Vì sao Elon Musk không so được với Steve Jobs?

January 7, 2023

\"\"
Elon Musk (phải) và Steve Jobs

Sau khi Jobs qua đời, truyền thông cần một CEO trung niên, có khả năng “tiên tri” công nghệ. Musk được xem là lựa chọn phù hợp, cho đến khi hình tượng bị phá vỡ.

Từng được so sánh với Steve Jobs, tuy nhiên Elon Musk dần đánh mất hình tượng với phong cách lãnh đạo thất thường.

Apple không tạo ra smartphone, Tesla cũng không phát minh xe điện. Tuy nhiên, 2 công ty đã trở thành cái tên chủ chốt trong thị trường mà họ kinh doanh.

Những năm gần đây, các chuyên gia tại Phố Wall như Gene Munster của Loup Ventures và Morgan Stanley ví Tesla như “Apple của ngành xe hơi”. Một số nhà phân tích thậm chí thắc mắc liệu vốn hóa Tesla có vượt mặt Apple vào 2030 hay không.

Tuy nhiên, hành động của CEO Elon Musk sau khi thâu tóm mạng xã hội Twitter khiến các nhà đầu tư Tesla lo lắng. Năm 2022, cổ phiếu hãng xe điện này giảm đến 65%. Sự so sánh giữa Tesla với Apple dần không còn ý nghĩa.

\"Elon

Tesla và Apple đều có lợi thế đi trước đối thủ. Tuy nhiên, phong cách lãnh đạo của Elon Musk và Steve Jobs hoàn toàn khác nhau. Trong khi Jobs dẫn dắt Apple một cách ổn định và đồng bộ, CEO Tesla cho thấy sự thất thường.

Theo Business Insider, phong cách lãnh đạo của Musk tạo ra rủi ro với hoạt động kinh doanh của Tesla, thể hiện sự bất ổn trong việc duy trì tính cạnh tranh lâu dài trên thị trường.

Roadster là mẫu xe đầu tiên của Tesla. Được ra mắt năm 2008, đây cũng là một trong những xe điện đầu tiên trên thị trường. Model này trải qua hàng loạt vấn đề trong khâu sản xuất, thậm chí khiến Tesla gặp khó khăn tài chính.

Nổi lên nhờ Model Y và Model 3, Tesla chiếm 80% thị phần xe điện tại Mỹ trong năm 2020. Tuy nhiên, con số trên giảm theo từng năm.

Vào 2021, thị phần xe điện của công ty là 71%, đến năm 2022 giảm còn 64%. Khi đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều, S&P Global Mobility dự đoán thị phần của Tesla trong năm 2025 chỉ là 20%.

Thị phần thu hẹp không phải thảm họa. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư đổ xô mua cổ phiếu công ty với niềm tin Tesla sẽ độc chiếm thị phần xe điện, tương tự cách Apple giữ vị thế dẫn đầu tại Mỹ dù có nhiều đối thủ gia nhập thị trường smartphone.

Dù vậy, không ai chắc chắn Tesla có làm được điều tương tự hay không. Quan trọng nhất, ngành công nghiệp xe hơi(không tính xe điện) khá phân mảnh khi Toyota, hãng xe hơi lớn nhất thế giới chỉ chiếm 10,5% thị phần vào năm 2021, không bằng con số 55% thị trường smartphone mà Apple nắm giữ tại Mỹ.

Nhà kinh tế học Paul Krugman cho rằng một phần lý do giúp iPhone đứng vững đến từ “hiệu ứng mạng”. “Mọi người sử dụng sản phẩm của họ bởi những người khác cũng vậy”, Krugman cho biết.

Trong bài viết khác, nhà kinh tế học Noah Smith nêu ví dụ về hiệu ứng mạng của Apple: lập trình viên tạo ra ứng dụng cho iOS bởi nền tảng này có lượng người dùng lớn, khách hàng mua iPhone do hệ sinh thái ứng dụng đa dạng.

Sau khi Jobs qua đời, truyền thông cần một CEO trung niên, có khả năng “tiên tri” công nghệ. Musk được xem là lựa chọn phù hợp, cho đến khi hình tượng bị phá vỡ.

Trong bối cảnh iPhone chịu sức ép cạnh tranh từ đối thủ, Jobs tìm mọi cách bảo vệ danh tiếng và sức hút của thiết bị. Ngược lại, thay vì lèo lái Tesla, Musk sa vào tranh cãi tại Twitter. Nhiều nhà phân tích cho rằng “nỗi ám ảnh” của Musk với Twitter đang ảnh hưởng tiêu cực đến Tesla.

Số liệu cho thấy Tesla không thể đạt mục tiêu sản xuất trong năm 2022, buộc giảm giá một số model để tăng doanh số. Cùng lúc đó, những đối thủ liên tục ra mắt xe điện với giá tốt, được giới chuyên môn khen ngợi.

Không phải iPhone, nhưng có thể lấy BlackBerry để so sánh với Tesla: mạnh dạn đổi mới để thâm nhập thị trường, thu hút lượng lớn khách hàng nhưng vẫn bị đối thủ chiếm mất thị phần.

Bài Liên Quan

Leave a Comment