23 tháng 11 2022
Khi Vladimir Putin tắt đường ống dẫn khí đốt sang châu Âu, thì Đức là nước lo sợ hơn cả về một mùa đông mất điện. Các bộ trưởng chật vật tìm nguồn thay thế, đau đớn nhận ra là sự phụ thuộc nặng nề vào nguồn khí đốt Nga sẽ khiến quốc gia công nghiệp này bị ảnh hưởng nặng nề.
Theo sau đó vài tháng, khi ánh đèn rực sáng ở các khu chợ Giáng sinh, có một cảm nhận về sự lạc quan không chắc chắn trong bầu không khí tươi vui của Glühwein. Chiến lược tập trung vội vã của Đức để xoay sở mà không có nguồn khí đốt từ Nga, dường như hiện nay đang có tác dụng.
Không chỉ các kho chứa khí đốt đầy ắp, kết quả đạt được một phần từ chiến dịch mua dồn dập và đắt giá trên các thị trường thế giới.
Nhưng, tại khu vực duyên hải Biển Bắc đầy gió của Đức, thì các kỹ sư vừa mới xây dựng xong một tòa nhà – trong thời gian kỷ lục – một trạm đầu mối khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu đầu tiên của quốc gia này.
LNG là khí tự nhiên, được làm nguội thành chất lỏng để giảm thể tích và giúp việc vận chuyển dễ dàng. Khí này sau đó được chuyển thành khí đốt khi được vận chuyển đến nơi.
Đức được biết đến có nền hành chính cồng kềnh và một dạng dự án như thế này thông thường sẽ mất đến hàng năm, nhưng giới chức đã cắt bỏ nạn quan liêu để giúp thời gian hoàn tất chưa đến 200 ngày.
Phần quan trọng nhất của trạm đầu mối này – là một \”kho nổi và một đơn vị chuyển đổi sang khí đốt\’ (FSRU) – vẫn chưa được kết nối. FSRU, về căn bản là một con tàu chuyên dụng, nơi khí LNG được chuyển ngược lại khí đốt, được cho thuê với giá 200.000 euro một ngày.
Thế nhưng trong vài tuần, những con tàu từ các nước như Mỹ, Na Uy và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có thể giao hàng hóa tại cảng Wilhelmshaven.
Đơn vị vận hành cảng, Uniper, hiện nay hầu như được chính phủ Đức kiểm soát hoàn toàn, không công khai về các đơn vị cung cấp nhưng cho biết các hợp đồng đã có sẵn.
Và theo kế hoạch sẽ có thêm năm cảng khí đốt tự nhiên hóa lỏng khác. Hầu hết trong số đó có thể được hoàn tất vào năm sau.
Ngành công nghiệp của Đức phụ thuộc vào nguồn khí đốt này.
\”Nếu chúng tôi không có khí đốt, thì chúng tôi phải tắt lò,\” Ernst Buchow cho biết khi chúng tôi ở tại một nhà máy sản xuất gạch của ông, cách Wilhelmshaven 30 phút lái xe.
Gạch mà ông sản xuất phải được đốt trong một chiếc lò khổng lồ ở nhiệt độ lên đến 1.200 độ C. Ông hy vọng, một ngày nào đó, sẽ chuyển sang nguồn khí hydro xanh nhưng cho biết điều này sẽ mất thời gian. Hiện nay, ông hoàn toàn dựa vào một nguồn cung cấp khí đốt ổn định.
\”Không chỉ là lỗi từ giới chính trị gia. Ngành công nghiệp cần các hợp đồng khí đốt của Nga.\”
Chỉ cách đây một năm, những hợp đồng này mang lại cho Đức 60% lượng khí đốt, hầu hết qua các đường ống dẫn thuộc dự án Nordstream từ Nga. Chính phủ hiện nay vẫn còn mong đợi, mặc dù dưới dạng thức phản đối chính trị công khai đáng kể, việc mở dự án đường ống dẫn Nordstream 2, vì có thể giúp lượng khí đốt từ Nga sang châu Âu và Đức tăng gấp đôi.
Hôm nay, dựa theo cơ quan mạng lưới năng lượng liên bang, Đức đang xoay sở mà không có nguồn khí đốt từ Nga. Nhưng để tránh việc thiếu hụt qua mùa đông, thì các chuyên gia cho rằng các trạm đầu mối khí đốt thiên nhiên hóa lỏng phải được kết nối vào đầu năm sau và lượng tiêu thụ khí đốt phải được giảm 20%.
Chỉ đạt đến mức này đã có thể xem là một thành tựu quốc gia to lớn. Nhưng phải có trả giá.
Một sức ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế Đức, điều Đức muốn thì thường có được. Mong muốn mới được phát hiện về khí đốt thiên nhiên hóa lỏng đang khiến nhu cầu toàn cầu gia tăng.
Và điều này đặt những quốc gia nghèo khó hơn như Bangladesh và Pakistan ở một vị thế dễ bị tổn thương.
\”Có một số nước – nổi bật là những nền kinh tế đang phát triển – không thể chi trả vì giá quá cao và có thể không tiếp cận được nguồn khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) mà họ cần,\” Giáo sư Andreas Goldthau từ Viện chính sách công Willy Brandt cho biết.
Họ \”có ít khả năng mua hơn là những quốc gia châu Âu và đặc biệt như là Đức.\” Điều này, ông cảnh báo, có thể khiến họ dễ bị cắt nguồn cung và có thể gia tăng sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch \”bẩn hơn\” như than đá.
Và tham vọng của Đức là gì cho một tương lai xanh hơn? Khí thiên nhiên hóa lỏng, hay sau tất cả là nhiên liệu hóa thạch. Mọi người liên quan đến dự án Wilhelmshaven nhanh chóng khẳng định rằng LNG là một nhiên liệu \”mang tính chuyển đổi\”.
Uniper đã hứa hẹn xây dựng một cơ sở hạ tầng để giải quyết khí hydro xanh bên cạnh trạm đầu mối LNG. Điều này đã tăng cường thêm các kế hoạch đầy tham vọng tại tòa thị chính Wilhelmshaven.
Thị trưởng Carsten Feist nói trạm đầu mối LNG sẽ không mang lại nhiều việc làm vốn rất được cần đối với thị trấn này. Nhưng kế hoạch của ông cho một đầu mối năng lượng xanh sẽ thực hiện.
\”Có quá nhiều sự chuyển đổi năng lượng mà chúng ta cần đạt được để hành tinh này có một bầu khí hậu có thể sinh sống được trong 50 hay 100 năm, rất nhiều điều cần thiết tại Đức sẽ xảy ra tại và trên khắp Wilhelmshaven.\”
Có lẽ chi phí ấn tượng nhất là chi phí căn bản.
Sáu cảng LNG này đã khiến chính phủ Đức tiêu tốn hơn sáu tỷ euro. Theo cách chấp nhận của chính họ, thì con số này hơn gấp đôi mức ngân sách mà các bộ trưởng đã đồng thuận lúc ban đầu và có thể tăng thêm nữa vào năm sau.
Quốc gia này đã học được quá trễ về giá trị của một nguồn cung năng lượng mang tính đảm bảo. Và giờ đang phải trả giá.