Tổng thống Biden nói rủi ro hạt nhân lên cao nhất kể từ khủng hoảng 1962

Nathan Williams

BBC News

\"Biden\"/
Chụp lại hình ảnh,Tổng thống Biden nói rằng nhà lãnh đạo Nga không \”nói đùa\” khi ông ta nói về việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược, sinh học và hóa học

Nguy cơ \”cuộc quyết chiến\” hạt nhân đang ở mức cao nhất kể từ cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden lo ngại.

Ông Biden cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin \”không nói đùa\” khi Putin nói về việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật sau những thất bại ở Ukraine.

Trước đây, Mỹ và EU cho rằng việc đe dọa sử dụng hạt nhân của ông Putin cần được xem xét một cách nghiêm túc.

Tuy nhiên, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan tuần trước cho biết, bất chấp những gợi ý về hạt nhân của Moscow, Mỹ chưa thấy dấu hiệu nào cho thấy Nga sắp chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân.

Ukraine đang giành lại lãnh thổ bị Nga chiếm đóng, bao gồm ở 4 khu vực mà Nga tuyên bố sáp nhập bất hợp pháp gần đây.

Tổng thống Biden cho rằng lý do nhà lãnh đạo Nga \”không nói đùa\” khi ông ta nói về việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược, sinh học hoặc hóa học – \”bởi vì quân đội của ông ta, như bạn có thể nói, đang thể hiện sự kém cỏi nhất định\”.

\”Lần đầu tiên kể từ cuộc Khủng hoảng Tên lửa Cuba, chúng ta có mối đe dọa trực tiếp từ việc sử dụng vũ khí hạt nhân, nếu trên thực tế mọi thứ vẫn tiếp diễn theo những gì đang xảy ra\”, ông Biden nói với các thành viên Đảng Dân chủ.

Khủng hoảng Tên lửa Cuba là gì?

  • Sự kiện kéo dài 13 ngày vào tháng 10/1962 đã khiến hai siêu cường chính – Liên Xô và Mỹ – vào một cuộc xung đột và điều đó trở thành đồng nghĩa với mối đe dọa hủy diệt hạt nhân.
  • Nó bắt đầu khi nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev phá vỡ cam kết và lắp đặt vũ khí hạt nhân ở Cuba – đặt Washington DC và thành phố New York trong tầm bắn – thử thách tân Tổng thống Mỹ John F Kennedy.
  • Ông Kennedy đã cân nhắc một cuộc tấn công quy mô toàn diện vào Cuba, nhưng quyết định phong tỏa hải quân, và đằng sau đó là buộc Liên Xô phải tháo dỡ tên lửa và đưa chúng trở lại Nga.

Trong bài phát biểu thứ Sáu tuần trước, Tổng thống Putin nói rằng Mỹ đã tạo ra \”tiền lệ\” bằng việc sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Nhật Bản vào cuối Thế chiến thứ hai – một nhận xét được các chính phủ phương Tây chú ý.

Ông Putin cũng đe dọa sử dụng mọi phương tiện theo ý mình để bảo vệ lãnh thổ Nga.

Hàng trăm nghìn đàn ông đã chạy trốn khỏi Nga thay vì chờ đợi bị gọi đi nhập ngũ chiến đấu ở Ukraine.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trước đây đã bác bỏ các mối đe dọa hạt nhân của Moscow như một \”câu chuyện thường xuyên của các quan chức và nhà tuyên truyền Nga\”.

Paul Stronski, thuộc Tổ chức Carnegie Endowment for International Peace, nói với BBC rằng \”luận điệu gây bất ổn\” của Nga là nhằm răn đe phương Tây.

Cũng có một số phản ứng chống lại các các đe dọa hạt nhân của Moscow ở ngay trong nước Nga.

Một bài xã luận trên tờ báo Nezavisimaya Gazeta chính thống của nước này đã chỉ trích nặng nề \”các quan chức cấp cao của Nga\” vì \”nói về nút hạt nhân\”.

\”Cho phép, trong suy nghĩ và lời nói, khả năng xảy ra xung đột hạt nhân là một bước chắc chắn để cho phép nó trên thực tế.\”

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga hôm thứ Năm (6/9) nói với các phóng viên rằng Moscow không thay đổi quan điểm rằng chiến tranh hạt nhân \”không bao giờ được tiến hành\”.

\"map\"/

Bài Liên Quan

Leave a Comment