại Anh thì họ không hoạt động gì nữa, hoặc hoạt động ở đâu không ai biết.

Báo chí Anh Quốc những năm qua chưa hề ghi nhận hàng trăm, hàng nghìn \”nhà hoạt động dân chủ nhân quyền người Việt\” nhóm họp đều đặn ở quốc gia này.

Tại Anh cũng có các cuộc biểu tình của chủ tiệm nail, phản đối điều mà họ cho là \”quy chụp\” rằng hoạt động của họ có liên quan đến nạn buôn người và \”nô lệ hiện đại\”.

Bài Liên Quan

Leave a Comment